TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Doanh nghiệp FDI ngập ngừng đánh tiếng: VN không thể chạy theo mãi!

    (Tin kinh te)

    Không phải thời điểm nào Việt Nam cũng trải chiếu hoa mời nhà đầu tư đến bằng mọi giá.

    PGS.TS Lê Cao Đoàn, Viện Kinh tế Việt Nam đã đưa ra quan điểm của mình trước việc một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến Việt Nam nhưng rồi lại tính chuyện tương lai không rõ ràng.

    Mặc cả - thao tác đơn giản trong buôn bán

    PV: -Thưa ông gần đây một số DN FDI trong lĩnh vực sản xuất ô tô thường ‘đánh tiếng’ cân nhắc hoặc không nói rõ về tương lai của họ tại Việt Nam. Đặc biệt Toyota từng đưa ra thông tin như vậy sau khi kiến nghị với Chính phủ Việt Nam để được ưu đãi thuế lên tới hàng nghìn tỉ. Theo ông cần phải hiểu như thế nào về sự ‘đánh tiếng’ này?

    PGS.TS Lê Cao Đoàn: - Có thể thấy đây là những thao tác đơn giản trong buôn bán kinh doanh. Chỉ có điều với các doanh nghiệp đi đầu tư điều này nó lớn hơn nhưng xét đến cùng thì vẫn là chuyện tính toán thiệt hơn.

    Câu chuyện hiện nay TPP đã đi đến những kết luận khá rõ khi những rào cản thuế quan trở về mức 0% thì nhiều doanh nghiệp (trong đó có ô tô) sẽ phải tính đường lợi cho mình.

    Ở đây các chuyên gia kinh tế về kỹ thuật phải tính ra được sự lợi hại về tài chính. Nền kinh tế nên cân nhắc có một người bạn lớn quan trọng hơn là thiệt hại lợi ích chuyện này chuyện khác.

    cac doanh nghiep di dau tu deu tinh co loi nhat cho minh va 'mac ca' la cau chuyen de thay

    Các doanh nghiệp đi đầu tư đều tính có lợi nhất cho mình và 'mặc cả' là câu chuyện dễ thấy

    PV: - Lần trước cũng từ sự đánh tiếng của Toyota, giới chuyên môn đã chỉ thẳng đây chỉ là sự dọa dẫm. Ông có đồng tình với ý kiến trên không? DN cũng thể hiện sự cân nhắc giữa việc tiếp tục đầu tư ở Việt Nam hoặc chuyển sang Thái Lan. Theo đánh giá của ông, vào thời điểm này việc đầu tư ở VN so với Thái Lan và Trung Quốc có lợi thế hơn không? Xin ông phân tích rõ hơn ưu thế này?

    PGS.TS Lê Cao Đoàn: - Thực tế các DN FDI thừa hiểu được ở đâu sẽ có lợi cho họ nhất.

    Có thể thấy ở Việt Nam - đất nước 100 triệu dân đang trỗi dậy nên nhiều nước muốn đặt điểm đầu tư ở đây.

    Trong khi đó ở Thái Lan hệ thống chính trị bất ổn như thế. Nhật Bản chắc chắn có tính toàn không phải chỉ trở thành một nhà kinh doanh giỏi mà còn muốn tham gia vào 'bàn cờ' chung của thế giới về nhiều mặt thì họ sẽ tính toán kỹ.

    Còn Trung Quốc cũng có nhiều điểm mà không phải nhà đầu tư nào - nhất là Nhật Bản cũng cảm thấy thoải mái nữa.

    Hiện nay vấn đề chính trị, thiên tai ở Trung Quốc đang là mối lo của các nhà đầu tư. Thậm chí phía Nhật Bản cũng đã từng hé lộ rằng: người Nhật rất quan ngại về "tình hình an ninh trật tự, các vụ việc liên quan đến con nghiện, cướp giật".

    Và Việt Nam xếp thứ 4 trong danh sách các thị trường bán hàng được doanh nghiệp Nhật chú trọng nhất, sau Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan.

    Điều này cho thấy ở Việt Nam là nơi an ninh, dễ sống, thuận lợi đầu tư nên sẽ là điểm thuận lợi để các nhà đầu tư cân nhắc.

    (Theo báo Đất Việt)

    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn