TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Việt Nam vẫn là quốc gia nhận được sự tin cậy của các nhà đầu tư Nhật Bản

    Việc Nhật Bản gia tăng sự đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh trên các lĩnh vực đòi hỏi tay nghề và trình độ cao như cơ khí, chế tạo, điện tử…

    viet nam van la quoc gia nhan duoc su tin cay cua cac nha dau tu nhat ban

    Việt Nam vẫn là quốc gia nhận được sự tin cậy của các nhà đầu tư Nhật Bản

    Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm nay, tốc độ xuất khẩu của các doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam suy giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, giảm 8,59%, chỉ với 4,3 tỷ USD.

    Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu nhóm hàng công nghiệp như máy móc thiết bị, máy vi tính sản phẩm điện tử, sắt thép, linh kiện phụ tùng ô tô…. trong đó nổi bật lên là hàng máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác, mặt hàng này chiếm 28,8% tổng kim ngạch, với 1,2 tỷ USD, nhưng so với cùng kỳ 2015 giảm 27%. Đứng thứ hai về kim ngạch là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tuy kim ngạch chỉ đạt 768,9 triệu USD, nhưng tăng 5,37%, kế đến là sắt thép, giảm 6,46%, tương ứng với 380,7 triệu USD…

    Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam phần lớn các mặt hàng đều với tốc độ tăng trưởng dương, số mặt hàng này chiếm 58,9%, trong đó xuất khẩu hàng sữa và sản phẩm tăng mạnh vượt trội, tăng 178,57%, tuy kim ngạch chỉ đạt trên 4 triệu USD, ngoài ra tốc độ xuất khẩu một số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng khả như: thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 126,08%, dược phẩm tăng 62,02% và chất thơm mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh tăng 51,87%. Ngược lại,  xuất khẩu các mặt hàng với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 41%, trong đó xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện giảm mạnh nhất, giảm 58,7%, mặc dù kim ngạch đạt tới 12 triệu USD.

    Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản 4 tháng 2016

    ĐVT: USD

    Mặt hàng

    4 tháng 2016

    4 tháng 2015

    So sánh +/- (%)

    Tổng cộng

    4.373.930.508

    4.784.701.518

    -8,59

    máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

    1.260.282.942

    1.726.328.992

    -27,00

    máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

    768.960.604

    729.766.159

    5,37

    sắt thép các loại

    380.710.046

    406.999.415

    -6,46

    linh kiện, phụ tùng ô tô

    221.959.120

    197.650.274

    12,30

    sản phẩm từ chất dẻo

    191.937.981

    195.926.659

    -2,04

    vải các loại

    176.406.898

    165.104.382

    6,85

    phế liệu sắt thép

    142.236.857

    105.401.777

    34,95

    sản phẩm từ sắt thép

    132.241.380

    183.315.185

    -27,86

    ô tô nguyên chiếc các loại

    105.076.790

    89.281.732

    17,69

    hóa chất

    95.493.112

    83.663.429

    14,14

    chất dẻo nguyên liệu

    93.931.997

    91.089.800

    3,12

    sản phẩm hóa chất

    86.584.440

    78.975.387

    9,63

    kim loại thường khác

    72.544.802

    80.850.849

    -10,27

    nguyên phụ liệu dệt, may, da giày

    59.769.677

    64.572.996

    -7,44

    phương tiện vận tải khác và phụ tùng

    51.061.712

    39.043.842

    30,78

    giấy các loại

    41.609.695

    35.566.187

    16,99

    sản phẩm từ cao su

    36.329.514

    33.534.094

    8,34

    dây điện và dây cáp điện

    33.262.570

    32.361.857

    2,78

    Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

    31.526.233

    35.944.222

    -12,29

    cao su

    29.339.697

    33.784.501

    -13,16

    sản phẩm từ kim loại thường khác

    26.819.927

    25.171.081

    6,55

    Hàng thuỷ sản

    19.702.544

    22.051.966

    -10,65

    xơ, sợi dệt các loại

    15.368.837

    13.419.433

    14,53

    thuốc trừ sâu và nguyên liệu

    13.690.215

    13.738.620

    -0,35

    máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

    13.674.801

    15.201.984

    -10,05

    sản phẩm từ giấy

    13.204.408

    11.985.618

    10,17

    điện thoại các loại và linh kiện

    12.004.355

    29.068.963

    -58,70

    phân bón các loại

    11.721.636

    13.060.222

    -10,25

    Sản phẩm khác từ dầu mỏ

    11.241.903

    9.620.127

    16,86

    Dược phẩm

    10.306.881

    6.361.636

    62,02

    Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

    8.487.027

    5.588.333

    51,87

    nguyên phụ liệu thuốc lá

    8.484.552

    9.970.725

    -14,91

    đá quý kim l oại và sản phẩm

    8.342.371

    11.102.352

    -24,86

    chế phẩm thực phẩm khác

    4.699.308

    3.697.716

    27,09

    hàng điện gia dụng và linh kiện

    4.129.553

    3.909.044

    5,64

    sữa và sản phẩm

    4.027.513

    1.445.769

    178,57

    gỗ và sản phẩm gỗ

    2.104.675

    1.600.715

    31,48

    quặng và khoáng sản khác

    1.952.948

    3.362.098

    -41,91

    thức ăn gia súc và nguyên liệu

    1.703.274

    753.406

    126,08

    Theo nguồn tin từ Baodautu.vn, được biết, cuộc thăm dò do Viện nghiên cứu Mizuho thực hiện mới đây với 1.100 công ty Nhật Bản có vốn trên 10 triệu yên cho thấy, 43,8% số công ty cho rằng, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là khu vực được dành ưu tiên đầu tư trong tương lai. So với cuộc thăm dò tiến hành vào năm 2015, tỷ lệ chọn ASEAN tăng 2,3% và ASEAN đứng đầu bảng trong 4 năm liên tiếp.

    Đặc biệt, mối quan tâm đến Việt Nam được thể hiện rất rõ. Trả lời câu hỏi về kế hoạch tập trung kinh doanh ở nước nào trong ASEAN, có tới 53,5% số công ty được hỏi chọn Việt Nam, tăng 4,9% so với năm ngoái, thể hiện mức tăng rõ rệt về độ quan tâm đối với Việt Nam. Trong khi đó, 59,7% số công ty chọn Thái Lan, giảm 2,2% so với năm ngoái.

    Liên quan kế hoạch mở rộng đầu tư trong 12 quốc gia ký kết TPP, có 12,8% số công ty được hỏi chọn Việt Nam; 10,7% chọn Nhật Bản và 4,9% chọn Mỹ.

    Một cuộc khảo sát khác do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện đầu năm 2016 cũng cho thấy, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam và tiếp tục coi đây là địa điểm đầu tư quan trọng. Trong đó, 85% doanh nghiệp cho biết, lý do chính để mở rộng kinh doanh là “tăng doanh thu”. Trong ngành công nghiệp phi chế tạo, 65% số nhà đầu tư cho biết, lý do chính là “khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao”.

    Mặt khác, lợi thế về môi trường đầu tư cũng là một trong những nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản. Việt Nam vẫn duy trì được vị trí thứ 3 (57,7%) trong số 15 quốc gia được cho là “có chi phí nhân công rẻ”. Ngoài ra, tình hình chính trị, xã hội ổn định, quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng cũng được đa số doanh nghiệp Nhật Bản đồng tình.

    Khảo sát của JETRO cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng rất lớn vào việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), với việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, dỡ bỏ thuế nhập khẩu, thống nhất trong việc vận dụng quy tắc xuất xứ.

    Cuộc khảo sát của JETRO được thực hiện với 1.027 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 557 doanh nghiệp đưa ra câu trả lời hợp lệ, đạt tỷ lệ 54,2%. Trong số đó, có 364 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo và 193 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phi chế tạo - dịch vụ tại Việt Nam.

    Khảo sát trên cũng cho thấy, số doanh nghiệp trả lời hoạt động có lãi tại Việt Nam là 58,8%, giảm 3,5%; số doanh nghiệp hoạt động lỗ là 26,2%, tăng 1,3% so năm trước. Nếu xét riêng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trong ngành công nghiệp chế biến - chế tạo thì tỷ lệ hoạt động có lãi là 56%...

    Các kết quả khảo sát cho thấy, Việt Nam đã, đang và vẫn sẽ là quốc gia nhận được sự ưu ái và tin cậy của các nhà đầu tư Nhật Bản. Việc Nhật Bản gia tăng sự đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh trên các lĩnh vực đòi hỏi tay nghề và trình độ cao như cơ khí, chế tạo, điện tử…


    Nguồn: VITIC/Vinanet
     

    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn