TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Lợi nhuận 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu nằm ở 'thiên đường thuế'

    Theo nghiên cứu của Oxfam, năm 2015, 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu khai báo 26% tổng lợi nhuận của họ, tương đương với khoảng 25 tỷ Euro tại các “thiên đường thuế”, trong đó Ireland và Luxembourg là 2 "thiên đường thuế" được ưa chuộng nhất.

    nghien cuu cua oxfam ve 20 ngan hang lon nhat cua chau au nam 2015 cho thay, khoang 1 trong 4 dong euro loi nhuan cua 20 ngan hang duoc dang ky o cac "thien duong thue", tong so tien uoc tinh la 25 ty euro

    Nghiên cứu của Oxfam về 20 ngân hàng lớn nhất của châu Âu năm 2015 cho thấy, khoảng 1 trong 4 đồng Euro lợi nhuận của 20 ngân hàng được đăng ký ở các "thiên đường thuế", tổng số tiền ước tính là 25 tỷ Euro

    Đây là thông tin được Tổ chức Oxfam đưa ra tại buổi chia sẻ về báo cáo "Công bằng thuế: Nhìn từ hoạt động của các tập đoàn, ngân hàng đa quốc gia" được tổ chức sáng 18/5 tại Hà Nội.

    Theo Oxfam, tỷ lệ tổng lợi nhuận trên của 20 ngân hàng của châu Âu tại các "thiên đường thuế" không tương ứng với các hoạt động kinh tế thực tế diễn ra tại vùng lãnh thổ này.

    Ví dụ, Ngân hàng BNP Paribas của Pháp đã lãi 134 triệu Euro tại quần đảo Cayman, nơi áp dụng mức thuế suất 0%, điều đặc biệt là ngân hàng này không có nhân viên nào ở đây. Khi có nhân viên tại những quốc gia được liệt kê vào danh sách “thiên đường thuế” thì mỗi nhân viên tại nước này đang tạo ra lợi nhuận gấp 4 lần một nhân viên trung bình ở các nước còn lại.

    Hơn nữa, một điều đáng chú ý là các ngân hàng này đều khai báo lợi nhuận cao tại các "thiên đường thuế" trong khi báo lỗ tại các nơi khác. Đơn cử như Ngân hàng Deutsche Bank của Đức khai báo mức lợi nhuận thấp hoặc lỗ tại các thị trường trọng điểm trong năm 2015, trong khi khai báo gần 2 tỷ Euro lợi nhuận tại các "thiên đường thuế".

    Theo Oxfam, quy định về công khai báo cáo liên quốc gia là 1 công cụ hữu hiệu giúp Oxfam có thông tin để đưa ra báo động về tình trạng các ngân hàng sử dụng các "thiên đường thuế" này. Hiện Liên minh châu Âu (EU) đang đề xuất mở rộng quy định nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia sang các lĩnh vực khác ngoài ngân hàng.

    Trong số 20 ngân hàng trên thì có 4 ngân hàng hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên theo ông Francis Weygiz, Cố vấn cao cấp về Thuế của Tổ chức Oxfam thì khó có thể phân tích được lợi nhuận của các ngân hàng này, tuy nhiên, có thể thấy nếu ngân hàng nào có hoạt động ít nhưng lợi nhuận cao thì đây có thể là 1 dấu hiệu của việc chuyển lợi nhuận, có nghĩa là ngân hàng này đang chuyển lợi nhuận sang quốc gia khác khi số lợi nhuận này được đánh thuế thấp hơn.

    "Ngân hàng Intesa Sanpaolo, mỗi nhân viên ngân hàng này có lợi nhuận là 1,4 triệu Euro tại Luxembourg. Chúng ta hãy làm phép tính thử: 1,4 tỷ Euro bằng khoảng 45 tỷ đồng, đây là con số rất cao. Hay như ngân hàng BBVA, mỗi nhân viên có lợi nhuận 6,8 triệu Euro tại Ireland… những dữ liệu này cho thấy rất rõ ràng về hành vi không thích hợp về thuế. Và những ngân hàng này cũng trả thuế rất thấp, vì thuế thu nhập doanh nghiệp tại Luxembourg thấp", ông Francis Weygiz lấy ví dụ.

    Với những ngân hàng có dấu hiệu không minh bạch là ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận cao ở những quốc gia có "thiên đường thuế" như Ireland và Luxembourg nhưng đóng thuế rất thấp, đồng thời có tỷ suất lợi nhuận thấp ở Anh, Mỹ và Nhật Bản, nhưng lại có kết quả kinh doanh thua lỗ ở  Ý và Pháp.

    Có thể so sánh lợi nhuận ngân hàng ở một số quốc gia như: Ở Pháp, lợi nhuận ngân hàng là 22 tỷ Euro, đây là con số lớn nhưng nếu so sánh con số tổng nhân viên thì tỷ suất lợi nhuận trung bình tại Pháp lại không cao, chỉ 26%, so với các quốc gia khác như Ireland chẳng hạn. Bởi ở Ireland, tổng lợi nhuận chỉ 6 tỷ Euro nhưng tỷ suất lợi nhuận trung bình là 75%.

    du lieu cua to chuc oxfam cung cap cho thay, hoat dong cua ngan hang hsbc tai viet nam "co dau hieu minh bach"

    Dữ liệu của tổ chức Oxfam cung cấp cho thấy, hoạt động của Ngân hàng HSBC tại Việt Nam "có dấu hiệu minh bạch"

    Còn ở Việt Nam, theo báo cáo của toàn ngành ngân hàng của Việt Nam năm 2015 là 84 tỷ Euro. Theo đánh giá của Oxfam, con số này khá là thấp vì ở Việt Nam các ngân hàng hoạt động ở rất nhiều nơi khác nữa và tỷ suất lợi nhuận trung bình ở mức rất bình thường, trung bình 37%, và con số này khó có thể so sánh được với 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu được.

     

    Hải Yến
    Theo Infonet.vn

    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn