TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Nga sẽ cho Trung Quốc thuê một triệu hecta đất

    Xin giới thiệu nguyên văn bài viết và ảnh của tòa soạn báo “Bình luận quân sự” Nga với tiêu đề trên. Bài đăng trên báo này ngày 22/8/2018.

    Cách đây không lâu, một số phương tiện thông tin đại chúng (Nga) đã đăng tải thông tin về việc chính quyền Nga đang xem xét khả năng chuyển giao cho người nước ngoài thuê một triệu hecta đất trồng trọt tại Viễn Đông Nga.

    Nga se cho Trung Quoc thue mot trieu hecta dat

    Chính quyền Nga dự tính ít nhất sẽ có một nửa trong một triệu hecta này được chuyển giao cho các chủ trang trại Trung Quốc sử dụng,- hiện đã một số công ty Trung Quốc bày tỏ “sự sẵn sàng” khai thác “các vùng lãnh thổ Phương Bắc” (sẽ có đoạn giải thích phần sau về thuật ngữ này-ND).

    Khoảng 25% (của một triệu hecta) sẽ dành cho người Nhật, người Triều Tiên và người Việt Nam thuê. 25 % còn lại- cho công dân Nga thuê.

    Quả thực, rất khó có thể tin là những ông chủ trang trại người Nga có thể trụ nổi trong cuộc cạnh tranh với các chủ trang trại Trung Quốc bởi vì các chủ trang trại Trung Quốc sẽ nhận từ chính quyền Bắc Kinh các khoản tín dụng để phát triển doanh nghiệp của mình tại Nga với mức lãi suất 0%.

    Chúng ta sẽ thử cùng phân tích quyết định trên sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho đất nước chúng ta (Nga).

    Một triệu hecta- đó là một khu đất hình vuông chu vi 100x100 km. Vùng đất này không bán đứt, mà chỉ cho thuê.

    Nhưng chính khu đất này lại nằm ngay trong lòng khu vực Viễn Đông của Nga, nơi có rất ít người Nga sinh sống, và nếu tính bằng các phép đo của lịch sử thì mới cách đây hoàn toàn không lâu nó vốn là một phần đất của Trung Quốc (xin tham khảo thông tin chi tiết hơn trong bài “Ai đã cắt các đảo trên sông Amur cho Trung Quốc  "–DVO ngày 5/6/2018-ND).

    Chính vì thế mà công chúng yêu nước Nga có quyền quan ngại chính đáng về sự bành trướng của Trung Quốc tại vùng Viễn Đông. Trung Quốc sẽ nhận được gì?

    Trước hết, Bắc Kinh cần phải nuôi gần 1 tỷ rưỡi miệng ăn của mình. Trên thực tế, Bắc Kinh từ cách đây rất lâu đã thuê đất sản xuất nông nghiệp, lấy ví dụ cụ thể, như ở Mỹ La Tinh, Úc và Nam Triều Tiên.

    Trong khuôn khổ cuộc chiến tranh cấm vận (thương mại) với Mỹ, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đậu nành cho Trung Quốc.

    Người Trung Quốc cần phải có các mặt hàng thực phẩm thay thế hàng nhập khẩu như vậy.

    Tại Liên Bang Nga, họ (Trung Quốc) có thể trồng lúa mì, khoai tây và đậu nành để đảm bảo cho nhu cầu của dân Trung Quốc. Cũng cần phải nhớ rằng 90% đậu nành hiện đang được trồng trên thế giới là đậu nành biến đổi gien.

    Nga sẽ nhận được gì?

    Thứ nhất, Bắc Kinh sẽ trả cho Matxcova một khoản tiền tương đối lớn để thuê đất tại Viễn Đông và các nhà điều hành quản lý của chúng ta dứt khoát sẽ tìm ra cách để tiêu hết số tiền đó.

    Thứ hai, ngay lập tức sẽ có một làn sóng di cư người Trung Quốc đến Viễn Đông. Và những người Trung Quốc sẽ ở lại khu vực này vĩnh viễn.

    Thời gian thuê đất sẽ được gia hạn hết lần này đến lần khác, và người Trung Quốc sẽ trở thành một sắc tộc bản địa tại một khu vực mà họ luôn cho là “khu vực lãnh thổ Phương Bắc của họ”.

    Lấy đâu ra bảo đảm là trong tương lai tại khu vực phía Đông nước Nga lại sẽ không xảy ra một sự tiện tương tự như “Mùa xuân Crimea”, chỉ khác là lần này lại xuất phát từ phía “bên kia đường biên giới” (Trung Quốc)?

    Thứ ba, hệ sinh thái khu vực Viễn Đông Nga sẽ phải chịu những tổn thất không thể nào khắc phục nổi. Các chuyên gia giải thích:

    Kinh nghiệm hợp tác với những chủ thuê đất Trung Quốc đã cho thấy rất rõ ràng việc sử dụng đất tàn ác, tận diệt theo kiểu “thú ăn thịt” bằng cách dùng các chất diệt cỏ nhằm khai thác tối đa lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất.

    Thứ tư, các chuyên gia đã cực kỳ đúng khi cho rằng cần phải có một sự kiểm soát hết sức cẩn thận, chặt chẽ đối với những chủ trang trại nước ngoài: Chính vì thế mà sự thành công hay không của dự án này phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan kiểm soát liên bang cũng như chính quyền địa phương Nga.

    Đến đây thì xuất hiện câu hỏi rất có ý là liệu các quan chức Nga trong thời buổi hiện nay có sẵn sàng giơ ngực mình ra để bảo vệ mảnh đất tổ tiên trước những chủ thuê đất kiểu “thú ăn thịt” Trung Quốc?

    Liệu các cơ quan giảm sát địa phương có nhắm mắt làm ngơ trước cách hành xử như vậy (theo kiểu “thú dữ”) trong kinh doanh của các đối tác Trung Quốc thân quý?

    Chuyên gia Dmitri Chechulin của “Trung tâm tài chính quốc tế” tin chắc rằng việc chuyển giao đất Viễn Đông cho người nước ngoài, nhất là cho Trung Quốc là một hành động giống như vác súng bắn vào chân mình:

    Trên thực tế chúng ta có thể bịt khẩn cấp các lỗ thủng thâm hụt ngân sách, nhưng làm như thế cũng giống như lấy các tấm ván gỗ để bịt các cửa sổ đang cháy vậy- chỉ tạm thời ngăn được lửa- nhưng hậu quả thì khôn lường.

    Quả thực, nước Trung Quốc láng giềng là một thị trường (tiêu thụ) sản phẩm nông nghiệp rất lớn. Điều gì gây khó khăn (cho Nga) trong việc thay vì giao đất cho người Trung Quốc, chúng ta (Nga) tự mình khai thác sử dụng đất theo các quy định của mình (để bảo vệ đất), tự mình tích cực phát triển nền nông nghiệp của mình?

    Nhưng thay vào đó (lẽ ra phải làm như vậy), (chính quyền Nga) lại “dí” cho chúng ta cái chương trình “Hecta đất Viễn Đông” (Luật Liên Bang Nga về hecta đất Viễn Đông – bộ luật có hiệu lực từ ngày 1/6/2016 quy định cấp cho công dân Nga một khu đất rừng, đất nông nghiệp hoặc các loại đất khác thuộc sở hữu liên bang hoặc sở hữu của chính quyền địa phương tại vùng Viễn Đông Nga-ND).

    Lấy ví dụ, một cư dân Matxcova sẽ khai thác cái hecta đất đó như thế nào? Cứ các ngày nghỉ lại bay đến Viễn Đông để tưới nước và cuốc đất trồng khoai tây chăng ?

    Và nếu chuyển đến định cư ở Viễn Đông thì trồng cây gì, nuôi con gì trên một hecta đất đó để sinh lời?

    Nếu như làm việc bằng cái đầu, và nếu thực sự muốn hỗ trợ công dân Nga, thì cái hecta đất đó nên chia miễn phí cho những người có nhu cầu thực sự và đang sống tại những khu vực đó để họ làm kinh tế phụ hoặc xây dựng nhà ở.

    Còn tại Viễn Đông thì những vùng đất rộng lớn nên được dành cho tập đoàn nông nghiệp Nga.

    Với “những giải pháp” thoạt nghe có vẻ đơn giản như hiện nay (cho Trung Quốc thuê-ND), chính quyền của chúng ta có thể tạo ra những vấn đề cực kỳ lớn khiến các thế hệ con cháu chúng ta sẽ phải gồng mình gánh chịu những hậu quả không thể lường được.

     

    Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)
    Theo Baodatviet.vn

    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn