Tin thế giới đọc nhanh 04-04-2016
Biển Đông : Mỹ - Philippines tập trận, sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc
Chủ tịch Duma Nga: “Ai mang gươm đến với ta, kẻ đó sẽ chết vì gươm giáo”
Azerbaijan tuyên bố đình chiến tại khu vực tranh chấp
Chiếc trực thăng của Azerbaijan được cho là bị bắn rơi tại khu vực xảy ra tranh chấp Nagorno - Karabakh. Ảnh: AFP
Nhằm đáp lại lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Azerbaijan sẽ đơn phương "chấm dứt các chiến dịch tấn công và phản kích" trên vùng đất xảy ra tranh chấp với Armenia, AP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết và thêm rằng nước này sẽ không tập trung vào việc củng cố những phần lãnh thổ mà họ đã "giải phóng".
Tuy nhiên, lực lượng Karabakh do Armenia hậu thuẫn lại cho hay tuyên bố trên là sai sự thật và Azerbaijan vẫn tiếp tục pháo kích tại vùng Nagorno - Karabakh.
Phe ly khai được Armenia hậu thuẫn kiểm soát vùng Nagorno - Karabakh của Azerbaijan trong một cuộc chiến tranh làm khoảng 30.000 người thiệt mạng. Lệnh ngừng bắn năm 1994 không thể giúp hai bên đạt được thỏa thuận hòa bình và các đợt đụng độ trên bộ cho đến nay vẫn diễn ra thường xuyên.
Azerbaijan, quốc gia giàu dầu mỏ có mức chi tiêu quân sự trong quá khứ vượt qua cả ngân sách quốc gia Armenia, nhiều lần dọa dùng vũ lực giành lại Nagorno - Karabakh nếu đàm phán thất bại. Armenia, được Nga hậu thuẫn, nói sẽ đập tan mọi cuộc tấn công.
Bắt đầu từ đêm 2/4, tình hình tại khu vực tranh chấp Nagorno - Karabakh bất ngờ leo thang nhanh chóng. Azerbaijan hôm qua tố Armenia bắn hạ một trực thăng và làm 12 binh sĩ nước này thiệt mạng. Trong khi đó, Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan nói với hội đồng an ninh quốc gia rằng 18 binh sĩ Armenia đã thiệt mạng và 35 người bị thương trong các cuộc giao tranh.
Nga tố Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ khí cho IS
Thư khẳng định số chất nổ và hóa chất công nghiệp trị giá 1,9 triệu USD đã được đưa qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để chuyển đến IS. Tài liệu cho thấy số hàng trên được chuyển giao cho IS thông qua ba tổ chức phi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gồm İyilikder, Beşar Vakfı và Quỹ bảo vệ quyền và tự do con người. Trong đó có một quỹ đã điều 7.500 xe chở hàng đủ loại kể từ năm 2011. Để che giấu tung tích, hàng được đăng ký giả xuất xứ ở Jordan và Iraq.
Trong thư, Đại sứ Vitaly Churkin cho biết năm ngoái, bọn IS đã nhận từ Thổ Nhĩ Kỳ 2.500 tấn ammonium nitrate, 456 tấn potassium nitrate, 75 tấn bột nhôm cùng số lượng lớn sodium nitrate, glycerine, acid nitric. Các hóa chất công nghiệp này được vận chuyển chủ yếu bằng xe tải, trong đó có một phần được chuyển trong các xe cứu trợ nhân đạo. Cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ giám sát chuyển giao hàng cho IS. Phái bộ Thổ Nhĩ Kỳ tại LHQ đã bác bỏ cáo buộc của Nga.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga thông báo theo đề nghị của Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry để thảo luận các biện pháp cụ thể nhằm củng cố tình hình ngừng bắn ở Syria (bắt đầu từ ngày 22-2), cải thiện tình hình vận chuyển hàng cứu trợ nhân đạo và đấu tranh chống khủng bố ở Syria. Hai bên nhấn mạnh hợp tác quân sự Nga-Mỹ phải giữ vai trò then chốt.
Theo AFP, Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã lặp lại đề nghị của Nga về đóng cửa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria vì IS vẫn tích cực đưa quân vào Syria qua ngã Thổ Nhĩ Kỳ. Nga nhấn mạnh vấn đề này đòi hỏi phối hợp các biện pháp cần thiết trong thời gian nhanh nhất, kể cả thông qua Hội đồng Bảo an LHQ.
Trong khi đó, Reuters dẫn nguồn tin từ một số quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington đang nghĩ đến khả năng tăng quân số lực lượng đặc nhiệm ở Syria để củng cố vị trí và tích cực tấn công hơn nữa. Nguồn tin không nói rõ sẽ tăng bao nhiêu quân. Người phát ngôn Nhà Trắng từ chối bình luận. Hiện có khoảng 50 tay súng đặc nhiệm Mỹ làm nhiệm vụ cố vấn ở Syria.
Tại Syria, quân đội Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với các nhóm Ả Rập người Syria tập hợp trong liên minh do lực lượng người Kurd đứng đầu. Quân đội Mỹ và lực lượng người Kurd dự kiến lập một lực lượng với đa số là người Ả Rập làm nhiệm vụ giải phóng Raqqa, hậu cứ của IS.
Lỗ hổng lý luận của ông Tập Cận Bình
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 31-3 ở Washington là một dịp để ông Tập tỏ rõ quan điểm liên quan tranh chấp ở Biển Đông.
Máy bay chiến đấu hạ cánh trên tàu sân bay USS Stennis của Mỹ trong đợt tuần tra ở Biển Đông - Ảnh: Reuters
“Nhật quan ngại sâu sắc về các hành động đơn phương ở biển Hoa Đông và Biển Đông nhằm thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói trong cuộc gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Washington
Theo China Daily, ông Tập nói: “Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền cùng các quyền của mình ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông của Việt Nam) và sẽ không chấp nhận bất cứ hoạt động cùng hành vi nào vin vào cớ tự do hàng hải có thể gây hại đến chủ quyền quốc gia của Trung Quốc...
Trung Quốc và Mỹ nên xử lý các tranh chấp chưa có giải pháp này một cách xây dựng để tránh hiểu lầm và leo thang xung đột” .
Do đây là cuộc gặp giữa ông Tập và ông Obama, nên nghe qua dễ hiểu lầm rằng đây chỉ là việc giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng nội dung các phát biểu trên là cho cả thiên hạ nghe, đầu tiên là các nước trên Biển Đông.
Đã qua rồi thời kỳ mà Trung Quốc úp mở gọi Biển Đông bằng cụm từ “lợi ích cốt lõi” như từng thấy vào đầu thập niên này.
Lúc đó, thiên hạ vò đầu bứt tai ráng tự giải thích xem cái mà Trung Quốc gọi là “lợi ích cốt lõi” đó cụ thể nghĩa là gì, ở đâu, ở Biển Đông hay ở biển Hoa Đông, ở Trường Sa hay ở Senkaku / Điếu Ngư...
Tại sao lần này ông Tập cảnh cáo “sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền” trong cuộc gặp ông Obama, trong khi mới sáu tháng trước còn hứa “sẽ không quân sự hóa Nam Hải”?
Chẳng qua hứa cho có trong khi chờ đợi hoàn tất việc biến các thực thể mới bồi đắp, mở rộng thành căn cứ quân sự, đưa các vũ khí hiện đại ra đấy để biến khu vực này trở thành một vùng “cấm máy bay, cấm tàu bè”.
Tuyên bố “sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền cùng các quyền của mình ở Nam Hải” từ Washington quá rõ ràng: Biển Đông là “của Trung Quốc”, đụng vào đó, héo lánh đến đó chính là “vi phạm chủ quyền cùng các quyền của Trung Quốc”, sẽ bị “nghiêm trị”, các phương tiện “nghiêm trị” đã đầy đủ và sẵn sàng!
Để minh họa cảnh cáo chung cho cả thiên hạ này và đặc biệt cho các nước có chủ quyền trên Biển Đông, hai tuần trước đó Trung Quốc đưa tàu hải quân và lùa tàu cá xuống tận Indonesia và Malaysia (khiến hai nước này nháo nhào phòng thủ) và gần đây nhất đưa giàn khoan Hải Dương 943 đến vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán để phân định.
Thật ra, thông điệp trên của ông Tập, “kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc”, đã được người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc nêu ra trong báo cáo kế hoạch 5 năm ở kỳ họp quốc hội vừa qua và được bộ trưởng ngoại giao nước này phụ họa cùng lúc, cũng như đã được nêu lên trong “Sách trắng quốc phòng” 2015.
Nay chỉ là lặp lại trước ông Obama, sau gần bốn tháng phân vân chưa biết phản ứng sao trước việc tàu hải quân Mỹ đi vào Biển Đông thực thi tự do hàng hải, cả ở Hoàng Sa lẫn Trường Sa, vào tận bên trong lằn ranh 12 hải lý mà theo luật biển được xem là lằn ranh hải phận, qua đó gián tiếp phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc.
Thông điệp kèm theo, Mỹ thôi “nhân danh tự do hàng hải” và “Trung Quốc và Mỹ nên xử lý các tranh chấp chưa có giải pháp này một cách xây dựng để tránh hiểu lầm và leo thang xung đột”, dễ khiến cho rằng đây là việc của hai “ông lớn” này, nhằm che khuất cảnh cáo trọng tâm cho các nước trên Biển Đông nay phải nằm trong “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Thế nhưng hai tuyên bố của ông Tập lại mâu thuẫn với nhau: đã quả quyết “sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền” mà vẫn còn phát biểu rằng “các tranh chấp chưa được giải quyết”? Đây chính là cái lỗ hổng lý luận.
Lỗ hổng đó là đương nhiên khi không có cơ sở gì để chứng minh chủ quyền của mình! Tất nhiên, thiên hạ đều thấy cái lỗ hổng đó, tỉ như Philippines đang “tham khảo” tòa The Hague và đâu phải ai cũng ngoan ngoãn khoanh tay. Malaysia và Indonesia nay đang tỏ rõ ý chí bảo vệ biển của mình!