TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh 05-03-2016

    Mỹ điều nhóm tàu sân bay tuần tra Biển Đông

    Hải quân Mỹ triển khai một tàu sân bay, nhiều tàu đi kèm cùng hàng nghìn thủy thủ đến Biển Đông, khu vực mà Washington lo ngại đang bị Bắc Kinh tăng cường quân sự hóa.
    tau san bay uss john c. stennis hom 25/2 tren bien philippines. anh: u.s. navy

    Tàu sân bay USS John C. Stennis hôm 25/2 trên biển Philippines. Ảnh: U.S. Navy

    Tàu sân bay USS John C. Stennis đã đến Biển Đông hôm 2/3,Washington Post dẫn lời chỉ huy hải quân Mỹ Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, cho hay. Đồng hành với nó là tàu tuần dương USS Mobile Bay, các khu trục hạm USS Stockdale và USS Chung-Hoon.

    Nhóm tàu trên đến Tây Thái Bình Dương hôm 4/2 sau khi xuất phát từ bờ tây của Mỹ.

    Ông Doss cho biết USS John C. Stennis đang thực hiện một cuộc tuần tra định kỳ ở Biển Đông, nơi Trung Quốc gần đây bị tố là triển khai tên lửa, chiến đấu cơ và radar.

    Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục thường xuyên xuất hiện ở khu vực trên, ông Doss nói. Các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương từng hoạt động trong 700 ngày tại đây hồi năm ngoái.

    Ngoài nhóm tàu sân bay, tàu tuần dương USS Antietam của Mỹ ở Nhật Bản cũng đang tuần tra Biển Đông. Tàu khu trục USS McCambell và tàu đổ bộ USS Ashland đã hoàn thành các cuộc tuần tra tương tự vào tuần trước.

    Không rõ khi nào các tàu thuộc nhóm tàu sân bay hoàn thành tuần tra. Hải quân Mỹ từng khiến Trung Quốc giận dữ khi tháng 10 năm ngoái điều các tàu khu trục đi vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên Biển Đông.

    Trung Quốc chỉ trích động thái của Mỹ là khiêu khích nhưng Washington tuyên bố sẽ tiếp tục di chuyển qua khu vực này bởi xem đây là vùng biển quốc tế.


    Lực lượng nào sẽ 'vẽ lại' bản đồ Trung Đông?

    Người Kurd có thể là lực lượng chính trị "vẽ lại" bản đồ Trung Đông trong tương lai

    Người Kurd -nhóm người dân tộc lớn nhất trên thế giới - là lực lượng đầu tiên ngăn chặn được Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Thành công của họ trên chiến trường Iraq và Syria đã làm dấy lên nhiều lo ngại, đặc biệt là ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hãng Sputnik (Nga) đặt câu hỏi, liệu người Kurd có đang toan tính xây dựng một nhà nước độc lập?

    Theo nhà phân tích Stanislav Ivanov, người Kurd ở Syria không có khả năng giành quyền tự chủ lớn hơn vì họ sống rải rác khắp nơi trên đất nước.

    “Người Kurd có lẽ sẽ thỏa hiệp về các quyền tự do và bình đẳng với người Ả Rập. Ví dụ như có cơ quan đại diện tương xứng và quyền tự trị văn hóa” - ông khẳng định.

    nguoi dan dung sau hang rao an ninh tai loi vao huyen sur o phia dong nam thanh pho diyarbakir (tho nhi ky) ngay 26-2-2016.

    Người dân đứng sau hàng rào an ninh tại lối vào huyện Sur ở phía đông nam thành phố Diyarbakir (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 26-2-2016.

    Vào tháng 2, Đồng Chủ tịch Đảng Dân chủ Liên minh (PYD) nhắc lại rằng PYD không mong muốn tạo ra một thực thể chính trị độc lập ở miền Bắc Syria và sát ngay biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ông còn nói thêm rằng Ankara hiện đang mắc “hội chứng sợ hãi người Kurd”.

    Được biết người Kurd ở Iraq có quyền tự trị cao và đều có đại diện trong các cơ quan liên bang. Jalal Talabani, người sáng lập đảng phái ‘Liên minh yêu nước người Kurd’ (PUK), từng là Tổng thống Iraq từ năm 2005-2014.

    Ngôn ngữ của người Kurd cũng là một trong hai ngôn ngữ chính thức của quốc gia này.

    Người Kurd nhận 17% ngân sách quốc gia và có chủ quyền như một thực thể chính trị chưa chính thức ly khai.

    Mối quan hệ của Ankara với thiểu số người Kurd khác nhau đáng kể ở Baghdad và Damascus. Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ thừa nhận những quyền hợp pháp của người Kurd - theo Khaled Issa, đại diện PYD ở Pháp nói với RT.

    “Ankara hiện đang quan sát những người sẽ ủng hộ ‘quyền khủng bố’ của họ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành cuộc chiến tranh chống lại người Kurd sinh sống ở Thổ Nhĩ Kỳ” - ông Issa nhấn mạnh.

    Năm 2015, Ankara đã phát động một chiến dịch quân sự chống lại Đảng Lao Động người Kurd (PKK) sau khi lệnh ngừng bắn kéo dài hằng tháng sụp đổ. Chiến dịch này đã bị lên án là một thảm họa vô nhân đạo. 


    Trùm tình báo quân đội Nga "bị giết tại Lebanon"?

    Nhắc đến cái chết của Giám đốc cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU) Igor Sergun, Điện Kremlin nói ông bị đau tim nhưng theo nhiều nguồn tin, ông này thiệt mạng trong một nhiệm vụ bí mật ở Lebanon.

    Tờ al-Akhbar (Lebanon) hôm 3-3 dẫn một nguồn tin ngoại giao ở London - Anh cho biết ông Sergun, người qua đời hôm 3-1, thực chất đã bị giết trong một phi vụ bí mật có sự tham gia của các cơ quan tình báo Trung Đông và Ả Rập tại thủ đô Beirut của Lebanon.

    Nguồn tin nói bóng gió rằng Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan tới vụ ám sát giám đốc GRU và khẳng định vụ việc này khiến Nga quyết định đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ, qua đó làm gia tăng căng thẳng giữa 2 nước tại mặt trận Syria.

    Công ty phân tích tình báo Stratfor (Mỹ) cũng cho rằng ông Sergun bị giết vào ngày 1-1 khi đang ở Lebanon nhưng Điện Kremlin phủ nhận.

    ong igor sergun, giam doc co quan tinh bao quan doi nga. anh: middle east observer

    Ông Igor Sergun, giám đốc cơ quan tình báo quân đội Nga. Ảnh: Middle East Observer

    Theo tờ al-Akhbar, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ lời chia buồn bằng cách mô tả ông Sergun là một chỉ huy có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, dũng cảm, yêu nước, trung thực và thẳng thắn.

    Ông Sergun đóng vai trò quan trọng trong vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3-2014. Theo một số nguồn tin, ông này thiệt mạng 3 tuần sau khi được Tổng thống Nga Vladimir Putin phái đến Damascus để yêu cầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức.

    Tờ Financial Times sau đó trích nguồn tin tình báo phương Tây cho hay ông Assad rất “tức giận” và thẳng thừng từ chối đề nghị của nhà lãnh đạo Nga do ông Sergun chuyển tới.

    Thư ký báo chí của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov, và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lúc đó lên tiếng khẳng định “chuyến đi bí mật của ông Sergun tới Damascus không đúng sự thực vì một cuộc trò chuyện với Tổng thống Assad để bắt ông này từ chức là không cần thiết”.


    Mỹ không tin Triều Tiên có thể sử dụng vũ khí hạt nhân

    Lầu Năm Góc đánh giá thấp nguy cơ từ kho hạt nhân của Bình Nhưỡng sau khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un yêu cầu quân đội luôn sẵn sàng sử dụng loại vũ khí này để tấn công phủ đầu.
    lanh dao trieu tien kim jong-un. anh: reuters.

    Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters.

    "Đánh giá của chính phủ Mỹ không thay đổi", AFP dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ nói. "Chúng tôi vẫn chưa thấy Triều Tiên thử nghiệm hoặc thể hiện khả năng thu nhỏ vũ khí hạt nhân để lắp lên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM)".

    Quan chức trên cho biết các lực lượng của Mỹ "sẵn sàng tấn công để triệt tiêu nếu cần thiết". Mỹ sở hữu nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và thường xuyên giám sát Triều Tiên.

    Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA trước đó dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong-un yêu cầu quân đội nước này "phải luôn sẵn sàng bắn đầu đạn hạt nhân bất cứ lúc nào".

    Kim Jong-un còn cảnh báo tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã trở nên nguy hiểm đến mức Bình Nhưỡng cần thay đổi chiến lược từ kháng cự kẻ thù thành "tấn công phủ đầu".

    Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang ở mức cao sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 4 hồi tháng 1 và phóng tên lửa tầm xa đưa vệ tinh lên quỹ đạo, động thái bị cho là che đậy hoạt động thử tên lửa đạn đạo, vào tháng trước. Liên Hợp Quốc đã thông qua dự thảo nghị quyết áp đặt những biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất với Triều Tiên.

    "Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên kiềm chế không thực hiện hành động khiêu khích và khoa trương làm leo thang căng thẳng, thay vào đó nên tập trung hoàn thành nghĩa vụ và cam kết quốc tế của mình", một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama nói.


    Zimbabwe đòi độc quyền kim cương, không nể mặt Trung Quốc

    Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe hôm 3-3 thông báo chính phủ của ông sẽ cấm tất cả công ty khai thác khoáng sản ở nước này hoạt động và sẽ sở hữu toàn bộ mỏ kim cương trên cả nước, trong đó có không ít mỏ đang được các công ty Trung Quốc khai thác.

    Cách đây 1 tuần, Bộ Khai thác Mỏ Zimbabwe ra lệnh cho tất cả công ty khoáng sản ngưng hoạt động và phải lập tức rời khỏi khu vực Marange – nơi tập trung nhiều kim cương. Bộ này cho biết các công ty không được gia hạn giấy phép nên phải ngừng hoạt động.

    Trong cuộc phỏng vấn kéo dài 2 giờ với kênh truyền hình ZBC TV, Tổng thống Mugabe tuyên bố: “Tất cả kim cương trong nước bây giờ thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Các công ty khai thác kim cương đã cướp đi sự giàu có của chúng tôi. Đó là lý do hiện tại nhà nước phải duy trì chế độ độc quyền”.

    Riêng mỏ kim cương lớn nhất tại Marange, Mbada Diamonds, hôm 29-2 kiện chính phủ lên Tòa án Tối cao và đòi được phép kiểm soát tài sản khai khoáng ở khu vực này.

    Nhà đầu tư Anjin (Trung Quốc) hôm 2-3 cũng thách thức lệnh cấm của Tổng thống Mugabe tại tòa án, theo hãng tin Reuters, trước khi nhà lãnh đạo Zimbabwe ra thông báo chính thức sau đó 1 ngày.

    tong thong zimbabwe robert mugabe. anh: reuters

    Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe. Ảnh: Reuters

    Trong chuyến thăm Zimbabwe tháng 12 năm ngoái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Mugabe nói với ông Tập rằng chính phủ của ông không nhận được nhiều lợi ích từ các công ty khai thác mỏ của Trung Quốc.

    Thống kê của nhóm công nghiệp Kimberly Process cho thấy Zimbabwe là nước sản xuất kim cương lớn thứ 8 trên thế giới với sản lượng đạt 4,7 triệu carat trong năm 2014.

    Tuy nhiên, nhà phân tích kim cương độc lập Paul Zimnisky cho biết vị thế của Zimbabwe trong ngành công nghiệp kim cương toàn cầu đã suy yếu.

    Tại Marange, vào năm 2013, khu vực này chiếm hơn 10% lượng kim cương cung ứng cho toàn thế giới nhưng sẽ tụt giảm xuống còn ít hơn 3% trong năm nay, ông Zimnisky nói.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn