Tin thế giới đọc nhanh 12-02-2016
Giám đốc tình báo Mỹ: 'Yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông là quá đáng'
Ông cho biết trong chuyến thăm của ông tới Trung Quốc hồi năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn khẳng định với ông rằng các đảo nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục đích dân sự.
Nhật tuyên bố cấm vận Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa
"Tất cả tàu của Triều Tiên, bao gồm những tàu vì mục đích nhân đạo, sẽ bị cấm cập cảng của Nhật Bản. Các tàu của nước thứ ba mà đã đến Triều Tiên cũng sẽ bị cấm vào", tuyên bố từ chính phủ Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo nói rằng Tokyo đã đưa ra các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Triều Tiên. (Ảnh: FT)
Cựu CEO Hewlett-Packard dừng cuộc đua vào Nhà Trắng
Tuy nhiên, ông Christie chỉ công bố quyết định của đội ông. Theo The Washington Post, ông đã tổ chức một cuộc họp với các thành viên của đội. New York Times cho biết ông Chris Christie dự kiến cũng sẽ tuyên bố dừng cuộc đua vào Nhà Trắng trong ngày 10-2 (giờ Mỹ).
Hai ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa bà Carly Fiorina và ông Chris Christie. (Ảnh: Rushincrash)
Phương Tây ép Nga ngừng ném bom ở Syria
Các cường quốc phương Tây hôm 10-2 gây sức ép buộc Nga ngừng chiến dịch không kích hỗ trợ chế độ Tổng thống Bashar al-Assad xung quanh TP Aleppo – Syria.
Trong phiên họp kín của 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 10-2, một số thành viên đề nghị Nga kết thúc chiến dịch không kích tại Syia sớm hơn. Đại sứ Pháp tại LHQ Francois Delattre cho rằng ông Assad đang cố gắng tiêu diệt toàn bộ phe đối lập.
Phát ngôn viên lực lượng nổi dậy Salim al-Muslat cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga. “Nếu ông ấy sẵn sàng cứu những đứa trẻ của chúng tôi, đây là thời điểm để nói “không” với các cuộc không kích của Nga tại Syria”.
Ông al-Muslat cho biết thêm phiến quân đang muốn cung cấp thêm vũ khí phòng không để tiêu diệt máy bay Nga. Tuy nhiên, những người ủng hộ phương Tây và Ả Rập từ chối cung cấp loại vũ khí này do sợ chúng lọt vào tay nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Phát ngôn viên phe đối lập Salim al-Muslat phát biêu tại cuộc hòa đàm ở Geneva - Thụy Sĩ ngày 31-1. Ảnh: Reuters
Ngoài đề nghị nói trên, một quan chức phương Tây cho biết Moscow đã đề xuất một lệnh ngừng bắn trong khoảng thời gian 3 tuần, dự kiến bắt đầu từ ngày 1-3.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng yêu cầu các bên tham chiến trong và ngoài TP Aleppo, gồm lực lượng chính phủ Syria, Nga, các phong trào người Shiite do Iran hậu thuẫn và phong trào Hezbollah (Lebanon) cùng quân nổi dậy phải ngưng chiến ngay lập tức.
Tại cuộc họp diễn ra ở TP Munich – Đức vào ngày 11-2 (giờ địa phương) gồm Nga, Mỹ, Ả Rập Saudi, Iran và các cường quốc khác, ông Kerry hy vọng thỏa thuận hòa bình – bị đổ vỡ hồi đầu tháng này - sẽ được nối lại.
Trong khi đó, ở Washington, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Quốc hội rằng cần phải xem xét một số lựa chọn nếu giải pháp ngoại giao thất bại.
Đại sứ LHQ về vấn đề Syria Staffan de Mistura dự kiến tổ chức một cuộc đàm phán vào ngày 25-2 giữa chính phủ Syria và phe đối lập tại Geneva – Thụy Sĩ nhưng các cuộc tấn công của liên minh Syria – Nga vào TP Aleppo đã làm đảo lộn mọi kế hoạch.
LHQ cảnh báo thảm họa nhân đạo có thể diễn ra tại TP Aleppo – nơi 500 người thiệt mạng kể từ khi xung đột nổ ra. Theo phát ngôn viên của tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF) Sam Taylor, các cuộc không kích được triển khai liên tục ở phía Nam và phía Bắc thành phố. Hầu hết bệnh viện trong khu vực đều hư hại.
Bỏ qua những nỗ lực yêu cầu ngừng bắn của cộng đồng quốc tế, Bộ trưởng Thông tin Syria Omran al-Zoubi hôm 10-2 khẳng định chiến thắng ở TP Aleppo đang đến rất gần và nói rằng đó không phải là một cuộc chiến lâu dài. “Những trận đánh là không dễ dàng nhưng ngày đó sẽ đến, khi tất cả khu vực nông thôn và các phần bị chiếm đóng của thành phố sẽ về lại tay chính phủ Syria” – ông al-Zoubi tuyên bố.
Chiếm được Aleppo sẽ là giải thưởng chiến lược lớn nhất cho chính phủ Assad kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra hồi năm 2011 giết chết ít nhất 250.000 người và buộc 11 triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa.
NATO sắp triển khai lực lượng tới Đông Âu
Các bộ trưởng quốc phòng NATO hôm 10-2 đồng ý triển khai một lực lượng đa quốc gia mới để tăng cường khả năng phòng thủ cho các thành viên liên minh ở tiền tuyến đang bị Nga “đe dọa”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết lực lượng mới từ Mỹ và 27 nước khác sẽ đóng luân phiên ở một số nước khu vực Đông Âu chứ không thường trú vĩnh viễn.
Ông Stoltenberg nói quy mô và thành phần lực lượng sẽ được các nhà hoạch định quân sự lên kế hoạch vào mùa xuân này.
Phát biểu tại một cuộc họp báo sau phiên họp đầu tiên của các bộ trưởng quốc phòng NATO kéo dài hai ngày, ông Stoltenberg nhấn mạnh động thái trên nhằm đưa ra thông điệp: Bất kỳ một cuộc tấn công nào chống lại một thành viên của khối cũng được xem như một cuộc tấn công vào các đồng minh khác và liên minh sẽ trả đũa.
Cũng theo ông Stoltenberg, việc quyết định luân chuyển bao nhiêu binh sĩ về phía Đông có thể mất thời gian.
Đại sứ Mỹ tại NATO Douglas Lute cho hay lực lượng dự kiến triển khai phải đợi sau quá trình tham vấn với Tư lệnh tối cao của NATO ở châu Âu, tướng không quân Mỹ Philip Breedlove. Một quan chức NATO giấu tên tiết lộ vớiAP rằng khoảng 3.000 binh sĩ sẽ được điều tới Đông Âu.
Trước đó, ngày 2-2, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng và chi phí đào tạo cho quân đội Mỹ ở châu Âu lên gấp 4 lần (3,4 tỉ USD). Nếu Quốc hội thông qua, một lữ đoàn của Mỹ sẽ thường trú tại các nước NATO gần Nga cho mục đích huấn luyện và đào tạo. Ngoài ra, thiết bị quân sự cũng được Lầu Năm Góc chuẩn bị để gửi tới Tây Âu nếu xảy ra khủng hoảng.
Hôm 8-2, Đặc phái viên của Nga tại NATO Alexander Grushko cảnh báo Moscow sẽ phản ứng với hành động tập trung quân sự của liên minh gần biên giới nước này. Trong bài phát biểu trên truyền hình, đặc phái viên Nga cho biết NATO phải giải thích rõ ràng nếu làm như vậy, đồng thời khẳng định Moscow sẽ không thỏa hiệp lợi ích an ninh của mình.
Trong khi đó, ông Stoltenberg dự định tổ chức một cuộc họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Munich - Đức để nhấn mạnh liên minh không có ý định thù địch với Nga.
Ngoài ra, theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, các bộ trưởng quốc phòng của NATO cũng đang xem xét giải pháp làm chậm dòng người nhập cư vào châu Âu bằng đường biển.