TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh chiều 14-02-2016

    Mỹ "chơi" với ASEAN thay cho Trung Quốc?

    Mỹ coi ASEAN là thay thế cơ hội kinh tế cho Trung Quốc? Đó là câu hỏi thu hút nhiều chú ý được đặt ra với Giám đốc quản lý Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN Anthony Nelson trong cuộc họp báo tại Trung tâm Báo chí Nước ngoài ở Washington hôm 10-2, theo giờ địa phương.

    Cuộc họp báo được thực hiện trong bối cảnh hoạt động chuẩn bị đang sắp được hoàn thiện cho Cuộc họp Thượng đỉnh đặc biệt giữa ASEAN và Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Sunnylands, bang California vào 2 ngày 15 và 16-2 tới.

    cac nha lanh dao asean cung tong thong my barack obama tai hoi nghi thuong dinh nam 2015. anh: reuters

    Các nhà lãnh đạo ASEAN cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 2015. Ảnh: Reuters

    Trả lời câu hỏi trên, ông Nelson cho biết: “Bất cứ công ty lớn nào cũng muốn làm ăn với cả ASEAN và Trung Quốc, nhưng tôi cho rằng chúng ta đang ngày càng chứng kiến các công ty muốn chắc chắn về sự cân bằng trong các khoản đầu tư của mình để không phụ thuộc vào một nước đối tác nào. Và ASEAN ngày càng mở ra nhiều cơ hội thực chất không chỉ trong tổ chức này mà ở từng thành viên. Vì thế, chúng ta (Mỹ) càng phát huy hoạt động với ASEAN thì giá trị đạt được càng lớn”.

    Vị Giám đốc này còn cho biết thêm Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN sẽ tổ chức một cuộc hội thảo quan trọng vào ngày 17-2, ngay sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử ở Sunnylands. Cuộc hội thảo này mang tên: Bí quyết lớn nhất của châu Á: Cộng đồng Kinh tế ASEA (AEC). Cuộc hội thảo này nhằm tăng cường những thông tin về AEC trong lòng các doanh nghiệp Mỹ và tạo cơ hội cho các nhà hoạch định sách ASEAN thuyết phục về tầm quan trọng của AEC, đồng thời trả lời cho câu hỏi về tương lai hội nhập kinh tế ASEAN.

    Trong khi đó, vấn đề biển Đông dường như thống trị một cuộc họp báo khác cùng ngày của Nhà Trắng trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN sắp diễn ra. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nhận được câu hỏi chất vấn của VOA về tuyên bố trước đó của ông rằng hội nghị này không phải hành động chống Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thuyết phục Trung Quốc tin vào điều đó khi Mỹ và ASEAN sẽ bàn về biển Đông trong hội nghị.

    Ông Russel trả lời: “Có thể khẳng định chúng tôi không hề có quan điểm bí mật nào về biển Đông và hướng giải quyết vấn đề này. Chúng tôi tin rằng vấn đề biển Đông phải giải quyết bằng sự kiềm chế, tôn trọng các nước hàng xóm và tôn trọng luật pháp quốc tế…”

    An ninh hàng hải, hội nhập kinh tế và những vấn đề xuyên quốc gia cũng nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ - ASEAN. Trước đó, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói với báo giới rằng các nước sẽ tổ chức họp bên lề hội nghị tại Sunnylands để thảo luận về những đòi hỏi phi lý và lập trường cứng rắn của Trung Quốc đối với biển Đông.


    Interpol truy nã "trùm" dầu mỏ Nga

    Chi nhánh Interpol (cảnh sát hình sự quốc tế) tại Nga đã phát lệnh truy nã cựu tài phiệt dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky, người đang bị điều tra vì liên quan tới vụ ám sát một thị trưởng ở Siberia năm 1998.

    Thông tin trên được Interfax công bố hôm 11-2.

    “Văn phòng Interpol tại Nga đã đưa Khodorkovsky vào danh sách truy nã quốc tế sau khi có kết luận từ Văn phòng Tổng công tố và Ủy ban Điều tra Nga. Quyết định này được chuyển tới trụ sở Interpol ở TP Lyon – Pháp”.

    Tuy nhiên, trên trang web của Interpol hôm 11-2 không có bất cứ thông tin nào về lệnh truy nã ông trùm dầu mỏ Nga. Thư ký báo chí Kulle Pispanen của ông Khodorkovsky cũng nói với RIA Novosti rằng bà không thể xác nhận thông tin này.

    Thêm vào đó, bà Pispanen cho biết cuộc sống của ông Khodorkovsky hiện tại chưa thấy có gì xáo trộn. Cách đây 3 tháng, cựu tài phiệt Nga tiết lộ khả năng xin tị nạn chính trị ở một quốc gia nào đó.

    ong mikhail khodorkovsky. anh: the moscow times

    Ông Mikhail Khodorkovsky. Ảnh: The Moscow Times

    Cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu mỏ Yukos hồi cuối tháng 12-2015 bị Ủy ban Điều tra Nga tuyên bố bắt giữ vắng mặt và đưa vào danh sách truy nã quốc tế vì tội âm mưu giết thị trưởng TP Neftyugansk – Siberia, Vladimir Petukhov, ngày 26-6-1998.

    Năm nghi phạm chính, bao gồm đồng sở hữu tập đoàn Yukos - Leonid Nevzlin và giám đốc bộ phận an ninh của Yukos Aleksey Pichugin đã hầu tòa và bị kết án. Cuộc điều tra vẫn tiếp tục vì một số kẻ đồng lõa vẫn còn lẩn trốn.

    Tháng 12-2015, Ủy ban Điều tra Nga triệu tập ông Khodorkovsky để thẩm vấn với tư cách nghi can trong vụ ám sát thị trưởng Petukhov. Cựu tài phiệt Nga – hiện sống ở Thụy Sĩ, nói rằng ông không có ý định gặp gỡ các nhà điều tra.

    Từng được xem là nhân vật giàu nhất nước Nga, ông Khodorkovsky bị bắt vào tháng 10-2003 và bị kết tội trốn thuế, sau đó lãnh 9 năm tù giam năm 2005. Đến năm 2010, cựu tài phiệt Nga lãnh thêm 14 năm tù giam trong phiên tòa thứ hai.

    Trong tháng 12-2013, Tổng thống Vladimir Putin ký lệnh ân xá cho Khodorkovsky và ông rời khỏi Nga tới Đức để thăm mẹ già. Sau đó, ông chuyển đến Thụy Sĩ và định cư cho tới nay.


    Malaysia phát sốt vì thông tin tìm thấy phi công MH370 ở Đài Loan

    Thông tin nói rằng phi công MH370 còn sống và đang được chữa trị trong bệnh viện ở Đài Loan được chia sẻ chóng mặt, nhưng đã bị giới chức bác bỏ.
    nguoi dan ong bi bang bo trong anh duoc xac nhan la mot nguoi myanmar chu khong phai la phi cong mh370. anh: malaysian digest

    Người đàn ông bị băng bó trong ảnh được xác nhận là một người Myanmar chứ không phải là phi công MH370. Ảnh: Malaysian Digest

    Hàng nghìn người sử dụng Internet trong tuần này chia sẻ một bài báo về việc tái xuất của Zaharie Ahmad Shah, phi công trên máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines biến mất gần hai năm trước.

    Bài viết được đăng bởi World News Daily Report vào hôm 10/2 với tiêu đề "Đài Loan: phi công MH370 tái xuất một cách bí ẩn gần hai năm sau khi máy bay của ông biến mất", cùng với bức ảnh của một người đàn ông bị băng bó nằm trên giường bệnh. Bài báo nói rằng một nhóm dân làng Đài Loan tìm thấy Shah gần sông Tangshui và ngay lập tức nhận ra ông ta. Trang web dẫn lời một bác sĩ tên là Syed Boon Sulong, chuẩn đoán Shah đã mất trí nhớ.

    Thông tin trên ngay lập tức gây sốt với người Malaysia, những người đang hy vọng rằng hành khách MH370 vẫn còn sống sót, bất chấp sự biến mất bí ẩn của chiếc máy bay. Tuy nhiên, thông tin nhanh chóng bị vạch trần là giả. Asia News Network nhấn mạnh rằng nguồn thông tin không xác thực và người bị băng bó trong bức ảnh thực sự tên là Aung Myo Oo, đến từ Myanmar.

    Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Datuk Seri Liow Tiong Lai hôm qua xác nhận với rằng tin đồn về phi công Shah là không đúng sự thật. "Bộ sẽ liên tục cập nhật thông tin về MH370. Mọi thông tin liên quan đến MH370 phải đến từ chúng tôi", ông nói. "Đừng đưa ra suy đoán".

    Chiếc máy bay Boeing 777 chở 238 người khi nó biến mất trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh vào năm 2014. Công tác tìm kiếm mảnh vỡ MH370 đang diễn ra tại Ấn Độ Dương Một bản cập nhập hoạt động tuần này cho thấy, cho đến nay, đội tìm kiếm đã quét hơn 85.000 km2 đáy đại dương. Cuộc tìm kiếm đặt mục tiêu quét hơn 120.000 km2 và có khả năng sẽ đạt được vào tháng 6.


    Mỹ - Hàn sắp bàn việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa

    Washington và Seoul dự kiến ​​tuần tới bắt đầu các cuộc đàm phán về khả năng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tân tiến của Mỹ đến Hàn Quốc, sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
    he thong thaad. anh: mda

    Hệ thống THAAD. Ảnh: MDA

    Các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào việc đặt Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, một quan chức quốc phòng Hàn Quốc giấu tên nói với Reuters.

    Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban cho biết trong một email rằng nhóm công tác chung sẽ "xem xét tất cả khía cạnh liên quan đến tiềm năng triển khai một hệ thống THAAD đến Hàn Quốc".

    "Cuộc bàn bạc đầu tiên dự kiến diễn ra vào tuần tới", ông nói.

    Hệ thống THAAD do hãng Lockheed Martin chế tạo, được thiết kế để đánh chặn và phá hủy tên lửa đạn đạo bên trong hoặc ngay bên ngoài bầu khí quyển, trong giai đoạn bay cuối cùng của tên lửa. Mỹ và Hàn Quốc khẳng định hệ thống sẽ chỉ tập trung vào việc phòng thủ trước Triều Tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh lo ngại nó có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu vào Trung Quốc, trong khi Moscow cho rằng nó có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ khí ở Đông Bắc Á.

    Triều Tiên hôm 6/2 phóng một tên lửa tầm xa mang theo vệ tinh, chỉ vài tuần sau khi họ tuyên bố thử bom nhiệt hạch. Dù Triều Tiên nói rằng động thái của họ vì mục đích ôn hòa, Seoul và Washington cho rằng Bình Nhưỡng vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vì đã sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.

    Hàn Quốc hôm 10/2 đình chỉ hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong. Triều Tiên sau đó gọi hành động này là tuyên bố chiến tranh và trục xuất công dân Hàn Quốc ra khỏi khu công nghiệp. Hàn Quốc hôm qua cắt nguồn cung cấp điện nước đến Kaesong


    Trung Quốc hối thúc Liên Hợp Quốc buộc Triều Tiên 'trả giá'

    Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc với mục tiêu buộc Bình Nhưỡng trả giá cho các vụ phóng tên lửa gần đây và trở về bàn đàm phán. 
    ngoai truong trung quoc vuong nghi tra loi cau hoi phong vien hom 12/2 tai munich, duc. anh: reuters

    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trả lời câu hỏi phóng viên hôm 12/2 tại Munich, Đức. Ảnh: Reuters

    "Chúng tôi ủng hộ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có những bước đi tiếp theo và thông qua nghị quyết để Triều Tiên sẽ phải trả cái giá cần thiết và cho thấy sẽ có những hậu quả cho hành động của họ", Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay nói. 

    Ông cũng quan ngại về khả năng Mỹ sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tinh vi THAAD tới Hàn Quốc, cho rằng nó có thể nhằm vào Trung Quốc. 

    Triều Tiên đã bị Liên Hợp Quốc trừng phạt kể từ vụ thử hạt nhân đầu tiên năm 2006. Nước này kể từ đó cũng đã tiến hành thêm ba vụ thử hạt nhân nữa và nhiều vụ phóng tên lửa đạn đạo. 

    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang thảo luận về một nghị quyết mới. Các nhà ngoại giao cho biết Mỹ đang thúc đẩy các biện pháp mạnh mẽ hơn, vượt ra ngoài các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa Triều Tiên, còn Trung Quốc thì muốn bất cứ bước đi nào cũng nhằm vào vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân.

    Khi được hỏi liệu Bắc Kinh có sẵng sàng ủng hộ lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ hơn hay không, ông Vương nói nghị quyết sẽ có phạm vi rộng, nhưng mục tiêu của nó nên nhằm xử lý việc Triều Tiên cố phát triển công nghệ tên lửa và hạt nhân.

    Sau khi ông Vương Nghị gặp người đồng cấp Mỹ John Kerry tại Munich, Đức, ông Kerry hối thúc Trung Quốc sử dụng sức ảnh hưởng ở Bình Nhưỡng để giúp cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép lên Triều Tiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói. 


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn