TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh chiều 22-03-2016

    Malaysia chuyển hướng cứng rắn với Trung Quốc trên Biển Đông

    Malaysia vốn được xem là quốc gia có "quan hệ đặc biệt" với Trung Quốc, do đó, việc Kuala Lumpur tỏ thái độ cứng rắn với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông đã gây nhiều ngạc nhiên.

    Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Hussein khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố: nếu các báo cáo của Bộ Quốc phòng về hoạt động xây dựng và triển khai thiết bị quân sự của Bắc Kinh tại quần đảo Trường Sa là đúng sự thật, "chúng ta sẽ buộc phải phản kháng lại Trung Quốc".

    Ông Hishammuddin Hussein còn tiết lộ các nỗ lực của ông nhằm gặp gỡ với những người đồng cấp từAustralia, Philippines và Việt Nam để thảo luận về các hành vi quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông.

    bai can luconia, noi tau trung quoc dang neo dau trai phep, thang 6/2015. anh: the asian forum

    Bãi cạn Luconia, nơi tàu Trung Quốc đang neo đậu trái phép, tháng 6/2015. Ảnh: The Asian forum

    Phát biểu của bộ trưởngQuốc phòng Malaysia gây chấn động bởi trước đó, các bộ trưởng nước này thường tỏ ra thận trọng khi đề cập đến vai trò của Trung Quốc trên vùng biển này.

    Trên thực tế, sự thay đổi đã bắt đầu từ tháng6/2015, khi nghị sĩ kiêm Bộ trưởng An ninh Quốc gia Shahidan bin Kassim, người đứng đầu Cơ quan Thực thi pháp luật hàng hải Malaysia (MMEA), lên tiếng cảnh báo về việc tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập cụm bãi cạn South Luconia. Ông cũng cho biết MMEA đã triển khai các tàu tới bãi cạn này để bảo vệ an ninh.

    Tháng 11/2015, Phó thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cũng khẳng định Malaysia "sẽ không im lặng khi một cường quốc xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi".

    Những phản ứng của Malaysia khiến cho nhiều chuyên gia khu vực nhận định rằng Kuala Lumpur đang thay đổi lập trường, trở nên ngày càng cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, thậm chí là "quyết đoán một cách bất thường".

    Trung Quốc ngày càng hung hăng

    Báo Malay Mail Online dẫn lời chuyên gia Scott Bentley từ Học viện Quốc phòng Australia và Tang Siew Mun của Viện nghiên cứu IEAS-Yusof Ishak của Malaylsia nhận định nguyên nhân đầu tiên chính là việc Trung Quốc ngày càng hung hăng trên Biển Đông.

    Thời gian qua, Bắc Kinh liên tục triển khai tàu cá và tàu bán quân sự hoạt động gần bờ biển Malaysia, đặc biệt tại khu vực bãi cạn NamLuconia (cách bờ biển Sarawak của Malaysia 84 hải lý).

    Tháng 8/2012, 2 tàu hải giám Trung Quốc chạm trán với các tàu khảo sát của Malaysia ở khu vực bãi cạn James và cụm bãi cạn South Luconia. Tình báo Mỹ bắt đầu mô tả tình hình ở cụm bãi cạn South Luconia là "một thách thức mới trong khu vực".

    Truyền thông Malaysia cũng cáo buộc tàu bán quân sự Trung Quốc dùng vũ lực để đuổi các tàu cá Malaysia ra khỏi bãi cạn South Luconia, khiến cuộc sống của ngư dân địa phương trở nên vô cùng khó khăn.

    Ông Jamali Basri, chủ tịch một hiệp hội ngư dân địa phương, lên án chính sách "ngoại giao tàu chiến" của Trung Quốc đã dẫn tới kết quả là chỉ có các tàu cá Trung Quốc mới có thể hoạt động ở khu vực bãi cạn South Luconia.

    Cuối tháng 12/2015, người dân Malaysia đã biểu tình trước cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Kuching để phản đối hành vi "hiếu chiến" của Bắc Kinh.

    Nhà phân tích cao cấp Shahriman Lockman mô tả về một "hiện thực mới", theo đó các động thái cải tạo của Trung Quốc trên Biển Đông "chắc chắn sẽ đưa hoạt động của các lực lượng trên biển của Trung Quốc tới gần Malaysia hơn bao giờ hết".

    "Phản kháng" như thế nào?

    Giới quan sát nhận định rõ ràng việc Malaysia tỏ ra "hiền lành" với Trung Quốc không đem lại kết quả tích cực nào về vấn đề Biển Đông. Thậm chí, sự nhượng bộ của Kuala Lumpur dường như càng tạo điều kiện cho Bắc Kinh được thể lấn tới. Sức ép của dư luận khiến chính quyền Malaysia khó có thể bưng mắt bịt tai trước những hành vi gây hấn của Trung Quốc.

    Các nhà quan sát cho rằng sự "phản kháng" mà Bộ trưởng Hishammuddin Hussein nhắc đến cho thấy Kuala Lumpur quyết tâm gửi thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ tới Bắc Kinh rằng Malaysia sẽ quyết bảo vệ lợi ích hàng hải quốc gia.

    Bằng chứng là mới đây, Bộ Quốc phòng Malaysia đã tuyên bố thành lập một căn cứ hải quân mới ở Bintulu, Sarawak, và một đơn vị lính thủy đánh bộ. Mục tiêu là củng cố khả năng bảo vệ chủ quyền của Malaysia ở Biển Đông.

    Ngoài ra, nhiều khả năng Malaysia sẽ chú trọng nhiều hơn vào các thỏa thuận an ninh và quốc phòng bên ngoài ASEAN, bao gồm cả Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường (FPDA) với các nước như Australia, đồng thời tăng cường quan hệ song phương với Mỹ.

    Tuy nhiên, xét theo góc độ địa chiến lược, có thể thấy Malaysia vẫn khó có thể thực thi một chiến lược đối đầu dài hạn đối với Trung Quốc.

    Chuyên gia Tang Siew Mun cho rằng Kuala Lumpur cũng không muốn làm điều đó. Bởi Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất và quốc gia Đông Nam Á sẽ thiệt hại nặng nề nếu quan hệ thương mại song phương chao đảo.

    Mặc dù vậy, các phản ứng mới đây cho thấy Malaysia đã bắt đầu xem xét lại việc có nên đánh đổi lợi ích chính trị và chiến lược vì lợi ích kinh tế hay không. Tuyên bố "phản kháng" thể hiện rằng Kuala Lumpur đã bắt đầu coi trọng lợi ích chiến lược hơn.


    Mỹ đưa thêm quân đến Iraq tham gia tiêu diệt IS

    Đã có hai lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng vì IS kể từ khi Mỹ phát động chiến dịch tiêu diệt IS từ tháng 8-2014.

    Hãng tin Fox News (Mỹ) dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 20-3 cho biết Mỹ sẽ triển khai thêm quân đến Iraq để chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

    Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ được đưa ra một ngày sau khi một quả pháo của IS đánh trúng vào một nhóm lính thủy đánh bộ Mỹ. Vụ việc làm một người chết và và nhiều người khác nguy kịch.

    Vụ việc xảy ra ngày 19-3 ở thị trấn Makhmur (bắc Iraq), cách căn cứ chính của IS mà TP Mosul chừng 120 km.

    linh thuy danh bo my louis f.cardin thiet mang tai iraq ngay 19-3 vi trung phap cua is. (anh: daily mail)

    Lính thủy đánh bộ Mỹ Louis F.Cardin thiệt mạng tại Iraq ngày 19-3 vì trúng pháp của IS. (Ảnh: DAILY MAIL)

    Sau vụ việc này, tổng cộng đã có hai lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng vì IS kể từ khi Mỹ phát động chiến dịch từ tháng 8-2014.

    Trường hợp thiệt mạng đầu tiên của lính thủy đánh bộ Mỹ được ghi nhận trong một chiến dịch giải cứu con tin ở Iraq. Đó là thương vong đầu tiên của quân đội Mỹ kể từ khi chấm dứt vai trò chiến đấu và rút phần lớn khỏi Iraq năm 2011.

    Theo Fox News, số tân binh này sẽ không phối hợp với đơn vị lính thủy đánh bộ viễn chinh (MEU) 26 của Mỹ. Thay vào đó, họ sẽ tác chiến cùng các lực lượng bộ binh Iraq và liên quân chống IS.

    Nhiệm vụ của MEU 26 là duy trì an ninh khu vực vịnh Ba Tư, biển Đỏ, biển Ả Rập và một số vùng biển Ấn Độ Dương, theo Bộ Quốc phòng Mỹ. MEU được trang bị tàu đổ bộ tấn công USS Kearsarge, tàu đổ bộ vận tải USS Arlingtonl và tàu đổ bộ USS Oak Hill.

    Hoạt động quân sự của Mỹ ở Iraq đến nay đã tròn 13 năm (19-3-2011 đến 19-3-2016). Hiện có gần 3.700 lính bộ binh Mỹ đang ở Iraq làm công tác huấn luyện quân đội nước này.


    Trung Quốc phản ứng giận dữ Mỹ bắt tay với Philippines

    Ngay sau khi Washington và Manila nhất trí về việc chọn năm địa điểm đặt căn cứ quân sự Mỹ ở Philippines, phía Trung Quốc đã phản ứng giận dữ.

    quan doi my dang tien hanh tap tran o doanh trai fort magsaysay, bac manila - anh:reuters

    Quân đội Mỹ đang tiến hành tập trận ở doanh trại Fort Magsaysay, bắc Manila - Ảnh:Reuters

    Ngày 19-3, Hãng tin Tân Hoa xã kết tội Mỹ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông với những lời lẽ ít ngoại giao.

    Bài xã luận trên Tân Hoa xã viết kiểu đe dọa: “Khuấy đục Biển Đông và biến châu Á - Thái Bình Dương thành một Trung Đông thứ hai sẽ không tốt cho Mỹ.

    Thực hiện thỏa thuận quốc phòng đã ký hai năm trước đây với Philippines - một trong các bên tranh chấp Biển Đông hung hăng nhất - và chọn lựa một căn cứ không quân nằm đối diện với quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là một trong năm vị trí đóng quân sắp tới của lực lượng Mỹ đã cho phép suy đoán về mục đích thật sự của Washington đằng sau những động thái này”.

    Trong khi đó ngày 20-3, Hãng tin Kyodo của Nhật dẫn nguồn tin ngoại giao tiết lộ Bắc Kinh đã gây sức ép, yêu cầu Tokyo không nhắc tới Biển Đông ở Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Nhật vào tháng 5 tới.

    Nguồn tin tiết lộ “yêu cầu” này được trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu đưa ra trong cuộc họp với thứ trưởng đặc trách các vấn đề chính trị của Bộ Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama tại Tokyo hồi cuối tháng 2 vừa qua.

    Theo đó, ông Khổng đã tỏ rõ sự bất mãn với những chỉ trích của Nhật liên quan đến các động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Ông này mỉa mai rằng Tokyo dù không liên quan nhưng đang hành động như một bên có tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời tỏ ra hoài nghi liệu Nhật có thật sự muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc hay không.

    Ông Khổng Huyễn Hựu thậm chí cảnh báo rằng cách mà Nhật tiếp cận vấn đề Biển Đông tại Hội nghị G7 sắp tới sẽ là phép thử cho quan hệ song phương và khẳng định Bắc Kinh sẽ theo dõi chặt chẽ chuyện này.

    Nói một cách khác, theo ông Khổng, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản có được cải thiện hay không và bao nhiêu là tùy thuộc vào cách Nhật Bản đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự.

    Đáp lại, thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản khẳng định Tokyo không chấp nhận bất cứ hành động nào làm thay đổi hiện trạng Biển Đông.

    Ông Sugiyama cũng nhấn mạnh cần phải thiết lập các quy tắc trên biển vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.


    Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đòi lại tài sản ở KCN Kaesong

    binh linh han quoc gac cong dan vao khu cong nghiep kaesong tren dat trieu tien da bi dong cua, ngay 11.2.2016 - anh: reuters

    Binh lính Hàn Quốc gác cổng dẫn vào Khu công nghiệp Kaesong trên đất Triều Tiên đã bị đóng cửa, ngày 11.2.2016 - Ảnh: Reuters

    Một nhóm doanh nghiệp Hàn Quốc có kế hoạch sang Triều Tiên để đòi tài sản của họ ở khu công nghiệp Kaesong bị Bình Nhưỡng trưng dụng sau khi Seoul quyết định đóng cửa khu công nghiệp này.
    Hãng tin Yonhap ngày 21.3 cho biết Bộ thống nhất Hàn Quốc phản đối kế hoạch của một nhóm nhà đầu tư có ý định sang Triều Tiên để gặp giới chức nước này, thương lượng đưa tài sản của họ về nước. Bộ này lo ngại không chỉ vấn đề tài sản mà cả tính mạng của các nhà đầu tư khó được đảm bảo khi đặt chân sang bên kia biên giới.
    “Đó không chỉ chuyện gặp gỡ giới chức Triều Tiên để đòi lại tài sản. Chúng tôi còn lo lắng sự an toàn và mối đe dọa của Triều Tiên đối với các doanh nghiệp”, người phát ngôn Jeong Joon-hee của Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói trong buổi họp báo thường kỳ khi phản đối chuyến đi của nhóm doanh nghiệp Hàn Quốc.
    Nhóm doanh nghiệp đại diện cho khoảng 120 công ty Hàn Quốc đầu tư ở khu công nghiệp Kaesong trên lãnh thổ Triều Tiên gần biên giới giữa 2 nước. Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố đóng cửa khu công nghiệp này nhằm phản đối vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 1.2016.
    Để đáp trả, Bình Nhưỡng hồi đầu tháng 3.2016 cũng tuyên bố trưng dụng toàn bộ tài sản ở khu công nghiệp Kaesong, một biểu tượng của sự hợp tác giữa 2 miền Triều Tiên do cựu tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đề xướng hồi những năm 2000 cho kế hoạch lâu dài nhằm thống nhất 2 miền Nam - Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đồng thời cũng tuyên bố vô hiệu hóa các chương trình hợp tác với Seoul mà 2 bên đã thực hiện trong nhiều năm qua.
    Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc ở khu công nghiệp Kaesong ước đoán tổng giá trị tài sản mà họ bị mất khoảng 815 tỉ won, tương đương 700 triệu USD. Seoul đưa ra chính sách hỗ trợ gọi là bù đắp một phần mất mát, nhưng các doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng quá ít.
    Chưa rõ chính phủ Hàn Quốc có chấp thuận chuyến “du lịch” của nhóm doanh nghiệp nước này hay không. Công dân Hàn Quốc muốn du lịch Triều Tiên phải được sự đồng ý của giới chức của cả 2 nước.

    Tổng thống Pháp phá nát quan hệ với Nga

    Tổng thống Pháp "đã phá bỏ hoàn toàn các nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Nga" khi vẫn áp dụng các lệnh trừng phạt chống Nga dù rất cần đến sự trợ giúp của Nga...

    cuu thu tuong phap françois fillon.

    Cựu Thủ tướng Pháp François Fillon.

    Tổng thống Pháp Francois Hollande "đã phá bỏ hoàn toàn các nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Nga" khi vẫn áp dụng các lệnh trừng phạt chống lại Nga dù rất cần đến sự trợ giúp của Nga cho cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

    Nhận định trên do cựu Thủ tướng Pháp François Fillon, đồng thời là một trong những thủ lĩnh của đảng Cộng hòa, đảng đối lập lớn nhất tại Pháp đưa ra.

    "Nga là đối tác của chúng ta và chúng ta không thể giành thắng lợi trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và giải quyết được cuộc khủng hoảng Syria mà không có sự tham gia của Nga"- François Fillon trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn RTL.

    Cựu Thủ tướng Pháp cũng nhấn mạnh rằng khi Nga bắt đầu thực hiện chiến dịch quân sự ở Syria, giới lãnh đạo Pháp cũng đưa ra các tuyên bố về phối hợp hành động giữa hai nước.

    Tuy nhiên, chính quyền Pháp lại không có bất cứ hành động thực tế nào chứng tỏ sự hợp tác này.

    "Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là các lệnh cấm vận chống lại Nga. Sẽ không thể nào tồn tại một thực tế là một mặt là đồng minh của nhau, mặt khác lại áp đặt lệnh cấm vận chống lại đồng minh.

    Francois Hollande đáng lẽ ra phải kêu gọi các đối tác trong EU hủy bỏ các lệnh cấm vận chống Nga. Tuy nhiên, chúng ta lại vẫn thực hiện chính sách thiển cận này"- Cựu Thủ tướng Pháp phát biểu.

    Cựu Thủ tướng François Fillon cũng nhấn mạnh rằng các lệnh cấm vận không có bất cứ ảnh hưởng nào lên chính sách của giới lãnh đạo Nga mà ngược lại chỉ làm cho người dân của một cường quốc luôn tự hào về đất nước mình trở nên tức giận và có thái độ không tốt với Pháp.

    "Đây rõ ràng là chính sách sai lầm"- François Fillon kết luận.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn