TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh sáng 07-04-2016

    WikiLeaks: Các tác giả “hồ sơ Panama” chủ ý tấn công ông Putin?

    Theo Sputnik, WikiLeaks cho rằng Trung tâm nghiên cứu tham nhũng và tội phạm có tổ chức (OCCRP), tham gia vụ công bố hồ sơ Panama cố ý bôi nhọ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
    afp 2016/ philippe huguen

    AFP 2016/ Philippe Huguen

    Theo Sputnik, WikiLeaks cho rằng Trung tâm nghiên cứu tham nhũng và tội phạm có tổ chức (OCCRP), tham gia vụ công bố hồ sơ Panama cố ý bôi nhọ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
    "Cuộc tấn công nhắm vào ông Putin đã được chuẩn bị bởi OCCRP, hoạt động tại Nga và Liên Xô trước đây, được USAID và quỹ Soros tài trợ. Trung tâm Mỹ OCCRP đã làm một công việc tốt, nhưng chính phủ Mỹ trực tiếp tài trợ cho cuộc tấn công vào Putin với "hồ sơ Panama" đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trung thực của nó ", Sputnik của Nga dẫn thông cáo chính thức của WikiLeaks công bố trên Twitte cho biết.
    Trước đó, báo Đức Süddeutsche Zeitung đã công bố hồ sơ của công ty luật Mossack Fonseca (Panama), theo tờ báo này, các hồ sơ đó cho thấy một số nhà lãnh đạo thế giới và giới thân cận của họ trốn thuế thông qua các công ty offshore (công ty cảnh ngoại).
    Tài liệu lọt vào tay các nhà báo Đức đã được chuyển cho Hiệp hội quốc tế báo chí điều tra (ICIJ - International Consortium of Investigative Journalists) và Trung tâm nghiên cứu tham nhũng và tội phạm có tổ chức (OCCRP - Organized Crime and Corruption Reporting Project).
    Tuy nhiên, theo một trong các nhà sáng lập Mossack Fonseca là luật sư Ramon Fonseca, các tác giả điều tra về việc sử dụng công ty cảnh ngoại đã hiểu sai các hồ sơ.
    Ông cũng nói rằng các tài liệu đã bị đánh cắp do hậu quả tấn công của hacker, ông đã gửi một tuyên bố về việc này đến văn phòng công tố Panama.
    Trước đó, theo RFI, phát ngôn viên của tổng thống Vladimir Putin đã tố cáo đây là "vụ tấn công truyền thông" được lên kế hoạch từ trước, với mục đích gây bất ổn tại Nga trước kỳ bầu cử lập pháp vào tháng Chín tới đây và trong tương lai là nhằm hạ uy tín nguyên thủ Nga trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2018. Bởi vì ông Vladimir Putin là mục tiêu chính của vụ "Panama Papers", mặc dù nhiều lãnh đạo khác và những nhân vật nổi tiếng Nga cũng bị nêu danh.
    Trong một diễn diến biến đáng chú ý, Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đã trở thành “nạn nhân” đầu tiên của vụ rò rỉ tài liệu gây chấn động Panama Papers.
    Ông Gunnlaugsson đã từ chức ngày 5/4 sau những cáo buộc của Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) cho rằng ông che giấu tài sản ở nước ngoài và trốn thuế.

    Mỹ sắp triển khai siêu tiêm kích F-35 gần biên giới Nga

    Không quân Mỹ đã quyết định triển khai hai phi đội siêu tiêm kích F-35 đầu tiên tại căn cứ không quân Eielson, Alaska, gần biên giới Nga.
    tiem kich the he 5 f-35 cua my trong mot cuoc bay thu nghiem. anh: military

    Tiêm kích thế hệ 5 F-35 của Mỹ trong một cuộc bay thử nghiệm. Ảnh: Military

    Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây tuyên bố căn cứ không quân Eielson ở tiểu bang Alaska sẽ là địa điểm ngoài lục địa Mỹ đầu tiên được triển khai các chiến đấu cơ tàng hình F-35, theo Defense News.

    Bà Ann Stefanek, phát ngôn viên không quân Mỹ, cho biết Lầu Năm Góc đã xem xét nhiều căn cứ khác nhau ở cả Mỹ lẫn nước ngoài để triển khai F-35, tuy nhiên Eielson là giải pháp tối ưu cuối cùng bởi các lý do địa lý và chiến thuật tác chiến.

    Căn cứ không quân Eielson tại Alaska nằm gần với trung tâm phức hợp huấn luyện Alaska (JPARC) rộng 170.000 km2, nên các chiến đấu cơ F-35 sẽ có một khu vực đủ rộng để tiến hành các cuộc tập trận quy mô. Từ căn cứ này, Washington cũng có thể nhanh chóng triển khai máy bay F-35 đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tình huống khẩn cấp.

    Việc triển khai hai phi đội F-35 cũng nhằm củng cố sức mạnh cho phi đội chiến đấu cơ F-16 đang hoạt động tại đây. Theo kế hoạch, công tác sửa chữa mở rộng sân bay sẽ diễn ra vào năm 2017 và các máy bay F-35 sẽ có mặt tại căn cứ vào năm 2020.

    Alaska là một tiểu bang của Mỹ, nằm tại đầu tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông, Bắc Băng Dương ở phía bắc, và Thái Bình Dương ở phía tây và phía nam, đối diện với Nga qua eo biển Bering.

    Trước thế kỷ 18, Alaska nằm dưới sự cai quản của Nga. Tuy nhiên, do những khó khăn kinh tế, Nga hoàng Aleksandr II quyết định bán vùng đất này cho Mỹ vào năm 1867 với giá 7,2 triệu USD.

    Vùng lãnh hải của Alaska nằm sát với lãnh hải của Nga trên eo biển Bering, do đảo Diomede Lớn của Nga và đảo Diomede Nhỏ của Alaska chỉ cách nhau 4,8 km. 


    Máy bay quân sự Nhật chở 6 người mất tích

    Một chiếc máy bay quân sự của Nhật  chở sáu người đã mất tích ở phía nam Nhật Bản ngày 6-4.
    mot chiec may bay u-125. anh: sputnik

    Một chiếc máy bay U-125. Ảnh: Sputnik

    Đài truyền hình NHK (Nhật) ngày 6-4 cho hay chiếc máy bay U-125 đã rời một căn cứ ở tỉnh Kagoshima, thuộc đảo Kyushu vào đầu buổi trưa 6-4.

    Chiếc U-125 sau đó mất liên lạc khi máy bay này cách phía bắc căn cứ trên chừng 11 km. NHK cho biết các trực thăng đã được triển khai để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.

    Phía Bộ Quốc phòng Nhật Bản hiện chưa đưa ra bình luận hay xác nhận nào.


    Bộ trưởng Q​uốc phòng Mỹ: Nga là “nguy cơ chiến lược số 1”

    Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, ông Ash Carter cho rằng cần cải cách quân đội Mỹ để đối phó 5 nguy cơ chiến lược, đứng đầu là Nga.

    bo truong bo quoc phong my ash carter phat bieu tai cisis ngay 5-4 - anh: span

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu tại CISIS ngày 5-4 - Ảnh: SPAN

    Theo Russia Today, buổi nói chuyện của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Ash Carter diễn ra ngày 5-4 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington.

    Trong buổi nói chuyện, ông Ash Carter cho biết với mong muốn làm cho quân đội Mỹ hoạt động hiệu quả và điều phối tốt hơn khi phải đối mặt với “nguy cơ chiến lược” từ Nga, ông đang tìm cách bổ sung, cập nhật những nội dung thực tiễn cho cơ cấu tổ chức của Lầu Năm Góc vốn đã được xây dựng từ những năm 1970.

    Phát biểu tại CSIS, ông Carter nói, những cải cách tổ chức quân đội đó rất cần thiết, vì nó sẽ giúp quân đội Mỹ linh hoạt và có sự chuẩn bị tốt hơn nhằm đối phó với năm thách thức chiến lược mà ông liệt kê theo thứ tự là “Nga, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Iran và chủ nghĩa khủng bố”.

    Những đề xuất cải cách quân đội của Lầu Năm Góc có xu hướng trao thêm quyền lực cho chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân trong việc cố vấn và điều phối giữa các hoạt động và mệnh lệnh khác nhau, giúp các mệnh lệnh hiệu quả hơn.

    Theo giáo sư Gerry Sussman của Đại học quy hoạch và nghiên cứu đô thị Portland, nước Nga hiện tại cũng như Liên bang Xô Viết trước đây, đã trở thành một “chủ đề đoàn kết” với các chiến lược gia về chính sách đối ngoại của Mỹ. Yếu tố này giúp họ đặt “một chính sách đối ngoại bị phân tán tập trung bao quanh một mục tiêu chung”.

    Cũng theo giáo sư Gerry Sussman, “nước Mỹ thực sự đã mất khá nhiều quyền lực trong những năm qua tại Trung Đông và Đông Âu, và tôi nghĩ chỉ còn cách là tạo ra một “con quái vật tưởng tượng” hiện thân trong tổng thống Putin và nước Nga”.

    Ông Sussman nhận định, sở dĩ Nga được ông Carter xếp vào diện nguy cơ chiến lược số 1 là bởi Matxccơva đang cho thấy họ là “một nguy cơ với các lợi ích toàn cầu của Mỹ… với tầm ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới”.


    Tổng thống Ukraine: Các nước Baltic tồn tại mối đe dọa xâm lược từ Nga

    Tổng thống Ukraine Piotr Poroshenko tuyên bố rằng, ban lãnh đạo Nga đang mơ ước khôi phục lại Liên bang Xô viết.
    tong thong ukraine piotr poroshenko.

    Tổng thống Ukraine Piotr Poroshenko.

    Tổng thống Ukraine Piotr Poroshenko tuyên bố rằng, ban lãnh đạo Nga đang mơ ước khôi phục lại Liên bang Xô viết. Ông đã nói về điều này trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ Fox News, Sputnik thuật lại.
    "Nếu các vị hỏi liệu tôi có tin ông Putin, tôi sẽ trả lời không," ông Poroshenko nói.
    Theo chính khách Ukraine, ban lãnh đạo Nga hành động rất khó lường, nhưng sự giải thích rõ nhất cho những hành động của điện Kremlin chính là mong muốn khôi phục lại "đế chế Xô viết". "Và tất nhiên, một đế chế như vậy không thể thiếu Ukraine," ông Poroshenko nhận định.
    Tổng thống Ukraine cho rằng, với các nước Baltic cũng tồn tại mối đe dọa xâm lược từ Nga. Ông bổ sung rằng, hệ thống an ninh toàn cầu được xây dựng sau Chiến tranh thế giới II đã không còn hoạt động sau khi Crưm bị "thôn tính" và xảy ra xung đột ở miền Đông Ukraine.

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn