TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh tối 26-01-2016

    Trường đại học Thụy Điển đóng cửa vì bị dọa thảm sát

     Trường ĐH Orebro ở miền trung Thụy Điển sẽ đóng cửa trong hôm nay, 25-1 sau khi nhận được lời đe dọa nặc danh gây lo sợ về khả năng xảy ra một vụ thảm sát hàng loạt được lên kế hoạch trước. 

    canh sat vu trang canh gac tai stockholm - anh: afp

    Cảnh sát vũ trang canh gác tại Stockholm - Ảnh: AFP

    "Một mối đe dọa trực tiếp nhắm đến ĐH Orebro đã được đăng tải trên ứng dụng Jodel" - trường Orebro cho biết trong một tuyên bố hôm 24-1.

    "Chúng tôi không thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của sinh viên, nhân viên và khách. Vì vậy chúng tôi đã quyết định, sau khi tham khảo ý kiến của cảnh sát, là sẽ đóng cửa trường đại học hôm 25 tháng 1" - trang mạng của trường thông báo.

    AFP cho biết Jodel là một ứng dụng của Đức trên điện thoại di động, cho phép sinh viên trong cùng một khuôn viên trường học liên lạc nặc danh với nhau. Ứng dụng này khá phổ biến trong một số trường đại học của Thụy Điển.

    Theo hãng tin TT của Thụy Điển, một thông điệp đăng tải trên Jodel đã cảnh báo các sinh viên rằng họ không được đến lớp vào sáng thứ hai (25-1) nếu còn muốn sống".

    ĐH Orebro đã nộp đơn khiếu nại và cảnh sát đã tăng cường sự hiện diện trong khuôn viên trường.

    Orebro là nơi theo học của 17.000 sinh viên và có 1.200 nhân viên.

    Hôm 12-10-2015, ĐH Lund ở miền nam Thụy Điển cũng nhận được một mối đe dọa tương tự và buộc đóng cửa trường học trong một ngày.

    Một thông điệp tương tự cũng được phát đi trước vụ nổ súng tại trường Cộng đồng Umpqua tại Mỹ hôm 1-10-2015 khi một người đàn ông 26 tuổi giết chết 9 người khác trước khi tự sát.

    Nếu cuộc điều tra cho thấy không có nguy hiểm gì thì trường ĐH lớn thứ hai Thụy Điển Orebro sẽ sớm mở cửa trở lại.

    Chú thích ảnh: Cảnh sát vũ trang canh gác tại Stockholm Ảnh: AFP


    Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc lạnh cóng, 86.000 người mắc kẹt

     Tại đảo Jeju của Hàn Quốc, tuyết rơi dày 11cm; tại thị trấn Kitahiroshima, Nhật Bản tuyết rơi dày 74cm trong khi tại Hong Kong nhiệt độ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 60 năm...

    du khach len nui tai mo shan cao nhat o hong kong de ngam tuyet - anh: reuters

    Du khách lên núi Tai Mo Shan cao nhất ở Hong Kong để ngắm tuyết - Ảnh: Reuters

    Theo AFP ngày 25-1, 86.000 người đã bị mắc kẹt tại đảo Jeju của Hàn Quốckhi tuyết rơi mạnh nhất trong vòng 30 năm khiến 1.100 chuyến bay bị hủy trong 25 và ngày 24-1.

    Bộ Giao thông Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp tục đóng cửa sân bay quốc tế Jeju đến ít nhất 20g hôm nay 25-1 (giờ địa phương, tức 18g theo giờ VN) do tuyết dày và gió mạnh.

    Tại nhiều địa điểm trên đảo Jeju, tuyết rơi dày tới 11cm và ở vùng núi cao là tới hơn 1m. 

    Tại thủ đô Seoul, nhiệt độ cũng đột ngột giảm xuống - 18 độ C trong chiều 24-1. Trước đó chiều 23-1, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc đã phát cảnh báo về thời tiết giá lạnh bất thường - cảnh báo đầu tiên trong 5 năm qua.

    Theo dự báo, nhiệt độ vào buổi sáng trong những ngày tới ở Hàn Quốc sẽ giảm xuống dưới mức -15 độ C.

    Tại Nhật Bản, hãng tin Kyodo cho biết 5 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong loạt vụ tai nạn liên quan đến thời tiết trên cả nước trong 24 giờ qua.

    Tại nhiều khu vực miền tây và miền trung Nhật Bản, tuyết rơi dày bao trùm các thị trấn và thành phố làm gián đoạn giao thông khiến hàng loạt chuyến bay bị hủy, trong khi ngành đường sắt cũng buộc phải giảm chuyến.

    Theo truyền thông địa phương, tại các tỉnh Nagasaki và Kagoshima, nhiệt độ đã giảm sâu so với nền nhiệt trung bình 16 độ C của tháng trước. Tại thị trấn Kitahiroshima, tuyết rơi dày tới 74cm trên đường phố.

    Tại đảo Amami, một hòn đảo nhiệt đới nằm cách thành phố Kagoshima 380km về phía tây nam, tuyết rơi lần đầu tiên trong 115 năm. 

    Tại thị trấn Kunigami, đảo Okinawa, nhiệt độ rơi xuống mức 4,2 độ C - mức thấp nhất từ trước tới nay. 

    Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dự báo tình hình tuyết giá sẽ còn tiếp diễn trong những ngày tới. 

    Tại Hong Kong, người dân đang gồng mình chịu đựng cái lạnh 3 độ C là mức thấp nhất trong gần 60 năm qua.

    "Trời rất lạnh và có gió mạnh. Người dân nên mặc quần áo ấm và tránh để bị gió lùa", thông báo trên trang web của chính quyền thành phố viết.

    Một số gan dạ hơn mạo hiểm ra để leo lên ngọn núi cao nhất của lãnh thổ, Tai Mo Shan.

    "Thời tiết thế này là quá lạnh đối với tôi. Hong Kong phải ấm áp, chứ thế này không phải là Hong Kong", một người dân nói.

    Tại Trung Quốc, nhà chức trách tiếp tục duy trì cảnh báo màu cam - mức cảnh báo cao thứ hai, do thời tiết lạnh giá.

    Tờ People's Daily đưa tin thành phố Quảng Châu lần đầu tiên có tuyết rơi kể từ năm 1929.


    Đánh bom tự sát ở Cameroon, 25 người thiệt mạng

    linh cameroon tuan tra tai thi tran fotokol gan bien gioi nigeria ngay 17.2.2015 - anh: afp

    Lính Cameroon tuần tra tại thị trấn Fotokol gần biên giới Nigeria ngày 17.2.2015 - Ảnh: AFP


    Bốn kẻ đánh bom tự sát kích nổ bom ở một ngôi chợ tại vùng miền bắc Cameroon ngày 25.1 làm khoảng 25 người thiệt mạng, nhiều người bị thương, Reuters dẫn thông báo của chính quyền địa phương cho hay.

    Theo Reuters, các vụ nổ xảy ra ở khu chợ Bodo thuộc vùng cực bắc Cameroon, gần biên giới Nigeria, nơi các tay súng của nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram thường xuyên hoạt động.

    “Đó là hành động khủng bố do 4 kẻ đánh bom tự sát thực hiện. Khoảng 25 người đã thiệt mạng, nhiều người bị thương”, một đại diện giấu tên của chính quyền địa phương nói với Reuters.

    Đầu tháng 1.2016, Bộ trưởng Truyền thông Cameroon, ông Issa Bakary Chiroma cho biết từ năm 2013 đã có khoảng 1.200 người trở thành nạn nhân trong các cuộc tấn công của phiến quân Boko Haram tại vùng cực bắc nước này.

    Boko Haram là nhóm Hồi giáo cực đoan hoạt động chủ yếu ở Nigeria, Cameroon và Chad, chủ trương áp đặt luật Sharia trong khu vực. Từ năm 2009 đã có hơn 13.000 người trở thành nạn nhân của nhóm này.


    Ấn Độ đạt thoả thuận mua 36 tiêm kích Rafale của Pháp

    hop dong ban may bay chien dau rafale la trong tam trong chuyen tham an do cua tong thong phap francois hollande (trai) - anh: reuters

    Hợp đồng bán máy bay chiến đấu Rafale là trọng tâm trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Pháp Francois Hollande (trái) - Ảnh: Reuters


    Ấn Độ đã đồng ý mua 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp. Mức giá của hợp đồng vẫn đang được thoả thuận.
    Thông tin được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo ngày 25.1, theo tờTimes of India; thoả thuận được ký kết nhân dịp Tổng thống Pháp Francois Hollande thăm Ấn Độ. Ông Hollande gọi đây là một quyết định dứt khoát và vấn đề tài chính sẽ được giải quyết trong vài ngày tới.
    Hợp đồng này được coi là trọng tâm trong chuyến thăm Ấn Độ lần này của Tổng thống Pháp. Hợp đồng ước tính trị giá 9 tỉ USD này được chính phủ 2 nước xúc tiến từ năm 2015, sau khi các cuộc đàm phán thương mại với nhà sản xuất máy bay là hãng Dassault Aviation bị đổ vỡ, theo Reuters.
    Lãnh đạo 2 nước cũng đồng ý giảm số lượng đặt mua xuống còn 36 thay vì 126 chiếc như dự tính ban đầu. Số máy bay này sẽ giúp Ấn Độ đáp ứng nhu cầu khẩn cấp trong không quân vì đang phải đối mặt với Trung Quốc đang ngày một gia tăng sức ép và Pakistan - kẻ thù lâu năm của Ấn Độ.
    Hợp đồng mua máy bay Rafale là một phần trong kế hoạch nâng cấp quân đội trị giá 150 tỉ USD mà Ấn Độ đã khởi động. Kế hoạch này đã thu hút nhiều nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới đến với một trong những thị trường vũ khí lớn nhất hiện nay.

    Chủ tịch Trung Quốc sẽ đến Mỹ lần hai để bàn chuyện hạt nhân

    ong tap can binh trong chuyen cong du den my hoi thang 9.2015 - anh: reuters

    Ông Tập Cận Bình trong chuyến công du đến Mỹ hồi tháng 9.2015 - Ảnh: Reuters


    Báo South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 24.1 dẫn nguồn tin từ các chuyên gia quân sự và quốc phòng của Mỹ và Trung Quốc cho biết ông Tập Cận Bình sẽ có mặt ở thủ đô Washington vào tháng 3.2016 để tham dự Diễn đàn an ninh hạt nhân. Đây là chuyến thăm nước Mỹ lần thứ 2 của lãnh đạo Trung Quốc trong vòng sáu tháng.
    Chuyến thăm đầu tiên của ông Tập đến nước Mỹ diễn ra hồi tháng 9.2015 và lãnh đạo 2 nước đồng ý tăng cường hợp tác về an ninh hạt nhân. Sau đó, Nhà Trắng tuyên bố Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp để bàn tiếp về vấn đề hạt nhân trước khi diễn đàn được tổ chức.
    Tuy nhiên, đến thời điểm này, Bắc Kinh chưa xác nhận gì về chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.
    Ông Zhang Tuosheng, thuộc Quỹ Nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Trung Quốc, nhận định: “Hai nước chia sẻ mối quan tâm chung về việc ngăn chặn khủng bố hạt nhân; vì vậy tôi nghĩ sẽ có rất nhiều vấn đề để lãnh đạo hai nước thảo luận”. 
    Dù có mối quan tâm chung nhưng 2 nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc luôn có những bất đồng về vấn đề hạt nhân, cụ thể là chương trình hạt nhân của Triều Tiên, đồng minh lâu năm của Trung Quốc.
    Nhiều chuyên gia Mỹ chỉ trích Trung Quốc chưa làm đủ  mức cần thiết để ngăn vụ thử hạt nhân thứ tư của Bình Nhưỡng hôm 6.1 qua, trong khi các nhà chiến lược của Trung Quốc khẳng định họ đã làm tất cả để gây áp lực lên Triều Tiên. Vấn đề là sức ảnh hưởng của Trung Quốc không đủ lớn để làm thay đổi Bình Nhưỡng.

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn