TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh trưa 09-10-2015

    Yêu cầu LHQ điều tra Trung Quốc phá hoại môi trường biển Đông

    Một tổ chức phi chính phủ hôm 7-10 đã đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) yêu cầu điều tra hoạt động cải tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở biển Đông, gây tác động tiêu cực đối với các nguồn tài nguyên biển.
    Trong thư gửi cho Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và Giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner, ông Roile Golez, nguyên Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines, kêu gọi các cơ quan trên "điều tra và có hành động thích hợp" đối với hoạt động cải tạo của Trung Quốc đã "hủy diệt các rạn san hô ở biển Đông".

    Ông Golez đã trích dẫn Công ước quốc tế về đánh bắt cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật biển cùng Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) vừa được các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra mới đây để làm căn cứ cho những khiếu nại của tổ chức này.

    Hồi tháng trước, các nhà lãnh đạo thế giới đã bày tỏ sự ủng hộ của mình cho việc thiết lập các mục tiêu phát triển mới nhằm mục đích kiềm chế tình trạng nghèo đói trong 15 năm tiếp theo. Một trong 17 SDG này có SDG nhằm mục đích "bảo tồn và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên biển để phát triển bền vững".

    "Chúng tôi cảnh báo rằng hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở biển Đông đã và đang gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được đối với các rạn san hô ở khu vực bị ảnh hưởng, đặc biệt ở đá Vành Khăn, Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven và Tư Nghĩa", Golez cho biết trong thư của mình.

     hinh anh ve tinh chup ngay 20-9-2015 cho thay trung quoc hoan tat duong bang trai phep tren da chu thap, thuoc quan dao truong sa cua viet nam. anh: ihs

     Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 20-9-2015 cho thấy Trung Quốc hoàn tất đường băng trái phép trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: IHS

    Trong một cuộc phỏng vấn hôm 7-10, ông dẫn lời nhà sinh học biển John McManus, người nói rằng hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở biển Đông đang "làm biến dạng các rạn san hô ở khu vực này với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử loài người".

    Golez nhấn mạnh rằng theo giới chuyên gia về sinh vật biển, những thiệt hại gây ra đối với các rạn san hô trong khu vực có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 300 triệu dân, những người vốn sinh sống phụ thuộc vào biển Đông, nơi chiếm 10% sản lượng hải sản thế giới.
    "Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến Philippines nói riêng mà còn toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cả thế giới nói chung" - Golez nói. Ông cũng cho biết thêm rằng cộng đồng quốc tế cần phải lên tiếng cảnh tỉnh về tình hình ở biển Đông và có hành động cụ thể để ngăn chặn.
    Golez tin tưởng LHQ và UNEP sẽ đồng ý với Marcha rằng các hoạt động của Trung Quốc là "vi phạm trực tiếp và phá hoại mục tiêu SDG mà đã được phê duyệt" và xem xét đề nghị của tổ chức phi chính phủ này.

    Hillary Clinton phản đối TPP

    Ứng viên tổng thống Mỹ hôm qua nói bà lo ngại về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), khác hẳn với quan điểm ủng hộ xoay trục châu Á trước đây.
    ba hillary phan doi tpp nham gianh them su ung ho cua cu tri trong cuoc dua vao nha trang. anh: reuters

    Bà Hillary phản đối TPP nhằm giành thêm sự ủng hộ của cử tri trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

    Bà Hillary cho rằng thỏa thuận này sẽ không "đủ sức" kiểm soát được việc thao túng tiền tệ hoặc bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá thuốc quá cao, theoReuters.

    "Tiêu chuẩn ở đây rất cao, dựa trên những gì tôi chứng kiến, tôi không tin thỏa thuận đã đạt được yêu cầu đó. Rủi ro quá lớn, bất chấp những nỗ lực cao nhất của chúng ta, thỏa thuận này sẽ có hại hơn là thuận lợi", bà nói trong cuộc vận động tranh cử ở bang Iowa. 

    Giới quan sát cho rằng việc phản đối này sẽ giúp bà Hillary thu hút sự ủng hộ từ các nhóm lao động và người của đảng Dân chủ có tư tưởng tự do. Họ là những người phản đối TPP do lo ngại sẽ mất việc làm trong ngành sản xuất và làm suy yếu luật về môi trường. Bên cạnh đó, nếu Phó tổng thống đương nhiệm Joe Biden tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng, bà Hillary có thể cần một cương lĩnh tranh cử khác biệt.

    Tỷ lệ ủng hộ dành cho Hillary gần đây sụt giảm do những tranh luận xung quanh việc bà sử dụng email cá nhân khi còn là ngoại trưởng.

    Tuyên bố phản đối TPP của bà được đưa ra trước khi các đối thủ trong đảng Dân chủ có cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên vào tuần sau. Bà Clinton từng ủng hộ TPP khi còn là ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama.

    TPP muốn được thực thi cần được Quốc hội Mỹ thông qua. Tuy nhiên thỏa thuân này đang bị các nghị sĩ hoài nghi.

    TPP được Mỹ và 11 quốc gia thành viên tuyên bố hoàn tất đàm phán hôm 5/10 sau thảo luận kéo dài 5 năm. Thỏa thuận nhắm tới việc tự do hóa thương mại trong khu vực chiếm 40% nền kinh tế thế giới, được coi là thành công mang tính di sản của ông Obama. Các thành viên khác gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.


    Giải Nobel Văn chương 2015 vinh danh nữ nhà văn Belarus

    Nhà văn, nhà báo người Belarus Svetlana Alexievich đã chiến thắng giải thưởng Nobel Văn chương năm 2015. Chủ tịch Viện Hàn lâm Thụy Điển Sara Danius khi công bố giải thưởng ở Stockholm đã gọi những sáng tác của bà là “một tượng đài của sự dũng cảm và khốn khổ trong thời đại chúng ta”.
    Những người từng đoạt giải trước đó có các đại văn hào Rudyard Kipling và Ernest Hemingway. Nhà văn lịch sử người Pháp Patrick Modiano được vinh danh vào năm 2014.
    Bà Svetlana Alexievich, 67 tuổi, là một nhà văn chính trị, phê phán của chính phủ Belarus. Bà Alexievich là nhà báo đầu tiên đạt được giải thưởng Nobel Văn chương.

    Tác phẩm nổi tiếng nhất trong bản dịch tiếng Anh của bà là Voices From Chernobyl, một tiểu thuyết lịch sử về thảm họa hạt nhân năm 1986; Boys In Zink, viết về cuộc chiến của Liên Xô - Afghanistan.

     nha van svetlana alexievich duoc vinh danh trong giai thuong nobel van chuong 2015. anh: bbc

     Nhà văn Svetlana Alexievich được vinh danh trong giải thưởng Nobel Văn chương 2015. Ảnh: BBC

    Viện Hàn lâm Thụy Điển cho biết: "Bằng phương pháp đặc biệt của mình - một sáng tác cẩn thận chắp nối tiếng nói của nhân loại - Alexievich đã tô đậm thêm sự hiểu biết của chúng ta về toàn bộ thời đại này”.

    Nữ văn sĩ Alexievich sinh năm 1948 tại thị trấn Ivano-Frankivsk, Ukraine, có cha là người Belarus, mẹ là người Ukraine.

    Sau khi tốt nghiệp ĐH Minsk vào năm 1972, bà đi viết báo trong nhiều năm trước khi xuất bản quyển sách đầu tiên War's Unwomanly Face vào năm 1985.

    Nói về quan điểm chọn theo đuổi báo chí, bà Alexievich viết trên trang cá nhân: “Tôi chọn một thể loại mà tiếng nói của con người cất lên vì chính họ”.

    Với giải Nobel Văn chương 2015, bà Alexievich đã đánh bại hai đối thủ nặng ký khác là tiểu thuyết gia Nhật Bản Haruki Murakami và tiểu thuyết gia Kenya Ngugi Wa Thiong'o. Bà cũng là nhà văn nữ thứ 14 giành được giải Nobel Văn chương trong lịch sử.
    Giải thưởng Nobel Văn chương 2015 trị giá khoảng 1 triệu USD.

    Trung Quốc bắt công dân Nhật vì chụp ảnh sân bay Nanji

    Một cư dân Nhật vừa bị bắt ở phía đông tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vì chụp ảnh sân đáp trực thăng nằm trên đảo Nanji, sân bay quân sự này có thể được dùng trong cuộc tranh chấp sau này với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, theo tờ Want Paper ghi nhận ngày 6-10.
    Tờ Yomiuru Shimbun,Tokyo cho biết việc bắt giữ này đã làm con số bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ với cáo buộc hoạt động gián điệp lên tới ba người. Một người đàn ông trong số ba người tình nghi là điệp viên của Nhật Bản, ban đầu là người Bắc Triều Tiên sau đó trốn sang Nhật trong những năm nạn đói 1990.

    Người đàn ông này từng là nhân viên nòng cốt của đảng Hàn Quốc, sau này trở thành đặc vụ của Cơ quan Tình báo an ninh Nhật Bản để có được thông tin tình báo liên quan tới Bắc Triều Tiên. Ông bị chính quyền Trung Quốc bắt vào tháng 5 khi trốn sang Bắc Triều Tiên từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

     bo bien dao nanji thuoc tinh chiet giang, trung quoc.

     Bờ biển đảo Nanji thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

    Một công dân Nhật khác bị bắt giữ vì tội gián điệp ở Trung Quốc tuyên bố việc làm này để thúc đẩy sự hiểu biết chung và tình hữu nghị giữa Bắc Kinh và Tokyo. Nhờ sợi dây liên kết chặt chẽ với chính phủ Nhật, người đàn ông thứ hai có thể sẽ được thả tự do sớm.

    Người thứ ba bị bắt tại đảo Nanji đang làm quản lý nhân sự tại một công ty ở tỉnh Chiết Giang. Ông nói với chính quyền rằng việc chụp ảnh sân bay trực thăng do ông chỉ có niềm đam mê với quân sự. Ông nói rằng ông không tuân theo lệnh của bất kỳ ai trong chính quyền Nhật Bản để lấy thông tin từ phía Trung Quốc cả.
    Theo báo cáo của tờ Yomiuri Shimbun, tuy hai trong số ba người đàn ông đã thừa nhận làm việc cho Cơ quan Tình báo an ninh Nhật Bản nhưng không ai thú nhận được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động gián điệp chống lại Trung Quốc.
    Thông tin liên quan đến việc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Nanji là rất nhạy cảm, nó có thể sẽ là bàn đạp cho một cuộc xung đột hải quân tiềm tàng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về sự tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku).

    Washington thừa nhận Triều Tiên đủ năng lực tấn công hạt nhân vào Mỹ

    Chính phủ Mỹ thừa nhận Triều Tiên có đủ năng lực sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công nước Mỹ, và Mỹ sẵn sàng chống trả bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào từ Triều Tiên, một quan chức quân đội cấp cao Mỹ cho biết ngày 7.10.
    do doc bill gortney, tu lenh bo tu lenh phuong bac (northcom) va bo tu lenh phong thu khong gian bac my (norad) - anh: reuters

    Đô đốc Bill Gortney, Tư lệnh Bộ Tư lệnh phương Bắc (NORTHCOM) và Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) - Ảnh: Reuters

    Đô đốc Bill Gortney, Tư lệnh Bộ Tư lệnh phương Bắc (NORTHCOM) và Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD), nói ông nhất trí với những đánh giá tình báo của chính phủ Mỹ cho thấy Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, cũng như có đủ năng lực trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa có thể bắn tới Mỹ, theo Reuters.
    “Chúng tôi đánh giá Triều Tiên có năng lực bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tới đất liền Mỹ”, ông Gortney phát biểu trong buổi hội thảo của tổ chức nghiên cứu về các vấn đề quốc tế Atlantic Council (Mỹ).
    Ông Gortney cho biết những động thái của lãnh đạo Triều Tiên là rất khó dự đoán, nhưng quân đội Mỹ sẵn sàng đáp trả nếu ông Kim Jong-un sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Mỹ.
    Cơ quan không gian Triều Tiên hồi tháng rồi cho biết Bình Nhưỡng đã sản xuất một vệ tinh mới và sẵn sàng phóng tên lửa đưa vệ tinh mới này vào không gian. Nhưng Mỹ và phương Tây cáo buộc Triều Tiên lấy cớ phóng vệ tinh để thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa.
    Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ hồi tháng 3.2015 cho biết Triều Tiên có đủ năng lực phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa trong năm 2015.

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn