TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh trưa 23-02-2016

    Trung Quốc sẽ sớm triển khai quân sự ra Trường Sa?

    Việc triển khai trái phép máy bay chiến đấu có vũ trang ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tháng 11-2015 và động thái mới nhất triển khai trái phép tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo này là tín hiệu cho thấy Trung Quốc (TQ) có kế hoạch dài hạn tăng cường sức mạnh quân sự trên biển Đông, theo hãng tin Reuters (Mỹ) ngày 21-2.

    hinh anh ve tinh chup dao phu lam trong ngay 3-2 (phai) va ngay 14-2. anh: reuters

    Hình ảnh vệ tinh chụp đảo Phú Lâm trong ngày 3-2 (phải) và ngày 14-2. Ảnh: REUTERS

    Tên lửa đất đối không HQ-9 có hệ thống radar dẫn đường, có tầm bắn xa 200 km là loại vũ khí nguy hiểm nhất TQ triển khai ra quần đảo Hoàng Sa trước nay. Theo nhiều nhà phân tích thì TQ xem quần đảo Hoàng Sa có vai trò quan trọng trong bảo vệ hạm đội tàu ngầm hạt nhân của TQ ở đảo Hải Nam cách đó 200 km.

    Reuters dẫn nhận định một số nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh có quan hệ với các nhà chiến lược quân sự TQ rằng các bước đi mở rộng và quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa hiện nay của TQ nhiều khả năng sẽ được lặp lại ở các đảo nhân tạo TQ tạo ra ở quần đảo Trường Sa.

    Nhà phân tích quân sự Bonnie Glaser thuộc Trung tâm An ninh và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS - Mỹ) cho rằng những động thái TQ đã làm với Hoàng Sa là điềm báo trước cho những bước đi tương tự của TQ với Trường Sa. Chuyên gia về biển Đông Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) tin rằng TQ sẽ triển khai những vũ khí tương tự tại Hoàng Sa ra quần đảo Trường Sa trong 1-2 năm nữa.

    Tháng trước TQ thông báo đã cho máy bay thương mại hạ cánh thành công xuống đường băng TQ mới xây dựng ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Và từ các chuyến bay thương mại cho đến các chuyến bay quân sự có thể chỉ cách nhau vài tháng, Reuters dẫn nhận định nhiều nhà phân tích TQ.(PLO)

    Nhà phân tích an ninh Dương Minh Hạ thuộc tổ chức phi lợi nhuận Khủng hoảng quốc tế (Bỉ) nhận định có thể TQ sẽ thận trọng hơn và sẽ phải chịu nhiều tổn thất ngoại giao hơn khi quyết định triển khai quân sự ra quần đảo Trường Sa vì tranh chấp phức tạp hơn.

    Ông Ngô Sĩ Cung, Giám đốc Viện Nghiên cứu biển Đông quốc gia TQ, đồng tình việc triển khai quân sự ra quần đảo Trường Sa có thể sẽ khó khăn hơn ở quần đảo Hoàng Sa nhưng chắc chắn sẽ diễn ra.

    Còn theo Reuters, TQ về dài hạn sẽ có máy bay chiến đấu, máy bay do thám, tàu ngầm tuần tra ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra TQ sẽ đưa một lượng lớn dân ra định cư tại hai quần đảo này để khẳng định tuyên bố chủ quyền.

    Một điều nghiêm trọng nữa, TQ sẽ nỗ lực thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông, tương tự vùng ADIZ mà TQ đã lập trên biển Hoa Đông hồi cuối năm 2013.

    Reuters nhận định bước đi này của TQ có thể sẽ kích thích Mỹ và Nhật có các hoạt động tuần tra giám sát biển Đông nhiều hơn bất chấp các phản ứngtừ trước đến nay từ Bắc Kinh.


    Ấn Độ: Bạo loạn kéo dài, 10 người chết

    Hôm 21-2, Ấn Độ triển khai hàng ngàn quân lính đến bang Haryana để dập tắt các cuộc biểu tình do cộng đồng người Jat gây ra.

    Bạo loạn và cướp bóc diễn ra ở bang Haryana - do cộng đồng người Jat gây ra - là hậu quả của sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt để giành được việc làm và tiếp cận giáo dục ở Ấn Độ.

    Tại TP Bahadurgarh (phía Tây Delhi), khoảng 2.000 người biểu tình đã chiếm giữ một ngã tư đường cao tốc. Các cửa hàng trong thành phố đều bị đóng cửa. Trong cuộc họp báo ngày 21-2, giám đốc cảnh sát Yash Pal Singal cho biết số người chết đã tăng lên 10 người và hơn 150 người khác bị thương.

    Những người biểu tình đã tấn công nhà ở của các quan chức khu vực, đốt trạm xe lửa và chặn hàng trăm chuyến tàu. Một số người quá khích phá thiết bị bơm nước của nhà máy cung cấp nước cho gần như toàn Delhi.

    Chính quyền thủ đô Delhi đã yêu cầu các trường học đóng cửa vào ngày 22-2 và chia nước cho các hộ dân nhằm đảm bảo bệnh viện và các dịch vụ khẩn cấp có đủ nước dùng.

    nguoi dan dung sau mot chiec xe bi nguoi bieu tinh dot pha tai tp rohtak, bang haryana ngay 21-2. anh: reuters

    Người dân đứng sau một chiếc xe bị người biểu tình đốt phá tại TP Rohtak, bang Haryana ngày 21-2. Ảnh: REUTERS

    4.000 binh lính và 5.000 người thuộc lực lượng bán quân sự đã được huy động đến trấn áp bạo loạn vào đêm 21-2. Tại thị trấn Jhajjar, lực lượng binh lính tràn ra các con đường trong khung cảnh hà cửa đổ nát - hậu quả của cơn giận dữ của cộng đồng người Jat gồm 80 triệu người, chiếm 1/4 dân số bang Haryana.

    Ông Rajendra Ahlavat, 59 tuổi, một nông dân và thủ lĩnh biểu tình, tuyên bố: “Chúng tôi sẵn sàng chết ở đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục đến khi nào chính phủ phải khuất phục trước áp lực. Chúng tôi sẽ không bao giờ rút lại những yêu cầu của mình”.

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Rajnath Singh đã gặp gỡ những người lãnh đạo cộng đồng người Jat và cam kết chấp thuận các yêu cầu của họ.

    Những bất ổn mới nhất này đe dọa phá vỡ lời hứa của Thủ tướng Narenda Modi về việc sẽ cải thiện cuộc sống cho những người ủng hộ ông trong cuộc bầu cử năm 2014.

    Ông Modi muốn thu hút đầu tư nước ngoài để giúp tạo ra 100 triệu việc làm đến năm 2022. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, Ấn Độ có thể chỉ tạo được 8 triệu việc làm trong khoảng thời gian đó.


    Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí

    Kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm trở lại đây, khi nước này chi tiêu mạnh tay để phát triển ngành công nghiệp vũ khí tiên tiến.

    Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), giai đoạn 2011-2015, giá trị nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm 25% so với giai đoạn 2007-2011, tín hiệu cho thấy nước này đang sử dụng ngày càng nhiều các loại vũ khí "cây nhà lá vườn".

    Cũng trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng 88% giúp nước này trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới.

    Dù vậy, Bắc Kinh hiện chỉ mới chiếm 5,9% tổng giá trị xuất khẩu vũ khí toàn cầu, thua xa Mỹ và Nga.

    Cũng trong giai đoạn nói trên, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ và Nga lần lượt tăng 27% và 28%. Trái lại, Pháp và Đức – hai nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư và thứ năm trên thế giới - có doanh số vũ khí sụt giảm.

    ten lua chong ham cua trung quoc tai le duyet binh ky niem 70 nam ngay ket thuc the chien thu hai o bac kinh ngay 3-9-2015. anh: reuters

    Tên lửa chống hạm của Trung Quốc tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ hai ở Bắc Kinh ngày 3-9-2015. Ảnh: Reuters

    Chuyên gia cấp cao Siemon Wezeman của bộ phận nghiên cứu chi tiêu quân sự và khí tài trực thuộc SIPRI, cho biết cách đây khoảng 10 năm, Trung Quốc chỉ có thể cung cấp các thiết bị công nghệ thấp nhưng tình hình giờ đang thay đổi. Một số thị trường lớn bắt đầu quan tâm hơn đến vũ khí tiên tiến do Trung Quốc sản xuất

    Để có được kết quả như ngày hôm nay, Bắc Kinh đã đổ hàng tỉ USD vào ngành công nghiệp vũ khí nội địa để phục vụ tham vọng bành trướng lãnh thổ ở biển Đông và Ấn Độ Dương. Trung Quốc cũng nhắm tới các thị trường tiềm năng ở nước ngoài bằng cách bán vũ khí công nghệ cao có giá rẻ hơn Mỹ, Nga và một số cường quốc khác.

    Tổng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2015 ước tính khoảng 886,9 tỉ nhân dân tệ (141,45 tỉ USD), tăng 10% so với hồi năm trước đó.

    Hầu hết đối tác mua vũ khí của Trung Quốc đến từ khu vực châu Á và châu Đại Dương, như Pakistan (35%), Bangladesh (20%), Myanmar (16%)…

    Dù xuất khẩu vũ khí tăng nhưng Trung Quốc vẫn cần nhập khẩu một số thiết bị chủ chốt như máy bay vận tải lớn, trực thăng, động cơ cho máy bay, phương tiện cơ giới và tàu biển. Trong đó, theo SIPRI, động cơ chiếm tới 30% lượng vũ khí nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 2011.

    mot may bay chien dau cua trung quoc. anh; dpa

    Một máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Ảnh; DPA

    Tạp chí quốc phòng IHS Jane's hồi tháng 12-2015 dẫn báo cáo cho biết chi tiêu quân sự của các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng từ 435 tỉ USD năm 2015 lên 533 tỉ USD năm 2020, chiếm 1/3 chi tiêu quân sự toàn cầu trong vòng 5 năm tới.

    Chuyên gia an ninh khu vực Đông Nam Á, Zachary Abuza, cho rằng tất cả các nước trong khu vực đang mua vũ khí để phản ứng lại hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông, biển Hoa Đông...

    Có những dấu hiệu mạnh mẽ rằng căng thẳng ở biển Đông có thể thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á. Trang tin DW (Đức) dẫn thống kê cho thấy trong 10 quốc gia có chi tiêu quốc phòng tăng mạnh nhất năm 2015, có một số nước đang tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, như Philippines, Malaysia, Trung Quốc..


    Úc cảnh báo nguy cơ tái diễn thảm kịch MH-17 ở biển Đông

    Các hãng hàng không cần đánh giá mối đe dọa của tên lửa Trung Quốc ở biển Đông và cân nhắc đổi hướng bay quanh các đảo mà Bắc Kinh chiếm giữ trái phép ở đó.

    Đó là lời khuyên của chuyên gia Peter Jennings - Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Úc sau khi Trung Quốc bị phát hiện triển khai hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Bắc Kinh chiếm giữ trái phép).

    Nhắc lại vụ máy bay MH-17 của hãng Malaysia Airlines bị trúng tên lửa ở miền Đông Ukraine tháng 7-2014 (khiến 39 người Úc thiệt mạng), ông Jennings cho rằng sự hiện diện của HQ-9 (với tầm bắn 200 km) ở biển Đông có thể gây ra nguy hiểm tương tự với các máy bay thương mại và máy bay của không quân Úc.

    “Sẽ có rất nhiều cuộc thảo luận tương tự với các hãng hàng không thương mại, nhất là sau vụ ở Ukraine. Trước đó không có nhiều người quan tâm về tên lửa đất đối không nhưng giờ bất cứ hãng hàng không thương mại nào cũng phải tính đến rủi ro đó và sẽ phải bắt đầu nghĩ về việc đổi hướng” - ông Jennings nói.

    tau tuan duong uss cowpens tren bien dong anh: australianetworknews.com

    Tàu tuần dương USS Cowpens trên biển Đông Ảnh: AUSTRALIANETWORKNEWS.COM

    Song song đó, viết trên tờ The Australian Financial Review ngày 21-2, chuyên gia nói trên nhận định hành động triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm cho thấy Bắc Kinh muốn tăng cường kiểm soát biển Đông bất chấp bị cộng đồng quốc tế lên án. Vì thế, hành động sai trái này của Trung Quốc sẽ thúc đẩy các nước láng giềng hợp tác chặt chẽ hơn.

    Theo ông Jennings, lợi ích của Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhưng Bắc Kinh vẫn bất chấp vì những yếu tố như chủ quyền lịch sử vô lý, chủ nghĩa dân tộc dân túy và tham vọng phát triển quân sự.

    Ngoài ra, trong trường hợp Bắc Kinh từ chối rút tên lửa khỏi đảo Phú Lâm, điều này một lần nữa vạch trần chuyện Trung Quốc "nói một đằng, làm một nẻo" với tuyên bố không quân sự hóa biển Đông.


    Thái Lan muốn mua hàng chục xe tăng, máy bay Nga

    Thái Lan đang tìm cách thắt chặt quan hệ với Nga sau khi đối tác truyền thống là Mỹ đang lạnh nhạt với nước này kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính năm 2014.

    Trong tuần này, hai phó thủ tướng Thái Lan sẽ thăm Nga, theo sau chuyến công du Bangkok của Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev vài tuần trước đó.

    Nội dung chính được thảo luận trong chuyến thăm sắp tới là hợp tác an ninh và thương mại.

    Trong 18 tháng qua, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã gặp người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev tới 3 lần. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Thái Lan dự định đến Moscow vào tháng 5 để dự hội nghị Nga – ASEAN.

    pho thu tuong kiem bo truong quoc phong prawit wongsuwan anh: reuters

    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan Ảnh: REUTERS

    xe tang m-60 do my san xuat anh: the bangkok post

    Xe tăng M-60 do Mỹ sản xuất Ảnh: THE BANGKOK POST

    Truyền thông Nga đưa tin Thái Lan đang cân nhắc mua hàng chục xe tăng T-90 của Moscow để thay thế cho những chiếc già cỗi do Mỹ sản xuất. Trong một cuộc phỏng vấn, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan, người sắp đến thăm Moscow, nói với hãng tin Reutersrằng hiện vẫn chưa có quyết định chính thức về thương vụ xe tăng. Tuy nhiên, việc Mỹ hạn chế bán vũ khí cho các nước có quân đội nắm quyền như Thái Lan buộc nước này phải tìm kiếm nguồn cung từ những quốc gia khác.

    “Mỹ không bán vũ khí cho chúng tôi và thực sự thì ngân sách quốc phòng cũng khá eo hẹp nên khó có thể đáp ứng được việc này. Thoả thuận mua 49 chiếc xe tăng từ Ukraine vào năm 2011 song giờ mới nhận được 10 chiếc” - ông Prawit cho biết.

    Cũng theo bộ trưởng này, Thái Lan dự kiến sẽ ký thỏa thuận hợp tác chốngkhủng bố với Nga, đồng thời tìm mua trực thăng Nga để sử dụng vào mục đích ứng phóthảm họa.

    Theo chuyên gia Matthew Sussex thuộc trường ĐH Quốc gia Úc, bất cứ thoả thuận nào về xe tăng “tất nhiên sẽ làm cho Washington giật mình và chú ý”.

    Trong khi đó, Nga đang nỗ lực tiếp cận Thái Lan như một phần trong kế hoạch mở rộng ảnh hưởng tại châu Á. Tuy nhiên, Đại sứ Nga tại Thái Lan Kirill Barsky khẳng định việc Moscow tăng cường vai trò của mình về phía Đông không nhằm gạt ảnh hưởng của Trung Quốc hay Mỹ ra khỏi châu lục này.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn