TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh trưa 23-03-2016

    Khủng bố nhắm vào cả châu Âu

    Các nước đồng loạt lên án và siết chặt an ninh sau các vụ tấn công ở Brussels (Bỉ), ngày 22-3.

    luc luong cuu ho cham soc nguoi bi thuong trong vu tan cong nha ga tau dien ngam o brussels - anh: reuters

    Lực lượng cứu hộ chăm sóc người bị thương trong vụ tấn công nhà ga tàu điện ngầm ở Brussels - Ảnh: Reuters

    Reuters dẫn lời người phát ngôn cảnh sát Đức cho biết đã siết chặt các biện pháp an ninh tại các sân bay, ga tàu cũng như tại khu vực biên giới với Bỉ, Pháp, Hà Lan và Luxembourg.

    “Mục tiêu rõ ràng của các vụ khủng bố, một sân bay quốc tế và một ga tàu gần trụ sở EU, cho thấy đợt tấn công khủng bố này không chỉ nhằm vào Bỉ mà chống lại sự tự do, tự do đi lại và mọi người ở EU” - Bộ trưởng nội vụ Đức Thomas de Maiziere nói.

    Tại Slovenia, xác nhận một nhân viên ngoại giao của nước này bị thương ở chân do vụ nổ ở ga tàu điện ngầm Brussels khi trên đường đến chỗ làm.

    Còn tại Pháp, ngay trong ngày 22-3 đã điều động hơn 1600 cảnh sát đến các khu vực biên giới và các điểm giao thông hàng không, đường bộ và đường sắt. Động thái được đưa ra sau khi tổng thống Francois Hollande triệu cuộc họp an ninh khẩn cấp với các bộ trưởng.  

    Tổng thống Hollande nhấn mạnh vụ tấn công ở Brussels nhưng nhắm vào cả châu Âu và kêu gọi một phản ứng toàn cầu trước mối đe dọa khủng bố. Paris thắp đèn màu cờ Bỉ trong đêm để chia buồn cùng nước láng giềng.

    Tương tự, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cũng cảnh báo công dân không nên du lịch đến Bỉ sau các vụ tấn công ở Brussels và cho biết chính quyền Hà Lan đã tăng cường lực lượng cảnh sát, quân đội kiểm tra tại các sân bay, nhà ga trên toàn quốc.

    Cảnh sát Anh cho biết họ được lệnh tăng cường cảnh giác tại các khu vực công cộng nhưng trấn an rằng đây chỉ là biện pháp phòng ngừa. Hàng loạt quốc gia châu Âu khác như Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển cũng siết chặt an ninh

    Từ Kremlin, tổng thống Nga Vladimir Putin lên án “hành động man rợ này và chia buồn với người dân Bỉ”.

    “Cuộc chiến chống lại quỹ dữ cần một sự hợp tác quốc tế ở mức độ cao nhất” ông Putin nói.  

    Chủ tịch nghị viện châu Âu Martin Schultz cũng chỉ trích các vụ tấn công đáng ghê tởm nhắm vào Brussels.


    Nghị sĩ Nga chê trách NATO sau thảm họa ở Bỉ

    ong alexey pushkov cho rang nato da qua sa da vao "moi de doa ao" ve nga, ma quen di trach nhiem giu vung an ninh o trung tam chau au - anh: reuters

    Ông Alexey Pushkov cho rằng NATO đã quá sa đà vào "mối đe dọa ảo" về Nga, mà quên đi trách nhiệm giữ vững an ninh ở trung tâm châu Âu - Ảnh: Reuters

    Người đứng đầu Ủy ban Duma quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế Alexey Pushkov chế nhạo NATO đã không làm tốt nhiệm vụ chống khủng bố, vì chỉ lo “đối phó Nga”, theo Newsweek (Mỹ).

    Hai vụ nổ ở sân bay Zaventem và một vụ ở ga tàu điện ngầm tại thủ đô Brussels (Bỉ) đã làm chết và bị thương hàng chục người hôm 22.3. Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm.

    Bỉ chính là nơi NATO đặt trụ sở chính, và hiện tại khối quân sự này đang trải qua những ngày tháng áp lực nhất với vụ tấn công tại Bỉ cũng như vụ khủng bố Paris trước đó.

    Trong lúc Bỉ và các nước đang rối ren vì các vụ nổ vừa qua, ông Alexey Pushkov cũng gửi lời chia buồn với gia đình các nạn nhân qua Twitter. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Duma về các vấn đề quốc tế nhấn mạnh rằng “châu Âu cần nhìn nhận xem mối đe dọa này tới từ đâu, và nên đoàn kết cùng Nga”, theo Newsweek ngày 22.3.

    Nga đã nhiều lần phản đối NATO về các quyết định tăng cường sự hiện diện ở Ba Lan, Romania để “nhắm vào Nga”. Ông Pushkov cáo buộc Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg về việc “chống lại mối đe dọa tưởng tượng về Nga”.

     
    vu danh bom o bi mot lan nua khien nato dau dau voi chu nghia khung bo - anh: reuters

    Vụ đánh bom ở Bỉ một lần nữa khiến NATO đau đầu với chủ nghĩa khủng bố - Ảnh: Reuters

     

    Theo Newsweek, Điện Kremlin từ chối bình luận về ý kiến của ông Pushkov, tuy nhiên Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chia buồn tới Bỉ qua cuộc nói chuyện điện thoại với Vua Philippe của Bỉ. Trước đó, ông Putin cũng bày tỏ nỗi buồn cùng người dân Bỉ trong cuộc họp với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, theo TASS.

    Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh rằng nỗ lực chống khủng bố sẽ chỉ hiệu quả nếu có sự đồng lòng của các nước, đề cập tới một liên minh quốc tế rộng lớn hơn để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.


    Khủng bố ở Bỉ: Donald Trump nói "Châu Âu là những kẻ ngu ngốc"

    Ứng cử viên hàng đầu tranh chức Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, Donald Trump đã ngay lập tức chỉ trích sự lỏng lẻo trong an ninh của Bỉ và châu Âu, sau khi Brussels bị đánh bom liên hoàn.

    Vốn là một người chỉ trích chính sách nhập cư của châu Âu, nêu nguy cơ dòng người di cư Hồi giáo bị những phần tử cực đoan trà trộn vào, ông Donald Trump đã ngay lập tức chỉ trích chính phủ Bỉ và cả châu Âu khi vụ khủng bố liên hoàn tại Brussels vừa xảy ra.

    ong trump noi voi hang tin fox news: "toi se dong cua bien gioi cua chung toi... chung toi rat long leo va chung toi rat ngu ngoc".

    Ông Trump nói với hãng tin Fox News: "Tôi sẽ đóng cửa biên giới của chúng tôi... Chúng tôi rất lỏng lẻo và chúng tôi rất ngu ngốc".

    Đó là ông Trump nhại lại lời Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Bỉ Charles Michel ngay khi vụ khủng bố hôm 13.11.2015 tại Paris khiến 130 người thiệt mạng xảy ra.

    Khi ấy, Pháp và Bỉ đã nâng tình trạng báo động trong nước lên mức cao nhất, thực hiện lệnh giới nghiêm, tiến hành các vụ bố ráp bắt các phần tử ủng hộ quân khủng bố...

    Nhưng tất cả đã không thành công khi những kẻ khủng bố đã thực hiện được vụ khủng bố liên hoàn tại Bỉ ngày 22.3 khiến 26 người thiệt mạng.

    Giống ông Trump, đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP), chính đảng bảo thủ và quyết liệt đòi Anh phải "thoát EU" cũng đưa ra tuyên bố chỉ trích sự lỏng lẻo an ninh của Bỉ.

    Phát ngôn viên của UKIP, ông Mike Hookem cho rằng vụ tấn công tại Bỉ ngày 22.3 là đòn đánh nặng vào việc mở cửa biên giới của các nước châu Âu.

    "Hành động khủng khiếp này của những kẻ khủng bố cho thấy hiệp ước di chuyển tự do Schengen và sự kiểm soát biên giới lỏng lẻo là một mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh của chúng ta", ông Hookem nói.

    Vụ khủng bố liên hoàn tại sân bay Zaventem và nhà ga tàu điện ngầm Maelbeek diễn ra ngày 22.3 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 26 người và làm bị thương hơn 136 người, trong đó có nhiều người bị thương rất nặng.

    Theo lực lượng an ninh Bỉ, một khẩu súng trường Kalashnikov đã được tìm thấy bên trong nhà chờ của sân bay Zaventem.


    Ấn Độ sơ tán hành khách khỏi 5 máy bay nghi có bom

    Ngày 22/3, lệnh báo động đã được đưa ra sau khi nhà chức trách Ấn Độ nhận được lời đe dọa có bom trên 5 chuyến bay của hãng hàng không Jet Airway.

    mot may bay cua hang jet airway.

    Một máy bay của hãng Jet Airway.

    Có 3 chuyến bay đã hạ cánh tại sân bay Jolly Grant ở Dehradun. Theo đó, hành khách đã được sơ tán sau khi chuyến bay từ thành phố Mumbai tới Dehradun của hãng hàng không trên bị đe dọa có bom. 

    Chuyến bay từ thủ đô New Delhi tới thành phố Chennai cũng phải hạ cánh xuống khu đất trống ở sân bay quốc tế Indira Gandhi sau khi nhận được lời đe dọa tương tự.

    Sự việc trên xảy ra trong bối cảnh các cơ quan an ninh của Ấn Độ đã được đặt trong tình trạng báo động sau loạt vụ tấn công Brussels (Bỉ) sáng cùng ngày.

    Trước đó, ngày 17/3, cũng tại sân bay quốc tế Indira Gandhi, hành khách trên chuyến bay nội địa của hãng hàng không Air India từ New Delhi đến thành phố Bhubaneshwar đã phải sơ tán khỏi máy bay sau khi sân bay nhận một cuộc điện thoại nặc danh dọa đặt bom máy bay này. 

    Trước đó một ngày, một chuyến bay của hãng hàng không Air India từ New Delhi đến thủ đô Bangkok của Thái Lan cũng bị đe dọa đặt bom. Các chuyên gia rà phá bom và nhân viên an ninh đã kiểm tra trên máy bay song không tìm thấy thiết bị nổ nào.


    Quốc hội Indonesia giục Tổng thống mạnh tay vụ tàu hải cảnh Trung Quốc

    tong thong indonesia duoc yeu cau phai manh tay trong vu tau hai canh trung quoc ngan canh sat bien indonesia bat tau ca trung quoc danh bat phi phap - anh: afp

    Tổng thống Indonesia được yêu cầu phải mạnh tay trong vụ tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cảnh sát biển Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc đánh bắt phi pháp - Ảnh: AFP

    Phó Chủ tịch Quốc hội Indonesia Fahri Hamzah yêu cầu Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo thể hiện sự cứng rắn đối với vụ đụng độ giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và Indonesia ở Biển Đông tuần qua.
    “Tổng thống Jokowi không nên giảm nhẹ sự phức tạp của vụ tranh chấp này và hãy để cho bà Ibu Susi xử lý nó, vì đó là trách nhiệm của bà ấy trong vấn đề hàng hải”, Phó Chủ tịch Fahri Hamzah phát biểu ở Quốc hội, theo Jakarta Post ngày 22.3.
    Bà Ibu Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng thủy sản và hàng hải Indonesia, đã phản ứng mạnh mẽ đối với vụ đối đầu giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và Indonesia. Bà đã yêu cầu Bộ Ngoại giao triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta và gửi thư phản đối đến Bắc Kinh hôm 21.3.
    Ông Fahri cho rằng tranh chấp đánh bắt cá giữa Trung Quốc và Indonesia có thể dẫn đến những xung đột khác liên quan đến vấn đề quân sự và chính trị của khu vực; vì vậy Jakarta không nên dễ dãi bỏ qua vụ đụng độ này. Trong khi đó, Ngoại trưởng Retno LP Marsudi gọi những sự cố như thế này là vi phạm lãnh hải của Indonesia.
    Hôm 19.3, cảnh sát biển của Indonesia bắt tàu cá số hiệu Kwang Fey 10078 của Trung Quốc cùng 8 ngư dân trên tàu khi tàu cá này được cho đang đánh bắt thủy sản trái phép ở vùng biển gần đảo Natuna của Indonesia.
    Cảnh sát biển Indonesia trong khi áp tải tàu này vào bờ để điểu tra thì bị một tàu hải cảnh có vũ trang của Trung Quốc ngăn chặn, sau đó một tàu hải cảnh Trung Quốc khác lớn hơn đến tiếp ứng nhằm uy hiếp tàu của Indonesia. Phía Indonesia buộc phải thả thả tàu cá nhưng vẫn giữ 8 thuyền viên tàu cá.
    Jakarta yêu cầu Bắc Kinh phải giao lại tàu cá vi phạm để xử lý, trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận những cáo buộc của Indonesia, nói rằng ngư dân Trung Quốc chỉ đánh bắt cá ở “vùng biển truyền thống” của Trung Quốc (?). Bắc Kinh còn yêu cầu thả các ngư dân đang bị Jakarta giam giữ.
    Bộ trưởng Susi đã phản bác “luận điệu không có căn cứ” của Trung Quốc, nói rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) không công nhận cái gọi là “vùng đánh bắt truyền thống” mà chỉ có “quyền đánh bắt truyền thống”; và Indonesia chỉ ký kết thỏa thuận công nhận quyền này với Malaysia, theo bà Susi.

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn