TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh trưa 24-03-2016

    Úc phê phán việc Trung Quốc triển khai quân sự ở biển Đông

    Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull hôm 23-3 phê phán rằng việc triển khai quân sự của Trung Quốc  ở biển Đông là “không có lợi mà còn có tác dụng ngược”.

    thu tuong uc malcolm turnbull dang den cuoc hop bao, tai do ong dua ra loi chi trich ve hanh dong quan su hoa cua trung quoc o bien dong.

    Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đang đến cuộc họp báo, tại đó ông đưa ra lời chỉ trích về hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông.

    Hãng tin Reuters nhận định đây là lời chỉ trích bất thường của Canberra chống lại đối tác thương  mại lớn nhất của họ là Trung Quốc. 

    Chính phủ Úc luôn ủng hộ những hoạt động tự do hàng hải do Mỹ dẫn đầu ở biển Đông, nơi Bắc Kinh đang gây căng thẳng với các nước xung quanh thông qua những động thái tăng cường sự hiện diện quân sự cũng như xây dựng, bồi đáp chiếm đóng trái phép các đảo và bãi san hô ở đây.

    “Việc triển khai quân sự của Trung Quốc ở biển Đông đang phản tác dụng, bất chấp giá trị của pháp lý. Đó là những gì mà chúng tôi không muốn bày tỏ quan điểm hay đưa ra tuyên bố”- ông Turnbull tuyên bố tại cuộc họp báo diễn ra trong cùng ngày.

    Thủ tướng Turnbull sẽ có chuyến thăm chính thức Trung Quốc vào tháng 4-2016.

    Hồi tháng 2-2016, Bắc Kinh cũng thể hiện “sự thất vọng” với quan điểm mà Canberra thể hiện trong Sách trắng quốc phòng của nước này khi xuất hiện nội dung cho rằng Úc có những lập trường bất đồng với Trung Quốc xoay quanh vấn đề biển Đông.


    Philippines thành lập đơn vị đặc biệt liên quan vấn đề Biển Đông

    Lực lượng này sẽ chịu trách nhiệm "sắp xếp và đồng bộ hóa việc sử dụng các năng lực của nhiều cơ quan chính phủ khác nhau ở Biển Đông."

    tong thong philippines benigno aquino. (nguon: afp/ttxvn)

    Tổng thống Philippines Benigno Aquino. (Nguồn: AFP/TTXVN)


    Kyodo đưa tin ngày 23/3, Chính phủ Philippines thông báo thành lập một đơn vị đặc biệt để điều phối và thống nhất các chính sách, hành động ở Biển Đông của một loạt cơ quan.

    Theo văn bản do Văn phòng Tổng thống Philippines công bố, đơn vị đặc nhiệm mới do Cố vấn An ninh Quốc gia Cesar Garcia điều hành và có các thành viên đến từ các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, Năng lượng, Tài nguyên-Môi trường...

    Đơn vị đặc biệt trên cũng bao gồm cả các thành phần đến từ quân đội, lực lượng bảo vệ bờ biển, cảnh sát biển, Cục Ngư nghiệp và Tài nguyên Nước.

    Lực lượng này sẽ chịu trách nhiệm "sắp xếp và đồng bộ hóa việc sử dụng các năng lực của nhiều cơ quan chính phủ khác nhau ở Biển Đông."

    Những năm gần đây, Philippines thường ám chỉ các vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Tây nước này là "Biển Tây Philippines," trong đó bao gồm quần đảo Kalayaan do Manila kiểm soát mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, và bãi cạn Scarborough (Philippines gọi là Panatag trong khi Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) trên Biển Đông./.


    ​IS huấn luyện 400 chiến binh tấn công châu Âu

     IS đã huấn luyện ít nhất 400 chiến binh chỉ để tiến hành các vụ tấn công nhằm vào châu Âu, thông tin do các quan chức tình báo của Iraq và châu Âu công bố. 

    canh sat bi dang san lung ga dan ong ao trang trong anh - anh: wp

    Cảnh sát Bỉ đang săn lùng gã đàn ông áo trắng trong ảnh - Ảnh: WP

    Theo Foxnews, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã huấn luyện ít nhất 400 chiến binh cho mục tiêu tấn công châu Âu, điều động các phần tử khủng bố có liên hệ với nhau chặt chẽ giống như những kẻ tấn công Brussels và Paris với các mệnh lệnh về lựa chọn thời gian, địa điểm và phương thức nhằm gây ra mức thảm sát tối đa.

    Đây là thông tin do nhóm các quan chức tình báo châu Âu và Iraq cùng một nghị sỹ Pháp theo dõi hoạt động của mạng lưới thánh chiến cung cấp.

    Những người này cho rằng nhóm phiến quân làm nhiệm vụ tấn công châu Âu đã được IS đào tạo tại các trại huấn luyện ở Syria, Iraq và có thể là cả ở những nước trong khối liên bang Xô Viết cũ.

    Theo họ mạng lưới những phần tử khủng bố này cho thấy ngay cả khi IS thất bại trên chiến trường Iraq và Syria, chúng vẫn tiếp tục vươn vòi tại châu Âu.

    Trước khi bị cảnh sát giết chết trong một trận bố ráp, kẻ chủ mưu các vụ tấn công Paris ngày 13-11 tuyên bố hắn đã thâm nhập châu Âu cùng một nhóm chiến binh đa quốc gia gồm 90 tên, và những tên này vẫn đang ẩn náu chờ thời cơ ở đâu đó.

    Cũng giống như Paris, nhà chức trách Bỉ cũng đang săn lùng ít nhất một nghi phạm tẩu thoát trong vụ tấn công ngày 22-3. Lần này là một gã đàn ông mặc áo khoác trắng đã xuất hiện cùng hai kẻ đánh bom liều chết khác trong đoạn băng quay từ camera an ninh của sân bay.

    Người ta lo ngại gã nghi phạm này (nhà chức trách Bỉ chưa xác định được nhân thân của hắn) sẽ đi theo vết xe của tên Abdeslam, tức lại tiếp tục gây dựng một mạng lưới mới và lên kế hoạch vụ tấn công khác trong thời gian lẩn trốn.

    Nhóm quan chức ước tính có khoảng 400-600 chiến binh IS được đào tạo chuyên cho các vụ tấn công bên ngoài. Khoảng 5.000 người châu Âu đã tới Syria.


    Ông Tập Cận Bình tham gia hội nghị hạt nhân quan trọng ở Mỹ

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Washington vào cuối tháng 3 này để tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân tại Mỹ.

    chu tich trung quoc tap can binh. anh: telegraph

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Telegraph

    Ngày 23/3, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Washington vào cuối tháng 3 này để tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân.

    Theo Bộ Ngoại giao TQ, Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 31/3 và 1/4, với mục đích chính là tìm cách kiếm soát việc dự trữ chất Uranium được làm giàu cao và chất Plutonium ở trạng thái có thể dùng để chế thành vũ khí hạt nhân.

    Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh này.

    Những động thái khiêu khích của Bắc Triều Tiên trong việc sản xuất vũ khí hạt nhân có khả năng để trở thành một trong những chủ đề thảo luận trong hội nghị Thượng Đỉnh được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tổ chức.

    Bắc Triều Tiên đã hứng chịu những lệnh trừng phạt ngày càng khắc nghiệt của Liên Hợp Quốc sau khi liên tiếp thử nghiệm vũ khí hạt nhân, điển hình là vụ thử hạt nhân thứ 4 vào 6/1/2016 và một vụ phóng tên lửa tầm xa vào ngày 7/2 vừa qua.

    Trước khi đến Washington, Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm Cộng hòa Séc vào từ ngày 28 đến 30/ 3.


    Châu Á chịu nhiều thiên tai nhưng châu Phi dễ tổn thương nhất

     Ấn Độ có 1 tỉ người có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ các thảm họa thiên nhiên cùng với TQ, Philippines, Nhật... nằm trong số 10 quốc gia có nhiều người đối mặt với thiên tai nhất.

    dong dat nepal nam 2015 khien nhieu toa nha bi hu hai nghiem trong anh: reuters

    Động đất Nepal năm 2015 khiến nhiều tòa nhà bị hư hại nghiêm trọng Ảnh: Reuters

    Theo bản đánh giá toàn cầu mới nhất của công ty quản lý rủi ro Verisk Maplecroft có trụ sở tại Anh thì châu Á có nhiều người dân chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các thảm họa tự nhiên nhưng các quốc gia châu Phi lại là nơi bị tổn thương nhiều nhất từ các thảm họa này.

    Reuters ngày 23-3 dẫn báo cáo của Verisk Maplecroft cho biết nguyên nhân khiến châu Phi trở thành nơi dễ bị tổn thương nhất là do sự bất ổn chính trị, nạn tham nhũng, nghèo đói và bất bình đẳng.

    Ấn Độ có 1 tỉ người nguy cơ chịu ảnh hưởng thảm họa thiên nhiên

    Theo số liệu, Ấn Độ có 1 tỉ người có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ các thảm họa thiên nhiên cùng với Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Philippines, Nhật và Pakistan nằm trong số 10 quốc gia có nhiều người đối mặt với thiên tai nhất.

    Nhóm nghiên cứu cho biết khoảng 1,4 tỉ người tại Nam Á từng đối mặt với ít nhất là một thảm họa tự nhiên lớn như bão, lũ lụt hay động đất.

    Tuy nhiên danh sách các quốc gia dễ bị tổn thương nhất vì thiên tai, bao gồm khả năng chuẩn bị, ứng phó và phục hồi từ thảm họa tự nhiên lại thuộc về các nước ở châu Phi, đặc biệt là các nơi đang xung đột như Nam Sudan, Burundi và Eritrea.

    Nhiều tổn thương ở châu Phi và các khu vực khác là kết quả của việc quản trị kém, trong đó có tham nhũng, dẫn đến việc không có khả năng thực hiện các chính sách giảm thiểu rủi ro thiên tai.

    "Xung đột gần đây hoặc lâu dài có thể làm xói mòn khả năng phục hồi của xã hội. Về lý thuyết thì có quy hoạch đô thị. Vì vậy rõ ràng tham nhũng cũng là một vấn đề" - nhà phân tích Richard Hewston của công ty Verisk Maplecroft nhận định.

    Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý tại Nhật, Đài Loan và Hồng Kông, hơn 85% dân số của các nước này từng tiếp xúc với ít nhất một thảm họa tự nhiên.

    Tuy nhiên cả 3 quốc gia này đều được xếp vào các nước ít bị tổn thương với các dữ liệu ghi lại ít hơn 32.000 trường hợp tử vong do thiên tai gây ra từ năm 1990 đến nay.

    Mặt khác, Haiti ít tiếp xúc với các thảm họa tiềm năng nhưng lại rất dễ bị tổn thương. Dữ liệu của công ty Verisk Maplecroft ghi nhận hơn 230.000 ca tử vong tại Haiti từ năm 1990 đến nay, trong đó trận động đất hồi năm 2010 là thiên tai khiến nhiều người dân nước này thiệt mạng nhất.

    Tokyo, Jakarta và Quảng Đông là nơi nguy cơ bị thiên tai nhất

    Các nhà nghiên cứu cho biết nói riêng về thành phố thì Manila là thành phố hứng chịu thiên tai nhiều nhất với gần như tất cả 23 triệu dân nơi này đều sống trên đường đi của các cơn bão và nhiều người dân Manila cũng phải đối mặt với các đợt sóng thần cũng như động đất.

    Bản đánh giá cũng nhận định rằng 7 thành phố lớn khác tại Nhật, Indonesia, Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ, đặc biệt là Tokyo, Jakarta và Quảng Đông là nơi mà nhiều người dân có nguy cơ bị thiên tai nhất.

    Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng tốc độ phát triển chóng mặt tại các nước châu Á như Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ và Philippines đóng góp rất ít vào việc giảm thiểu rủi ro thiên tai trong khu vực đó.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn