TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh trưa 24-04-2016

    Mỹ theo đuổi vũ khí robot

    Washington đang cố tình khoe những khả năng, sức mạnh quân sự mới để răn đe kẻ thù tiềm tàng

    Các hệ thống robot và phương tiện tự lái đang có vai trò ngày càng lớn trong quân đội Mỹ nhưng Washington vẫn sẽ dựa vào kỹ năng ra quyết định của con người trên chiến trường.

    Chiến lược bù đắp thứ ba

    Tuy nhiên, ông Robert Work, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, lo ngại rằng một số chế độ có thể bị thu hút bởi sự hấp dẫn của loại vũ khí giết người tự động bởi nó giúp tập trung quyền lực trong tay một số người. “Chúng tôi sẽ không trao quyền gây sát thương cho một cỗ máy. Trường hợp ngoại lệ là chiến tranh mạng bởi những gì xảy ra nhanh hơn thời gian phản ứng của con người” - ông Work khẳng định tại một sự kiện do báo The Washington Post (Mỹ) tổ chức ở thủ đô Washington mới đây.

    Mặt khác, quan chức này không quên để ngỏ khả năng thay đổi lập trường nếu nước đối địch cho phép hệ thống vũ khí tiên tiến “tự tung tự tác”. “Chúng ta có thể phải đương đầu với một đối thủ sẵn sàng trao quyền giết người cho máy móc. Trong trường hợp đối đầu nổ ra, chúng ta sẽ phải có những quyết định về cách thức đối phó tốt nhất có thể” - ông Work nói.

    Mỹ đang nghiên cứu cái gọi là “chiến lược bù đắp thứ ba” nhằm đối phó những bước tiến quân sự của đối thủ. Hai “chiến lược bù đắp” trước đó tập trung phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật thời kỳ Chiến tranh lạnh và sử dụng GPS (hệ thống định vị toàn cầu) để dẫn đường chính xác cho bom, tên lửa ngoài chiến trường.

    Chiến lược mới nhất sẽ hướng đến phát triển mạng lưới máy móc làm việc với nhau cũng như phân phối sức mạnh quân sự thông qua việc sử dụng thiết bị không người lái (drone) và các công nghệ cao khác. Điều đó có nghĩa Lầu Năm Góc sẽ không đối phó kẻ địch theo kiểu “xe tăng đấu xe tăng, súng đấu súng, tên lửa đấu tên lửa, người đấu người”. Thay vào đó, họ tìm cách khắc chế sức mạnh của kẻ thù bằng những cách thức khác nhau.

    tau san ngam khong nguoi lai sea hunter cua my trong mot cuoc thu nghiemanh: darpa

    Tàu săn ngầm không người lái Sea Hunter của Mỹ trong một cuộc thử nghiệmẢnh: DARPA

    Đón đầu thách thức

    Ông Work cũng cho rằng Mỹ cần nhanh chóng chuẩn bị cho viễn cảnh chiến tranh robot giữa lúc mối đe dọa đang tăng từ Trung Quốc và Nga. Một phần của nỗ lực này là cố tình “khoe” những khả năng, sức mạnh quân sự mới để khiến “kẻ thù tiềm tàng” suy nghĩ kỹ hơn về những gì họ sắp làm. Một ví dụ gần đây là việc Lầu Năm Góc công khai sự tồn tại của Văn phòng Khả năng chiến lược (SCO) - một cơ sở ra đời từ năm 2012 và chủ yếu làm việc trong bóng tối. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter muốn SCO tìm kiếm phương thức sử dụng mới dành cho vũ khí cũ, như làm sao máy bay chiến đấu có thể triển khai drone siêu nhỏ khi đang hoạt động.

    Trong một nỗ lực như thế, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) đang tìm cách cải tiến máy bay chiến đấu F-16 thành chiến đấu cơ bán tự động hoặc không người lái. Ông Work bày tỏ hy vọng sẽ sớm nhìn thấy máy bay tự hành này hoạt động bên cạnh F-35, máy bay chiến đấu thế hệ 5. Ngoài ra, quân đội Mỹ còn muốn phát triển thế hệ xe quân sự không người lái có thể tự bảo vệ trước mối đe dọa của bom đặt bên đường hoặc loại bom nhỏ sử dụng camera, bộ cảm biến để nâng cao tính chính xác của nó.

    Những dự án đáng chú ý khác là thuyền robot và súng thanh ray điện từ (có thể bắn đạn ở tốc độ đến 7.250 km/giờ). Để chinh phục mục tiêu trên, Lầu Năm Góc vừa đề xuất khoản tiền 71,4 tỉ USD dành cho hoạt động nghiên cứu, phát triển trong tài khóa tới.


    Ukraine thử tên lửa chiến thuật

    Cơ quan báo chí của Hội đồng an ninh quốc gia và quốc phòng cho biết, các lực lượng vũ trang của Ukraine lại vừa tiến hành thử nghiệm tên lửa chiến thuật.
    afp 2016.

    AFP 2016.

    Cơ quan báo chí của Hội đồng an ninh quốc gia và quốc phòng cho biết, các lực lượng vũ trang của Ukraine lại vừa tiến hành thử nghiệm tên lửa chiến thuật, Sputnik đưa tin.
    "Ngành công nghiệp Ukraine quốc phòng tiếp tục công việc chế tạo tên lửa chiến thuật theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng. Hiện nay, một trong những mục tiêu chính là cải thiện các đặc tính kỹ thuật và chiến thuật của sản phẩm này, cũng như đảm bảo một chu trình sản xuất hoàn toàn khép kín ở Ukraina", Cơ quan báo chí của Hội đồng an ninh quốc gia trích dẫn lời của một quan chức cho biết.
    Tên lửa thuộc dòng chiến thuật được thiết kế để tấn công các mục tiêu trong vùng chiến sự.  Các tên lửa này có thể chở các loại đầu đạn hạt nhân khác nhau, thậm chí cả đầu đạn hạt nhân trên quãng đường từ 1 tới 300 km.

    Campuchia tái khẳng định về phe Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

    Sau Brunei, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bay sang Campuchia hôm qua 22.4 để chắc rằng Phnom Penh vẫn ở bên phe của Bắc Kinh trong tranh chấp và vụ kiện Biển Đông.
    Tân Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhon không mất thời gian với những lời ca tụng về đóng góp của Trung Quốc đối với Campuchia khi gặp người đồng cấp Vương Nghị, Cambodia Daily hôm nay 23.4 cho hay.
    Thay vào đó, ông Sokhon nói thẳng quan điểm của Phnom Penh trong tranh chấp Biển Đông rằng: “Campuchia vẫn giữ quan điểm trung lập”.
    “Quan điểm của Campuchia từ trước đến nay là luôn kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp thông qua giải pháp hòa bình. Nếu tất cả các bên tôn trọng nguyên tắc này giống như Campuchia thì chúng ta không phải gặp rắc rối (?)”, Ngoại trưởng Campuchia phát biểu sau cuộc gặp người đồng cấp Trung Quốc.
    Trong khi đó, hãng tin Nikkei của Nhật cho biết trong cuộc họp báo chung, Ngoại trưởng Vương Nghị đã ca ngợi Campuchia vì “luôn đứng bên cạnh, hiểu và ủng hộ” Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
    brunei ung ho trung quoc trong vu kien bien dong?

    Brunei ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông?

    Sau Nga, Trung Quốc nói rằng đã thuyết phục được Brunei, nước cũng có tranh chấp ở Biển Đông, ủng hộ Bắc Kinh trong vụ phiên tòa Biển Đông sau thời gian dài thuyết phục đất nước nhỏ bé ở Đông Nam Á này.

    Ngoại trưởng Trung Quốc cũng cho biết 2 bên cùng đạt được một đồng thuận về Biển Đông, theo Tân Hoa xã. Theo đó, cả 2 cho rằng cần tôn trọng quyền của nước thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) trong việc lựa chọn cách giải quyết tranh chấp.

    Hai ngoại trưởng cho rằng phán quyết của trọng tài cần phải tôn trọng tuyên bố của nước liên quan trong việc loại trừ cơ quan xét xử. Đồng thời, cả Phnom Penh và Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ giải quyết trực tiếp thông qua đối thoại và tham vấn lẫn nhau.
    tau hai canh trung quoc o bien dong reuters

    Tàu hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông Reuters

    Trung Quốc lâu nay tuyên bố chỉ chấp nhận giài quyết song phương về tranh chấp ở Biển Đông và không công nhận tòa xét xử vụ kiện Biển Đông mà Philippines khởi xướng cũng như phán quyết của tòa này, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.2016.
    Với tư cách là nước không có tranh chấp ở Biển Đông, Campuchia luôn tuyên bố “trung lập” trong tranh chấp và vụ kiện Biển Đông. Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế nhìn thấy sự ủng hộ “ra mặt” của Phnom Penh với Bắc Kinh thông qua các tuyên bố cũng như ứng xử của Campuchia.
    Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra cho biết nỗ lực liên tục của Campuchia để “củng cố lòng trung thành” của mình với nước viện trợ duy nhất và lớn nhất Trung Quốc hầu như "không đáng ngạc nhiên".
    "Mỹ, EU và Việt Nam từ lâu đã chấp nhận vai trò ‘nịnh bợ’ của Campuchia trong quan hệ với Trung Quốc. Campuchia dựa vào Trung Quốc để được viện trợ, thương mại và thu hút đầu tư", ông Thayer cho biết trong một email gửiCambodia Daily.

    Nga đồng ý hoãn phiên tòa kiện Ukraine không trả 3 tỉ USD

    Bộ Tài chính Ukraine ngày 22/4 thông báo đã đạt được thỏa thuận với Nga về việc hoãn phiên tòa trong vụ Nga kiện đòi khoản nợ 3 tỷ USD.

    Phóng viên TTXVN tại Nga đưa tin trước đó, Thứ trưởng Tài chính Nga khẳng định sẽ không cho phép Kiev hoãn phiên tòa lần thứ hai. 

    Thông báo trên trang mạng của Bộ Tài chính Ukraine cho biết: "Bất chấp những tuyên bố quyết đoán mới đây của Nga từ chối cho Ukraine có thêm thời gian để bác đơn kiện như Ukraine yêu cầu và rằng vấn đề cần được giải quyết tại tòa án Anh, ngay trước thềm phiên tòa, dù muộn màng, Nga đã hoàn toàn từ bỏ quan điểm đó và đồng ý trao thêm thời gian". Nga chưa đưa ra bình luận chính thức về thông báo của phía Ukraine. 

    Ngày 18/4, Thứ trưởng Tài chính Nga Sergei Storchak thông báo với báo giới rằng Ukraine đã 2 lần yêu cầu Tòa án Tối cao ở London hoãn xét xử vụ kiện thu hồi khoản nợ 3 tỷ USD. Nga đã chấp nhận hoãn phiên tòa một lần song không đồng ý như vậy lần thứ hai. 

    Số tiền 3 tỷ USD trên nằm trong chương trình tín dụng 15 tỷ USD mà Nga cho chính phủ tiền nhiệm của Ukraine vay năm 2013 thông qua trái phiếu chính phủ, thời hạn thanh toán đến 20/12/2015. Hôm 17/12/2015, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công nhận đây là nợ quốc gia của Ukraine. 
     
    Tuy nhiên, đến ngày 18/12/2015, Chính phủ Ukraine đã áp lệnh cấm trả khoản nợ này cho Mosvka với lý do Moskva từ chối ký thỏa thuận tái cơ cấu nợ cùng với các chủ nợ tư nhân khác. 
     
    Ngày 17/2 vừa qua, Bộ Tài chính Nga cho biết đã chính thức đệ đơn lên Tòa án Tối cao London (Anh) kiện Ukraine đã không trả khoản nợ 3 tỷ USD cho Moskva. Người bảo vệ quyền lợi của Nga tại tòa này là công ty luật quốc tế Cleary Gottlieb Steen&Hamilton.

    Quân đội Pakistan sa thải hàng loạt tướng tham nhũng

    Có ít nhất sáu tướng tá, trong đó có một tướng 3 sao bị đuổi khỏi quân đội vì dính líu đến những vụ buôn lậu và tham nhũng ở Pakistan, Straits Times cho hay ngày 23.4.
    Những tướng tá bị sa thải gồm một trung tướng, một thiếu tướng, ba chuẩn tướng và một đại tá. Họ phải trả lại tất cả những tài sản được cho là từ tham nhũng, tất cả các đặc quyền và đặc lợi từ quân đội bị cắt, ngoại trừ lương hưu.
    Công tác điều tra đối với những vị tướng tham nhũng này đang được tiến hành để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Đây là lần đầu tiên quân đội Pakistan mạnh tay đối với tướng tham nhũng. Tuy nhiên, New York Times cho biết những tướng này bị sa thải khi họ đã đến tuổi nghỉ hưu.
    Tổng tham mưu trưởng liên quân Pakistan, tướng Raheel Sharif, người đưa ra quyết định sa thải nói rằng “Sự tín nhiệm của các tướng lĩnh là cần thiết đối với sự đoàn kết, thống nhất và thịnh vượng” của đất nước này.
    thu tuong pakistan nawaz sharif trong buoi hoi dam voi tong thong my barack obama reuters

    Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif trong buổi hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama Reuters

    Tướng tổng chỉ huy quân đội Pakistan cho rằng nhiệm vụ quan trọng hiện nay của quân đội nước này là chống khủng bố, và công cuộc chống khủng bố không thể thành công nếu “không dẹp được loạn tham nhũng tận gốc rễ”, theoDaily Pakistan.

    Vụ thanh tra quân đội Pakistan được đưa ra sau khi Hồ sơ Panama công bố, trong đó đề cập đến những người thân trong gia đình Thủ tướng Nawaz Sharif sở hữu tài sản ở nước ngoài.
    Phe đối lập nhân vụ này yêu cầu Thủ tướng Sharif từ chức. Phản ứng với yêu cầu này, Thủ tướng Pakistan tuyên bố sẵn sàng tạo điều kiện cho một cuộc điều tra và sự can thiệp của tòa án đối với nguồn tài sản của ông.

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn