TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh trưa 29-04-2016

    Phiến quân Hồi giáo âm mưu bắt cóc và hành quyết Tổng thống Philippines

    Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 27-4 cho biết ông sốc nặng trước việc công dân người Canada John Ridsdel bị phiến quân Abu Sayyaf hành quyết tại miền Nam Philippines.

    Nhà lãnh đạo này cũng tiết lộ nhóm này từng lên kế hoạch giết ông và bắt cóc võ sĩ quyền Anh nổi tiếng Manny Pacquiao.

    Theo thổng thống Philippines, nhóm phiến quân Hồi giáo Manny Pacquiao còn muốn cho nổ bom ở thủ đô Manila để có thể nhận được tài trợ từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nhưng kế hoạch bất thành và quân đội nước này đã làm giảm khả năng gây thiệt hại của Abu Sayyaf.

    Song song đó, ông Benigno Aquino tuyên bố sẽ dành toàn bộ sức lực để tiêu diệt phiến quân Abu Sayyaf trước khi hết nhệm kỳ vào tháng 6.

    tong thong philippines benigno aquino. anh: reuters   

    Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Ảnh: Reuters   

    "Theo báo cáo, những con tin đang bị cầm giữ bởi thủ lĩnh Raddulan Sahiron của Abu Sayyaf. Tên này đã tăng cường lực lượng bảo vệ xung quanh hắn và các con tin. Đây vừa là cơ hội vừa là vấn đề. Vấn đề là có quá nhiều tay súng quanh Sahiron và nhóm con tin. Nhưng cơ hội là chúng ta có thể đập tan nhóm này trong tầm tay. Dù tự xem mình là tập hợp những tay súng Hồi giáo tự do nhưng Abu Sayyaf hành động không khác gì bọn tội phạm, tập trung làm giàu thông qua bắt giữ con tin để đòi tiền chuộc" - ông Aquino cho biết.

    Hiện có hơn 20 con tin nước ngoài bị Abu Sayyaf bắt giữ.

    Ông Ridsdel, 68 tuổi, người bị bắt làm con tin từ tháng 9 năm ngoái, đã bị Abu Sayyaf chặt đầu sau khi không nhận được tiền trước trước thời hạn chót 25-4. Một ngày sau đó, quân đội Philippines cho biết đã tìm được đầu của ông Ridsdel tại thị trấn Jolo, thuộc tỉnh Sulu.

    Một thi thể không đầu cũng được dân làng tìm thấy ở Sulu và chuyên gia pháp y đang kiểm tra xem đây có phải là phần thi thể của ông Ridsdel hay không.

    nhom phien quan abu sayyaf anh: reuters  

    Nhóm phiến quân Abu Sayyaf Ảnh: REUTERS  

    Ông Bob Rae, một người bạn thân của ông Ridsdel, cho biết gia đình và bạn bè đã cố gắng rất nhiều để đáp ứng yêu cầu của nhóm khủng bố nhưng số tiền chuộc quá cao.

    Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết đây là hành động giết người máu lạnh và lên án sự tàn bạo của Abu Sayyaf. Lãnh đạo này cũng gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và bạn bè ông Ridsdel.


    Nghị sỹ Mỹ hối thúc tuần tra Biển Đông thường xuyên

    Các nghị sỹ Mỹ ngày 27/4 đã hối thúc chính quyền của Tổng thống Barack Obama triển khai thêm các hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải tại Biển Đông...

    tau khu truc uss lassen tung tuan tra o bien dong. (anh: us navy)

    Tàu khu trục USS Lassen từng tuần tra ở Biển Đông. (Ảnh: US Navy)

    ... Trong bối cảnh Bộ Ngoại giao nước này cho rằng Bắc Kinh "chấp nhận rủi ro" trước nguy cơ xung đột và bị cô lập khi tiếp tục các hoạt động vi phạm tại vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền này.

    Kể từ mùa Thu năm ngoái, Hải quân Mỹ đã hai lần cử các tàu chiến tới tuần tra bảo đảm tự do hàng hải xung quanh các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý tại Biển Đông. Mới đây, trả lời trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Thứ trưởng Ngoại giao Antony Blinken cho rằng những hoạt động như vậy của Mỹ sẽ diễn ra đều đặn.

    Tuy nhiên, nhiều nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa cho rằng các hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải nêu trên cần được tổ chức định kỳ. Thượng Nghị sỹ Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nói: "Tôi không hiểu tại sao chúng ta không triển khai hoạt động đó hàng tuần hoặc hàng tháng".

    Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Cory Gardner cho rằng nên cử tàu chiến Mỹ tới khu vực đang có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông 3 tháng 1 lần.

    Thượng nghị sỹ Corker cũng lưu ý rằng Bắc Kinh đang củng cố vị trí của Trung Quốc như một đối thủ về địa chính trị của Mỹ. Ông đánh giá: "Chúng ta chưa thành công trong quá trình quản lý những bất đồng với Trung Quốc, đặc biệt là khi cách quản lý như vậy tác động tới ảnh hưởng của Mỹ, cũng như đặt các lợi ích của chúng ta trước những mối nguy tại khu vực xuyên Thái Bình Dương và xa hơn thế".

    Về phần mình, ông Blinken đã nhất trí với Thượng nghị sỹ Marco Rubio rằng tham vọng của Trung Quốc là nhằm kiểm soát toàn bộ các khu vực ở Biển Đông. Thứ trưởng Blinken cho rằng, Bắc Kinh đang xa lánh các quốc gia láng giềng và "chấp nhận mạo hiểm trước nguy cơ xung đột, bất ổn và tự cô lập trừ khi Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận và chứng minh những đòi hỏi về chủ quyền của nước này ở Biển Đông phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế" (?)

    Ông Blinken nói: "Trong thời điểm Mỹ còn duy trì đầy đủ sự hiện diện trong khu vực, bất cứ động thái chiến thuật nào từ những tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ bị cản trở bởi những quốc gia láng giềng ngày càng cảm thấy không hài lòng và nghi ngờ họ".

    Tuy nhiên, Thượng nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ, ông Robert Menendez cho rằng Trung Quốc đang "thống trị" khu vực. Do vậy, ông ủng hộ Washington đưa ra một quan điểm cứng rắn hơn, đồng thời nhấn mạnh rằng các công cụ để thể hiện sức mạnh quốc gia "sẽ chỉ hữu dụng khi được triển khai đầy đủ".

    Tới nay, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền phi lý với phần lớn các khu vực tại Biển Đông. Dù Mỹ khẳng định không ủng hộ bất cứ bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này, song Washington cho biết nước này có lợi ích quốc gia trong việc duy trì bảo đảm tự do hàng hải và ổn định tại đây.


    ASEAN và Mỹ thúc đẩy các ưu tiên hợp tác

    Ngày 28/4, Ủy ban Hợp tác hỗn hợp (JCC) ASEAN-Mỹ đã tiến hành cuộc họp lần thứ 7 tại trụ sở Ban thư ký ASEAN ở thủ đô Jakarta của Indonesia.

    cac dai bieu tham du cuoc hop chup anh chung. anh: do quyen - ttxvn

    Các đại biểu tham dự cuộc họp chụp ảnh chung. Ảnh: Đỗ Quyên - TTXVN

     

    Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, JCC ASEAN-Mỹ lần này tập trung thảo luận, kiểm điểm quá trình triển khai quan hệ hợp tác thời gian qua và trao đổi những biện pháp thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là nhấn mạnh các biện pháp nhằm triển khai Tuyên bố của lãnh đạo cấp cao thời gian qua, trong đó, có lãnh đạo ASEAN và lãnh đạo Mỹ tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ với mong muốn hợp tác giữa hai bên sẽ đi vào thực chất và cụ thể hơn. Ngoài ra, các đại biểu cũng bàn thảo về việc triển khai Kế hoạch Hành động Tăng cường quan hệ đối tác ASEAN-Mỹ giai đoạn 2016-2020. 

    Hai bên cũng trao đổi một số lĩnh vực hợp tác ưu tiên giữa ASEAN và Mỹ trong thời gian tới, trong đó có vấn đề tăng cường hơn nữa quan hệ về chính trị, ngoại giao, kinh tế; tăng cường hợp tác về an ninh hàng hải; các vấn đề xuyên quốc gia như: Chống khủng bố, biến đổi khí hậu và một loạt các vấn đề khác liên quan đến quan hệ giữa hai bên. Trên cơ sở đó hai bên sẽ có các chương trình hành động để thúc đẩy quan hệ hợp tác trong thời gian tới. 

    Phát biểu khai mạc cuộc họp, Đại sứ Mỹ tại ASEAN, bà Nina Hachigian khẳng định Mỹ và ASEAN là đối tác chiến lược của nhau, hợp tác và chia sẻ với nhau trên rất nhiều lĩnh vực về kinh tế, chính trị, an ninh hàng hải, biến đổi khí hậu... Bà cho biết hai bên sẽ tiếp tục thảo luận về các biện pháp phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai bên theo tinh thần Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt Sunnylands. 
     

     
    doan viet nam tham du cuoc hop. anh: do quyen - ttxvn

    Đoàn Việt Nam tham dự cuộc họp. Ảnh: Đỗ Quyên - TTXVN

     

    Việt Nam cam kết thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi 

    Đại sứ Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hoành Năm cho biết Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN cũng như phía Mỹ để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác hai bên cùng có lợi. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ phối hợp với Mỹ và các nước ASEAN để thúc đẩy 2 sáng kiến mà Thủ tướng nước ta đã nêu tại Hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua, đó là việc thành lập trung tâm giữa ASEAN - Mỹ về doanh nghiệp vừa và nhỏ và Trung tâm liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu. 

    Quan hệ đối thoại ASEAN - Mỹ chính thức bắt đầu năm 1977. Hai bên thiết lập quan hệ đối tác tăng cường năm 2005. Thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa Mỹ và ASEAN phát triển trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị-an ninh đến kinh tế-thương mại, văn hóa-xã hội. Mỹ dành ưu tiên cao hỗ trợ ASEAN tăng cường năng lực bảo đảm an ninh, nhất là an ninh hàng hải trên cơ sở song phương cũng như thông qua diễn đàn khu vực. Hai bên cũng tích cực hợp tác trong các lĩnh vực chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh mạng, chống tội phạm xuyên quốc gia như khủng bố, buôn bán người… 

    Mỹ là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của ASEAN. Năm 2014, tổng thương mại giữa ASEAN và Mỹ đạt 216 tỷ USD, chiếm 8,2% tổng thương mại của ASEAN và đầu tư của Mỹ vào ASEAN đạt 226 tỷ USD. Năm 2014, lượt khách du lịch Mỹ vào ASEAN đạt gần 3,2 triệu, chiếm 3,2% tổng khách du lịch đến ASEAN. Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong các nội dung hợp tác ưu tiên hiện nay của Mỹ đối với ASEAN.


    Trung Quốc dọa trả đũa Úc vì mua tàu ngầm Pháp

    Qua báo chí chính thống, Bắc Kinh đe dọa sẽ “tăng cường khả năng phản công” nếu quyền lợi của Trung Quốc bị Úc sử dụng hạm đội tàu ngầm tàng hình mua của Pháp "xâm hại".

    (anh minh hoa: dcns)

    (Ảnh minh họa: DCNS)

    Úc ngày 26/4 cho biết, nhà thầu DCNS của Pháp đã vượt qua đối thủ Nhật Bản, giành được hợp đồng trị giá gần 39 tỷ USD giúp Úc chế tạo 12 tàu ngầm để thay thế hạm đội tàu ngầm đã lỗi thời của Hải quân Hoàng gia.

    Ngay sau khi thông tin này được phát đi, Thời báo Hoàn cầu - một phụ trang của tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng tải một bài xã luận chỉ trích thương vụ mua sắm tàu ngầm của Úc.

    Bài xã luận có đoạn viết: “Canberra cần biết rõ rằng chương trình trang bị tàu ngầm của Úc nằm trong ván cờ địa chính trị tại châu Á-Thái Bình dương và sẽ được sử dụng trong cuộc phân tranh chiến lược tại khu vực”. Bắc Kinh cho rằng, thương vụ này sẽ giúp "tăng cường sức mạnh chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và tác động tiêu cực đến an ninh chiến lược của Trung Quốc”.

    Thời báo Hoàn cầu cũng hối thúc các đồng minh của Mỹ không tranh chấp hàng hải (ở Biển Đông) và với Úc thì nên tránh để “bị các thế lực bên ngoài lôi kéo vào vấn đề tranh chấp”. Tờ báo đe dọa: “Nếu tàu ngầm Úc tham gia gây sức ép quân sự, thì Trung Quốc buộc phải trả đũa, triển khai sức mạnh phản công và cuối cùng sẽ gây thiệt hại cho quyền lợi của Úc”. Tờ báo cũng nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế giữa Úc với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất.

    Úc là một trong các đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mới đây, Úc đã thể hiện quan điểm cứng rắn đối với các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông như đưa khí tài quân sự đến khu vực tranh chấp, tăng cường bồi lấp trái phép ở Biển Đông.


    Năm 2017, Mỹ nhìn thấy hiểm nguy khắp mọi nơi

    Lầu Năm Góc kêu gọi lưỡng viện thông qua bản dự toán ngân sách gần 600 tỷ USD cho năm tài khóa 2017 trong bối cảnh hiểm nguy với nước Mỹ hiện hữu khắp nơi.

    bo truong quoc phong ash carter (trai) va chu tich hoi dong tham muu truong lien quan joseph dunford tai cuoc hop bao o lau nam goc ngay 29/2. anh: afp/ttxvn

    Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter (trái) và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Joseph Dunford tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc ngày 29/2. Ảnh: AFP/TTXVN

    Trước tiểu ban quốc phòng của Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện Mỹ ngày 27/4, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Joseph Dunford giới thiệu bản dự toán ngân sách 582,7 tỉ USD cho năm tài chính 2017, bao gồm quỹ dự phòng hoạt động hải ngoại (OCO).

    Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, 5 thách thức đang ngày càng hiện hữu và chi phối kế hoạch ngân sách của Lầu Năm Góc trong tương lai bao gồm những cái tên “Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và chủ nghĩa khủng bố”.

    Theo ông, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, “Trung Quốc đang nổi lên”. Sự nổi lên này không gây ra vấn đề gì cho tới thời điểm nước này thể hiện cách hành xử hung hăng với việc Bắc Kinh đưa ra những những tuyên bố chủ quyền vô lý ở Biển Đông. Ông Carter cho hay, hiện tại Trung Quốc đang tập trung hạn chế sự tham gia của các bên thứ ba, trong đó có Mỹ, để can thiệp trong trường hợp có khủng hoảng hay xung đột.

    Trong khi đó, trong bản dự toán ngân sách trên, cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố với trọng tâm là IS ở Iraq và Syria vẫn là một trong những ưu tiên của Lầu Năm Góc. Dự toán ngân sách cho mục này tăng gấp đôi lên 7,5 tỷ USD trong năm 2017. 

    Tuy nhiên, theo chương trình vừa được giới thiệu, ông Carter chỉ đề xuất khoản tiền 250 triệu USD để ủng hộ các lực lượng Syria chống IS, giảm từ mức 600 triệu đề xuất cho chương trình trong năm 2016 bị các nhà làm luật nước này gọi là “thất bại hoàn toàn”. 

    Trong khi đó, ngân sách dự toán cho việc củng cố sự hiện diện của Mỹ ở châu Âu đã tăng hơn bốn lần dến 3,4 tỷ USD. Ông Carter cho biết điều này là cần thiết để trấn an các đồng minh của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước những diễn biến mới ở Ukraine, Gruzia và Moldova. "Chúng ta có nhiều mối quan ngại về Nga”, ông nói.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn