TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Giá cả hàng hóa thị trường thế giới 06-08-2015

    Tôn mạ kẽm Việt Nam không bán phá giá tại Úc

    anh minh hoa - nguon: internet

    Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

    Theo Cục quản lý cạnh tranh, Uỷ ban chống bán phá giá Úc (ADC) đã công chấm dứt điều tra việc chống bán phá gia đối với sản phẩm tôn mạ kẽm từ Ấn Độ và Việt Nam.

    Trong thông báo, ADC đã chấp nhận kết luận điều tra của cơ quan điều tra Úc cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm tôn mạ của Việt Nam không bán phá giá, lượng phá giá không đáng kể tại Úc. Đồng thời, ngành sản xuất nội địa của Úc từ hàng hóa bán phá giá của Việt Nam cũng không đáng kể.


    Trước đó, ADC công bố sẽ điều tra mặt hàng tôn mạ kẽm từ Ấn độ và Việt Nam giai đoạn từ 1/7/2013 đến 30/6/2014. Lượng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn điều tra 23.253 tấn, ước tính gần 18,1 triệu USD.

    Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tôn mạ kẽm của Việt Nam sang Canada đạt 19,3 triệu USD. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại của năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 4,6 triệu USD.

    Ngoài ra, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết Cơ quan biên mậu Canada (CBSA) đã gia hạn thời gian kết luận cuối cùng của vụ việc tái điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng ống thép dẫn dầu của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

    Theo dự kiến ban đầu, CBSA sẽ đưa ra kết luận cuối cùng vào ngày 30/9/2015. Tuy nhiên do nhiều vấn đề phức tạp và mới phát sinh trong vụ việc tái điều tra nên CBSA đã quyết định gia hạn ra kết luận cuối cùng đến ngày 14/12/2015.


    Vàng mất giá vì USD

    Vàng mất giá vì USD

    Giá vàng tiếp tục chịu sức ép giảm khi USD mạnh lên do đồn đoán Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất vào tháng 9 tới. Giá vàng chưa thoát đà giảm và lình xình ở đáy 5 năm rưới khi USD tiếp tục mạnh lên.

    Phiên giao dịch ngày 5/8, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.085,35 USD/oz, giá giao tháng 12 giảm 0,5% xuống 1.08,6 USD/oz.

    Trong phiên, giá vàng giao ngay có lúc phục hồi nhưng quay đầu giảm ngay sau đó và về sát ngưỡng thấp nhất 5,5 năm.

    Giá vàng tiếp tục chịu sức ép giảm khi USD mạnh lên do đồn đoán Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất vào tháng 9 tới. USD mạnh lên sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn nhờ cho lợi nhuận cao hơn so với vàng - tài sản vốn được coi có vai trò lưu trữ giá trị trong giai đoạn bất ổn.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/8, chỉ số Dollar đo sức mạnh của USD so với giỏ tiền tệ gồm 6 đồng tiền chủ chốt rang 0,1% lên 89,14 điểm, cao nhất 5 tháng, và chỉ kém mốc cao nhất 12 năm thiết lập hôm 13/3 là 0,2%. USD tăng 0,4% so với yên lên 124,86 yên/USD, cao nhất 2 tháng. USD giao dịch ở 1,0898 USD/EUR.

    Tuy nhiên, một tín hiệu tín với giá vàng đó là, hiện mức giá thấp khiến lực mua từ thị trường châu Á tăng trở lại. Nhập khẩu vàng của Ấn Độ tăng 60% lên 155 tấn trong 2 tháng qua. Nhà đầu tư Trung Quốc cũng rút dần khỏi kênh chứng khoán, quay sang vàng sau khi thị trường chứng khoán trải qua đà bán tháo khiến thị trường bốc hơi gần 4 nghìn tỷ USD. Trong 4 phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7, lượng giao dịch trên sàn vàng Thượng Hải tăng 6 lần lên 597 tấn.
     


    Giá cà phê bất ngờ tăng mạnh trở lại

    Vinanet - 2 phiên liên tiếp, giá cà phê trong nước đồng loạt tăng 300 nghìn đồng/tấn.Sáng nay 6/8, giá cà phê nhân xô Tây Nguyên đồng loạt tăng 300 nghìn đồng/tấn, dao động ở 35,8 - 36,4 triệu đồng/ tấn.

    Giá cà phê robusta giao tại cảng TPHCM, giá FOB lên 1.713 USD/tấn, tăng 14 USD so với hôm qua.

    Trên thị trường quốc tế, trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn tháng 9/2015 tăng 14 USD/tấn hay tăng 0,85% lên 1.653 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng 11 - 13 USD/tấn

    Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn tháng 9/2015 tăng 1 cent/pound hay 0,8% lên mức 125,9 cent/pound, các kỳ hạn khác cũng tăng 0,95 cent/pound. 

    Chênh lệch giá giữa cà phê arabica và robusta tăng nhẹ lên 50,55 cent/pound từ 50,24 cent/pound hôm qua.

    Tồn kho cà phê Arabica chế biến ướt có chứng chỉ trên sàn New York hôm 4/7 giảm 1.125 bao xuống 2.101.560 bao. Giá cà phê cả trong nước và quốc tế bất ngờ tăng mạnh 2 phiên trở lại đây sau khi có thông tin sản lượng cà phê của Brazil có thể không đạt như kỳ vọng.

    Các nhà sản xuất bắt đầu lo ngại về vụ thu hoạch arabica của Brazil do tác động của thời tiết khô hạn. Volcafe và Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán sản lượng cà phê niên vụ này của Brazil có thể đạt hơn 50 triệu bao (loại 60kg/bao), trong đó gồm hơn 35 triệu bao cà phê arabica.

    Tuy nhiên, theo tập đoàn sản xuất cà phê Conselho Nacional do Café của Brazil, sản lượng cà phê của Brazil có thể chỉ đạt 40-43 triệu bao, trong đó gồm 30-32 triệu bao cà phê arabica.

    Theo số liệu sơ bộ, xuất khẩu cà phê tháng 7 của Brazil đạt 2.499.095 bao, giảm 270.292 bao, tương đương 9,76% so với cùng kỳ năm ngoái.


    Thổ Nhĩ Kỳ rà soát điều tra lốp xe nhập khẩu

    Ngày 5-8, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết Tổng vụ Nhập khẩu (Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ) công bố về việc tiến hành rà soát điều tra chống bán phá giá với sản phẩm  lốp xe đạp, xe máy nhập khẩu từ Việt Nam.
    Theo đó, săm lốp xe đạp mã HS: 4013.20 và 4011.50 và săm lốp xe máy mã HS: 4011.40  và 4012.90 bị Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng điều tra từ ngày 15-7. Nguyên đơn là Công ty Anatolia Rubber Ind. and Trade. Inc. company

    Trước đó, từ năm 2004, Thổ Nhĩ Kỳ đã ra quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với lốp xe đạp, xe máy xuất khẩu từ Việt Nam theo đơn khởi kiện của nguyên đơn Anatolia Rubber Ind. and Trade. Inc. company.

    Ttrong đơn yêu cầu tiến hành rà soát áp thuế lần này, nguyên đơn yêu cầu tiếp tục biện pháp chống bán phá giá với lý do “nếu dừng biện pháp này lại thì ngành sản xuất nội địa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục bị thiệt hại đáng kể”.

    Cùng ngày, Cục Quản lý cạnh tranh thông báo, Uỷ ban chống bán phá giá Australia (ADC) đã chấm dứt điều tra trong vụ việc điều tra chống bán phá gia đối với sản phẩm tôn mạ kẽm từ Ấn Độ và Việt Nam.

    Trong thông báo, ADC đã chấp nhận kết luận điều tra của cơ quan điều tra Úc cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm tôn mạ của Việt Nam không bán phá giá/lượng phá giá không đáng kể đồng thời thiệt hại/đe dọa thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Australia từ hàng hóa bán phá giá của Ấn Độ cũng là không đáng kể.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn