TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 06-07-2016

    Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về khai thác của Mỹ, thừa cung xăng

    gia dau phien 5/7 giam khi gioi dau tu lo ngai ve viec my tang cuong hoat dong khoan va khai thac dau cung nhu tinh trang thua cung xang toan cau.

    Giá dầu phiên 5/7 giảm khi giới đầu tư lo ngại về việc Mỹ tăng cường hoạt động khoan và khai thác dầu cũng như tình trạng thừa cung xăng toàn cầu.


    Giá dầu phiên 5/7 giảm khi giới đầu tư lo ngại về việc Mỹ tăng cường hoạt động khoan và khai thác dầu cũng như tình trạng thừa cung xăng toàn cầu.

    Sự kiện Brexit cũng tiếp tục khiến thị trường rối loạn, khiến nhà đầu tư bán tài sản rủi ro như hàng hóa và đặt cược vào tài sản an toàn.

    Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 8/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 2,39 USD, tương ứng 4,9%, xuống 46,60 USD/thùng.

    Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 2,14 USD, tương đương 4,3%, xuống 47,96 USD/thùng.

    Khi giá dầu tăng từ mức đáy 13 năm trong quý I vừa qua lên trên 50 USD/thùng, một số nhà đầu tư và nhà phân tích đã cảnh báo rằng đà tăng này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất Mỹ tăng cường khai thác và rốt cuộc sẽ lại khiến giá dầu đi xuống.

    Theo số liệu của Baker Hughes công bố hôm thứ Sáu 1/7, số giàn khoan của Mỹ trong tuần kết thúc vào 1/7 tăng thêm 11 giàn.

    Một số nhà sản xuất cũng đang đưa các giàn khoan chưa hoàn tất (backlog) vào hoạt động, khiến sản lượng tăng ngay cả khi không khoan các giếng dầu mới.

    Bên cạnh đó, nguồn cung xăng tăng cao cũng gây áp lực lên giá dầu, có thể khiến các nhà máy lọc dầu giảm lượng mua vào dầu thô. Kết quả là giá dầu giảm mạnh.

    Lo ngại về lượng dầu lưu kho của Mỹ cũng gây áp lực lên giá dầu trong phiên 5/7. Hãng tư vẫn Genscape cho biết, lượng dầu lưu kho tại Cushing, Oklahoma, trong tuần kết thúc vào 1/7 tăng lên. Một số nhà phân tích cảnh báo rằng giá dầu không thể tiếp tục tăng cho đến khi lượng dầu lưu kho giảm xuống mức thông thường.

    Sự kiện Brexit đã gây ra lo ngại về sự ổn định của châu Âu và đẩy tăng giá USD. Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 0,7%.

    Cũng hôm thứ Ba 5/7, lực lượng phiến quân tại Niger Delta tuyên bố nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công vào cơ sở dầu khí của Nigeria, chỉ vài tuần sau khi chính phủ và lực lượng phiến quân đạt được thỏa thuận ngừng bắn.(NCĐT)


    Giá vàng tăng phiên thứ 5 liên tiếp do lo ngại về kinh tế toàn cầu

    gia vang ngay 5/7 tiep tuc tang, sat muc dinh 2 nam o 1.350 usd/ounce, do so lieu kinh te trung quoc dang that vong va bat on sau su kien brexit.

    Giá vàng ngày 5/7 tiếp tục tăng, sát mức đỉnh 2 năm ở 1.350 USD/ounce, do số liệu kinh tế Trung Quốc đáng thất vọng và bất ổn sau sự kiện Brexit.


    Giá vàng ngày 5/7 tiếp tục tăng, sát mức đỉnh 2 năm ở 1.350 USD/ounce, do số liệu kinh tế Trung Quốc đáng thất vọng và bất ổn sau sự kiện Brexit.

    Tâm lý né tránh rủi ro bao trùm khắp thị trường sau cảnh báo của Ngân hàng trung ương Anh về rủi ro “Brexit” cũng như tin tức cho thấy số đơn hàng nhà máy của Mỹ giảm và báo cáo về hoạt động sản xuất và dịch vụ trái chiều tại châu Á và châu Âu.

    Lúc 14h11 giờ New York (1h11 sáng ngày 6/7 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.355,51 USD/ounce.

    Giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex tăng 1,5% lên 1.358,7 USD/ounce.

    Hôm thứ Hai 4/7, thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ Lễ Độc lập.

    Cổ phiếu châu Âu giảm 1,5% khi các nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng 4 ngày kết thúc hôm thứ Hai 4/7 bất chấp hy vọng kích thích của ngân hàng trung ương sẽ phần nào hạn chế bất ổn do Brexit.

    Tuy nhiên, USD mạnh lên và một số đầu tư chốt lời đã gây áp lực lên giá vàng. USD tăng 0,4% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ.

    Yên Nhật - thường được coi là tài sản trú ẩn vào những thời điểm bất ổn - cũng tăng 1% so với euro và USD trong khi bảng Anh xuống thấp nhất kể từ thời điểm người Anh bỏ phiếu ra khỏi EU.

    Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng tác động của Brexit sẽ không phải là yếu tố thay đổi đối với kinh tế thế giới. Các nhà phân tích tại Capital Economics nhận định, đà hồi phục của Anh có thể chững lại do bất ổn về mối quan hệ của nước này với EU 27 nhưng tỷ giá hối đoái cạnh tranh hơn với sự hỗ trợ chính sách sẽ làm yếu đi “cú đánh” này.

    Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 2,1% xuống 19,89 USD/ounce, giá palladium giảm 2,3% xuống 600 USD/ounce trong khi đó, giá bạch kim tăng 0,7% lên 1.072,8 USD/ounce.(NCĐT)


    Giá đồng và nhôm giảm 2 ngày liên tiếp

    Giá đồng và nhôm giảm phiên thứ 2 liên tiếp vào thứ 3 ngày 5/7 do kim loại cơ bản giảm nhẹ sau khi tăng lên mức cao nhất trong nhiều tháng trong phiên giao dịch trước vì kỳ vọng vào các biện pháp kích thích kinh tế ở Trung Quốc và Anh.

    Giá đồng kỳ hạn ba tháng trên Sở giao dịch London giảm 0,2% xuống 4.882,5 USD/tấn, giảm hơn so với phiên giao dịch trước. 
    Giá đồng trên Sở giao dịch Thượng Hải giảm 0,6 xuống 37.830 NDT/tấn.
    Cổ phiếu Trung Quốc tăng mạnh vào thứ hai về giá hàng hóa tăng cao và hy vọng có thêm nhiều hành động hơn để kích thích kinh tế sau khi số liệu hôm thứ Sáu (1/7) cho thấy tăng trưởng sản xuất bị đình trệ trong tháng 6. 
    Ngoài ra, dấy lên hy vọng Anh đưa ra kích thích kinh tế trong tuần này sau khi Ngân hàng Anh phát hành báo cáo ổn định tài chính hàng quý của mình vào thứ ba (5/7) và biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng sáu của Cục dự trữ Liên bang Mỹ được phát hành hôm thứ Tư (6/7).
    Giá nhôm trên LME tăng 0,3% lên 1.644,50 USD/tấn, trong khi giá tại Thượng Hải giảm 1,6% còn 12.435 USD/ tấn.(Vinanet)

    Nhập khẩu thép của Thổ Nhĩ Kỳ từ Trung Quốc tăng trong 5 tháng đầu năm

    Nhập khẩu thép của Thổ Nhĩ Kỳ từ Trung Quốc đã tăng 43% trong 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước lên mức 1,18 triệu tấn, theo Hiệp hội Các nhà Sản xuất Thép Thổ Nhĩ Kỳ (TCUD) thông báo vào cuối tuần trước.

    Nhập khẩu phôi thanh từ Trung Quốc cho thấy một sự gia tăng đáng kể trong 5 tháng đầu năm. Nhập khẩu phôi thanh của Thổ Nhĩ Kỳ từ Trung Quốc đã đạt 667.000 tấn, tăng mạnh 503% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu sản phẩm thép dài của Thổ Nhĩ Kỳ từ Trung Quốc, cũng tăng 40% trong cùng kỳ lên mức 134.000 tấn, trong khi nhập khẩu thép cán dẹt từ Trung Quốc giảm đáng kể 56% còn 201.000 tấn, từ mức 471.000 tấn nhập khẩu trong cùng kỳ năm ngoái, TCUD cho biết.

    Trong khi đó, thâm hụt thương mại thép của Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp tục tăng lên trong giai đoạn này, do nhập khẩu tăng vọt và xuất khẩu giảm. Tổng lượng thép nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2015 lên mức 7,98 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm, trong khi xuất khẩu giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước còn 6,95 triệu tấn. Như vậy, tỷ lệ xuất/nhập khẩu thép của Thổ Nhĩ Kỳ trong 5 tháng đầu năm nay giảm còn 92:100, từ 102:100 của cùng kỳ năm ngoái.

    Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất khẩu 4,29 triệu tấn thép dài trong 5 tháng đầu năm, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản phẩm thép dẹt đạt 1,08 triệu tấn, tăng 16,4%. Nhập khẩu thép cán dẹt, tuy nhiên, cũng tiếp tục tăng trong thời gian đó và đạt 3,94 triệu tấn, TCUD cho biết.(ST)


    Xuất khẩu thép cây Thổ Nhĩ Kỳ phục hồi trong tháng Năm do nhu cầu MENA cao

    Xuất khẩu thép cây của Thổ Nhĩ Kỳ đã phục hồi trong tháng Năm sau đà giảm đáng kể  29% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng trước đó, trong bối cảnhsự  gia tăng nhu cầu tiêu thụ trong lhu vực MENA trước Ramadan, tho dữ liệu mới nhất từ Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK) được công bố vào cuối tuần trước. Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất khẩu 594.154 tấn thép cây trong tháng Năm, tăng 26% so với tháng Tư. Con số này cũng cao hơn 24% so với cùng kỳ 2015.

    Mỹ đứng đầu danh sách các nhà nhập khẩu thép cây Thổ Nhĩ K trong tháng Năm,  đã mua 152.398 tấn, gần như không đổi so với tháng trước đó. Thép cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ vào khu vực MENA phục hồi trong tháng Năm. UAE đã trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ hai của thép cây Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng Năm ở mức 117.777 tấn, tăng khoảng gấp mười lần so với tháng trước đó, trong khi thép cây nhập khẩu của Israel từ Thổ Nhĩ Kỳ đạt 89.952 tấn trong tháng Năm.

    Các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi (MENA), như thường lệ, là các nhà nhập khẩu chính khác trong thán Năm. Thép cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đến Saudi Arabia đạt 31.868 tấn trong tháng Năm, trong khi xuất khẩu sang Ai Cập đạt đến 26.720 tấn, tăng hơn gấp đôi so với tháng Tư.

    Xuất khẩu sang Iraq đạt 20.666 tấn trong khi xuất khẩu thép cây Thổ Nhĩ Kỳ tới Yemen đạt 17.358 tấn trong tháng Năm, theo số liệu cho thấy. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã xuất khẩu 14.944 tấn thép cây đến Oman trong tháng Năm, trong khi xuất khẩu sang Kuwait đạt 14.744 tấn.

    Các nhà nhập khẩu lớn nhất khác của thép cây Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng Năm là: Colombia (12.718 tấn), Chile (11.028 tấn) và Algeria (9.412 tấn), dữ liệu của TUIK cho thấy.(ST)


    Thị trường tấm mỏng trầm lắng, xu hướng tăng dự kiến sau Ramadan

    Sự trầm lắng trên thị trường tấm mỏng nội địa Thổ Nhĩ Kỳ đào sâu hơn nữa vào tuần cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Ramadan kéo dài một tuần, bất chấp mức giảm giá của các nhà máy và nhà tích trữ để kích thích nhu cầu. Tuy nhiên, sự phục hồi nhu cầu tái tích trữ dự kiến bắt đầu sau kỳ nghỉ lễ từ ngày 04 Tháng Bảy, như hàng tồn kho, đặc biệt là đối với một số loại, ỡ mức thấp trên thị trường, nguồn tin công nghiệp cho biết hôm thứ Sáu.

    Báo giá trong nước của HRC tử các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ giảm hơn nữa trong suốt tuần qua với mức giảm giá còn 450-470usd/tấn, giảm 10usd/tấn trong tuần. Giao dịch phế nhập khẩu của nhà máy đã giảm đáng kể trong tuần trước, ở mức thấp nhất là 215usd/tấn CFR, cũng đã hỗ trợ những giảm giá, nguồn tin cho biết.

    Tuy nhiên, như các vấn đề dòng tiền tiếp tục hạn chế thương mại trên thị trường, không có đơn đặt háng đáng chú ý nào được nghe nói đến. Người mua thường trì hoãn đặt hàng cho đến sau kỳ nghỉ lễ, các nguồn tin cho biết.

    Thị trường HRC nhập khẩu cũng khá chậm trong tuần trước, ngoại trừ một số đơn hàng trọng tải thấp. Chào giá HRC của Trung Quốc cho Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng khoảng 20usd/tấn trong tuần trước và gần đạt đếnmức giá chào của các nhà máy CIS đến Thổ Nhĩ Kỳ, đang tương đối ổn định ở mức khoảng 380-385usd/tấn CFR. Một số nguồn tin thị trường tin rằng đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi của giá HRC toàn cầu và có thể được phản ánh trong giá cả trong nước sau khi kỳ nghỉ lễ nếu nhu cầu phục hồi.

    Xu hướng suy giảm nhẹ trong giá HRC cũng được phản ánh trong giá CRC. Một số nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu chào giá tại 530usd/tấn xuất xưởng cho CRC, thanh toán tiền mặt. Các nhà cung cấp CRC trong nước khác cũng điều chỉnh chào giá và chào giá nằm trong phạm vi 530-560usd/tấn xuất xưởng, tùy thuộc vào khối lượng và điều khoản thanh toán.

    Trong khi đó, nhu cầu chậm chạp trên thị trường và giá cả suy yếu hơn của HRC cũng kéo giá HDG Thổ Nhĩ Kỳ xuống hơn nữa. Chào giá HDG dày 0.5mm HDG ở mức 590-630usd/tấn xuất xưởng thứ Sáu, trong khi chào giá trong nước cho PPGI 9002 dày 0.5mm 9002 là trong khoảng 680-720usd/tấn xuất xưởng, tùy thuộc điều khoản thanh toán và khối lượng.

    Các thành phần tham gia thị trường đa phần dự đoán một sự hồi phục trong giá tấm Thổ Nhĩ Kỳ sau kỳ nghỉ lễ Ramadan, nhưng mức tăng giá sẽ được xác định bởi sức mạnh của nhu cầu tiêu thụ người dùng cuối.(ST)


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn