TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

An Phát đang ở đâu trên con đường hướng tới nhà xuất khẩu hàng đầu về màng mỏng?

    Với tham vọng trở thành nhà nhà sản xuất túi ni lông hàng đầu thế giới, CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát đang đẩy mạnh quá trình mở rộng quy mô sản xuất, thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, AAA đang ở đầu trên bản đồ thế giới về ngành bao bì?

    Việt Nam đứng thứ 3 Châu Á về xuất khẩu túi ni lông trên toàn thế giới

    Mặc dù Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới, thị trường này lại tương đối phân mảnh và thị phần không tập trung vào một công ty lớn nào.

    Theo thống kê của World Trade Center, Thái Lan xuất khẩu khoảng hơn 700 triệu USD túi ni lông và Việt Nam xuất khẩu khoảng 600 triệu USD trong năm 2015.

    Hiện tại ở Thái Lan, công ty lớn nhất về sản xuất túi là TPBI, mới IPO và niêm yết tháng 3 năm 2016. TPBI là công ty có lịch sử lâu đời hơn 30 năm trong ngành túi nhựa và cũng là công ty có quy mô lớn nhất Châu Á hiện tại với sản lượng 56.000 tấn/ năm, doanh thu 150 triệu USD và vốn hóa 190 triệu USD . Để trở thành công ty lớn nhất Châu Á, An Phát chắc chắn lại vượt công ty này trong thời gian tới. Vậy họ hiện đang ở đâu so với TPBI?

    TPBI và An Phát là 2 công ty xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Thái Lan với mức thị phần xuất khẩu khoảng 12-13% toàn thị trường. Năm 2015, công suất của TPBI đạt 56.000 tấn/năm trong khi AAA mới đạt khoảng 39.000 tấn. Sang năm 2016, công suất của AAA bắt đầu vượt TPBI, đạt 60.000 tấn/năm trong khi sản lượng của TPBI không đổi.

    An Phát đang gấp rút đưa vào hoạt động nhà máy 6 và nhà máy 7 trong năm nay, nâng công suất lên 80.000 tấn vào năm 2017. Nhìn vào tốc độ tăng công suất và mở rộng của An Phát có thể thấy tham vọng của những người lãnh đạo trẻ công ty này. TPBI mặc dù được ra đời trước 20 năm nhưng họ đang dần thể hiện sự chững lại về mở rộng và phát triển. Với số tiền IPO 25% vừa rồi (khoảng 28 triệu USD), TPBI hướng đến thực hiện các mục tiêu M&A tại các thị trường Châu Á nhiều hơn là mở rộng sản xuất hiện tại.

    Hướng tới đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

    TPBI xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Mỹ và Úc trong khi thị trường Châu Âu và Nhật bản lại ko phải thế mạnh của họ, có lẽ lý do chính là TPBI là một trong 4 công ty ở châu Á không bị đánh thuế chống bán phá giá khi vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, họ cũng bán 36% sản lượng của họ trong nước.

    An Phát đang có thị trường lớn là thị trường Châu Âu, tuy nhiên họ đang tiếp cận thị trường Nhật, Mỹ và Úc. Đó là lý do AAA xây dựng riêng một nhà máy 6 cho thị trường Nhật Bản và nhà máy 7 cho thị trường Mỹ. Theo kế hoạch của Ban lãnh đạo, chỉ 2 năm sau, thị trường Nhật Mỹ và Úc sẽ chiếm 50% sản lượng xuất khẩu của AAA.

    viet nam vuot qua thai lan tren dat nhat? con trung quoc thi sao?

    Việt Nam vượt qua Thái Lan trên đất Nhật? Còn Trung Quốc thì sao?

    Kể từ năm 2015, Việt Nam đã vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu thứ 2 vào thị trường Thái Lan. Bản thân TPBI cũng không xuất khẩu nhiều vào thị trương này. An Phát đã có một nhà máy chuyên xuất khẩu vào thị trường này với sản lượng trung bình 700 tấn/tháng (8.000 tấn/năm), chiếm khoảng 13% thị phần tại Nhật Bản.

    Từ tháng 6 năm nay, khi nhà máy 6A của công ty đi vào hoạt động, sản lượng xuất khẩu sang Nhật Bản dự kiến sẽ tăng lên đạt 2.000 tấn/tháng vào cuối năm. Dự kiến năm 2017, Việt Nam sẽ đẩy mạnh được xuất khẩu sang thị trường Nhật nhờ sự chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam.
     

    xuat khau cac nuoc vao nhat ban 6 thang 2016

    Xuất khẩu các nước vào Nhật Bản 6 tháng 2016

    HIện các nhà nhập khẩu Nhật Bản đang hướng dần đến Việt Nam thay vì Trung Quốc. Việc Việt Nam mới chỉ chiếm 1/3 sản lượng xuất khẩu bao bì màng mỏng so với Trung Quốc vào Nhật Bản do quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng Nhật Bản. Nếu như An Phát hoàn thành nhà máy 6 trong năm nay, không chỉ Trung Quốc hay Indonesia phải nhún nhường Việt Nam mà kể cả Trung Quốc cũng phải dè chừng với đối thủ này.

    Mải mê xuất khẩu, quên thị trường nội địa?

    Tại Thái Lan, khi thị trường phát triển hơn với nhiều siêu thị thay vì chợ truyền thống, nhu cầu túi phức nội địa rất lớn và các doanh nghiệp cổ phần có thể bán được sản phẩm của họ trên đó.

    Qua tìm hiểu về thị trường màng mỏng ở Việt Nam, chúng tôi được biết, nhu cầu túi phức (nhiều lớp) rất lớn, tính riêng màng phức, quy mô thị trường đã là 1 tỷ USD năm 2016. Nhu cầu đến từ các công ty thực phẩm như Kinh Đô, các công ty thủy sản, nông nghiệp … là rất lớn. Chính vì vậy, An Phát đang hướng tới đa dạng hóa cả sản phẩm và thị trường bằng cách mở rộng sản xuất túi phức ở Việt Nam.

    Hiện các công ty lớn trong nước đang chiếm khoảng 35% thị phần của Việt Nam. AAA hướng tới đến 2020 sẽ chiếm được ít nhất 5% của thị phần hay quy mô khoảng 1.000 tỷ từ túi máng phức.

    Quy mô vốn hóa

    Hiện TPBI có vốn hóa khoảng 190 triệu, gấp 3 lần An Phát. Hiệu quả hoạt động, quy mô doanh thu là yếu tố chính đem lại giá trị vốn hóa của công ty này. Tuy nhiên, về mặt tương đối, TPBI đang giao dịch ở hệ số P/E và P/B là 17 lần và 2.5 lần, cao gấp rưỡi lần AAA.

    Theo dự kiến kết quả kinh doanh của AAA, doanh thu và LNST của công ty ước tính là 100 triệu USD và 5 triệu USD năm 2016. Cũng theo ước tính của công ty, LNST của họ sẽ đạt 11 triệu USD vào năm 2018, tương ứng với lợi nhuận ước tính của TPBI năm 2016.

    Để trở thành công ty xuất khẩu túi màng mỏng lớn nhất Châu Á, liệu AAA có vượt được vốn hóa của TPBI trong những năm tới hay không khi công suất và sản lượng họ vượt được công ty này?

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, Việt Nam có nhiều ưu thế hơn các thị trường khác như trong khu vực là nhờ vào nguồn lao động giá rẻ, chi phí hạ tầng (điện, mặt bằng và chi phí vận chuyển) cũng thấp hơn các nước khác. Chính vì vậy, Việt Nam có ưu thế về chi phí hơn các nước trong khu vực.

    Rõ ràng, với các doanh nghiệp Thái Lan, chi phí hạ tầng (điện, mặt bằng và vận chuyển) , chi phí lao động càng càng đắt hơn so với Việt Nam. Chính vì vậy, ngày càng nhiều các doanh nghiệp Thái Lan với tìm đến các doanh nghiệp Việt Nam để thâu tóm.


    Phương Mai
    (Theo Người Đồng Hành)

    Trở về
      logo-tinkinhte.com
      Copyright © 2009  Tinkinhte.com
      Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
      Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
      E- Mail: admin@tinkinhte.com
      Powered by CIINS
      Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn