TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh 10-01-2016

    Đây là lý do thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển

    day la ly do thi truong chung khoan viet nam con rat nhieu tiem nang phat trien

    Đây là lý do thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển


    Tính trên toàn bộ dân số, thì mới chỉ có 1,72% người dân mở tài khoản giao dịch chứng khoán.

    Con số thống kê vừa được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) công bố cho thấy: Số lượng tài khoản tại thị trường chứng khoán Việt Nam ít hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta.

    Cụ thể, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán trong nước đạt 1.552.003 tài khoản tính tại thời điểm 31/12/2015. Như vậy, nếu so với quy mô dân số Việt Nam hiện tại khoảng hơn 90 triệu dân (con số đã làm tròn xuống) thì lượng tài khoản chứng khoán/ dân số đạt 1,72%.

    Tất nhiên, nói toàn bộ dân số thì trong này còn có cả trẻ em. Nhưng phải thừa nhận rằng, còn rất nhiều người ...chưa biết đến với đầu tư chứng khoán hoặc nói không với chứng khoán.

    Một thống kê khác từ 1 số công ty chứng khoán cho biết chỉ có khoảng 1/2 số tài khoản được mở là active - tức giao dịch thường xuyên.

    Nói một cách khác là mức độ hấp dẫn của kênh đầu tư chứng khoán còn khá thấp. Đất để phát triển như vậy còn quá nhiều.

    Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán (TKGD) của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tại ngày 31/12/2015 theo quản lý trên hệ thống của VSD như sau:
    Số lượng TKGD trong nước: 1.552.003 tài khoản, trong đó:
    + Số lượng TKGD của nhà đầu tư cá nhân: 1.545.361 tài khoản
    + Số lượng TKGD của nhà đầu tư tổ chức:         6.642 tài khoản
    Số lượng TKGD nước ngoài: 17.789 tài khoản, trong đó:
    + Số lượng TKGD của nhà đầu tư cá nhân: 15.525 tài khoản
    + Số lượng TKGD của nhà đầu tư tổ chức: 2.264 tài khoản


    4 ngày đầu năm chứng khoán Việt mất 1,4 tỷ USD

    4 ngay dau nam chung khoan viet mat 1,4 ty usd

    4 ngày đầu năm chứng khoán Việt mất 1,4 tỷ USD


    Trong vòng chưa đầy 1 tuần, chứng khoán toàn cầu đã mất hơn 2 nghìn tỷ USD giá trị.

    Thị trường chứng khoán toàn cầu đang trải qua một sự khởi đầu khó khăn trong năm 2016 khi một loạt các yếu tố bất lợi xuất hiện cùng lúc.

    Hãng tin CNBC cho biết chỉ số S&P Global Broad Market Index, một thước đo về hoạt động của chứng khoán toàn cầu, đã mất 2,23 nghìn tỷ USD giá trị thị trường trong 4 ngày đầu năm 2016.

    Những yếu tố chính góp phần khiến cổ phiếu trên khắp toàn cầu bị bán tháo những ngày qua là việc thị trường chứng khoán Trung Quốcgiảm mạnh, giá dầu thô xuống thấp và những căng thẳng địa chính trị.

    Tại Trung Quốc, chỉ số tổng hợp Thượng Hải đã mất tới 15% kể từ đầu tuần này, trong đó có tới 2 lần bị ngắt giao dịch tự động do giảm quá 7%.

    Tại Châu Âu, chỉ số chứng khoán DAX của Đức cũng giảm tới 7%.

    Tại Mỹ, chỉ số S&P 500 có 4 phiên đầu năm tồi tệ nhất trong lịch sử khi rớt gần 5%, còn chỉ số Dow Jones mất hơn 5%.

    Tại Việt Nam, thị trường cổ phiếu cũng diễn biến ảm đạm nhưng với mức độ bớt bi quan hơn. Thống kê của NDH cho thấy chỉ số VN-Index giảm 2,4% và chỉ số HNX-Index giảm 3,5% trong 4 ngày đầu năm.

    Theo đó, tổng giá trị vốn hóa trên 2 sàn HOSE và HNX giảm tổng cộng 30,84 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày đầu năm, tương đương 1,37 tỷ USD.


    Nhà đầu tư Thái Lan đánh giá Việt Nam là thị trường chứng khoán "không thể bỏ qua"

    cac nha dau tu thai lan dang rat quan tam toi thi truong viet nam

    Các nhà đầu tư Thái Lan đang rất quan tâm tới thị trường Việt Nam


    Năm 2015, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng với giá trị giao dịch 68.438 tỷ đồng, cao hơn 2.042 tỷ đồng so với giá trị bán ra.

    Chiều ngày 7/1, Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HoSE) tổ chức gặp mặt báo chí quý I/2016.

    Theo thống kê từ HoSE, Quý IV/2015, giá trị vốn hóa thị trường đạt 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 12,7% so với quý I/2015, VNIndex ở mức 579,03 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 140.016 tỷ đồng, cao nhất trong các quý của năm, tương đương giá trị giao dịch 2.121 tỷ đồng/ngày.
    Trong năm 2015, VNIndex đạt mức điểm cao nhất ở ngưỡng 638,9 điểm vào ngày 14/7, đây là mức tăng do tâm lý kỳ vọng vào Nghị định 60 rới room ngoại. Sau đó, VNIndex giảm mạnh vào ngày 24/8 rồi lại hồi phục vào này 5/11. HoSE đánh giá chung xu hướng VNIndex vẫn chuyển biến theo hướng tích cực trong năm này.
    Cũng trong năm 2015, khối lượng giao dịch bình quân/ngày giữ vững ổn định với con số 113,762 triệu chứng khoán/ngày, giá trị giao dịch 1.965 tỷ đồng/ngày.
    Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng với giá trị giao dịch 68.438 tỷ đồng, cao hơn 2.042 tỷ đồng so với giá trị bán ra. Đây là năm thứ ba liên tiếp (2012 - 2015), khối ngoại thực hiện mua ròng.
    Năm vừa qua, HoSE cũng có thêm 19 mã cổ phiếu niêm yết mới. HoSE cũng tổ chức đấu giá thành công 50 đợt, tăng 11% so với năm 2014, tổng số bán ra hơn 338 triệu cổ phần.
    Về thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ năm 2015, CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu với tỷ lệ 13,07%.
    Năm 2015, HoSE tiếp nhiều đoàn khách quốc tế sang thăm, gặp gỡ, trao đổi. Ông Lê Hải Trà, Phó TGĐ thường trực HoSE nhấn mạnh tới cuộc gặp gỡ với đoàn khách là các nhà đầu tư cá nhân đến từ Thái Lan qua thăm, họ đánh giá Việt Nam là một thị trường chứng khoán "không thể bỏ qua".
    Đối với việc liên kết thị trường vốn trong tương lai, ông Trà cho hay HoSE vẫn là một đối tác trong ASEAN6, ngoài ra còn có AEC thì các hoạt động hợp tác sẽ càng được tăng cường hơn trong thời gian tới. Để thực hiện được liên kết thị trường vốn, ngoài vấn đề về mặt kết nối kỹ thuật, ông Trà nêu quan điểm cần một khuôn khổ pháp lý vững chắc, một khung quản lý liên quan tới thị trường. Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng cơ chế kiểm soát vốn, quản lý ngoại hối, đây là việc cần giải quyết khi tham gia vào liên kết thị trường vốn trong thời gian tới.


    Chỉ số Big Mac: Tiền đồng bị định giá thấp 45,8%

    Theo tính toán của tạp chí The Economist, ngoài USD, VND cũng đang bị định giá thấp so với các đồng tiền chủ chốt khác như euro, nhân dân tê, yên Nhật và bảng Anh.

    Big Mac Index là chỉ số được tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist xây dựng và đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1986. Nó được sử dụng như một thước đo đánh giá một đồng tiền có đang ở mức giá trị phù hợp hay không.

    Cơ sở của chỉ số Big Mac là học thuyết ngang giá sức mua (PPP), cho rằng trong dài hạn tỷ giá phải dịch chuyển về mức mà tại đó giá của một giỏ hàng hóa dịch vụ (trong trường hợp này là chiếc bánh kẹp Big Mac của cửa hàng McDonald’s) ở hai quốc gia bất kỳ phải ngang bằng nhau. Ví dụ, mức giá trung bình của một chiếc Big Mac ở Mỹ tại thời điểm tháng 1/2016 là 4,93 USD, ở Trung Quốc nó chỉ có giá 2,68 USD (tính theo tỷ giá hiện hành). Do đó, chỉ số Big Mac cho thấy đồng nhân dân tệ đang được định giá thấp hơn 46% so với giá trị thực.

    Theo chỉ số này, vì một chiếc Big Mac ở Việt Nam có giá 60.000 đồng (tương đương 2,67 USD theo tỷ giá hiện tại) trong khi giá ở Mỹ là 4,79 USD, chỉ số Big Mac cho thấy VND đang bị định giá thấp 45,8%.

    Economist lấy mức tỷ giá 1 USD = 22.468 VND để tính toán ra con số trên. Theo thông báo được Ngân hàng nhà nước đưa ra hôm nay (8/1), tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ là 21.909 đồng. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng hôm nay là 22.566 đồng và tỷ giá sàn là 21.251 đồng/USD.

     

    Economist cũng tính toán chỉ số Big Mac với các đồng tiền cơ sở khác gồm nhân dân tệ, yên Nhật, đồng euro và bảng Anh. Theo đó, VND đang bị định giá thấp 0,5% so với nhân dân tệ; 33,2% nếu so với đồng euro, 14,4% so với yên Nhật và 36,7% so với bảng Anh.


    WB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 10% trước năm 2030 nhờ TPP

    Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) dự báo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại động lực kinh tế chủ yếu cho Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia trước năm 2030.

    Theo báo cáo "Triển vọng Kinh tế toàn cầu" mới được WBG công bố, kinh tế Việt Nam sẽ được tăng trưởng mạnh nhất, gần 10%, mức cao nhất trong số 12 nước thành viên TPP nhờ các sản phẩm dệt may và ngành công nghiệp may mặc Việt Nam được tiếp cận một cách ưu đãi vào thị trường Mỹ và các thị trường chủ chốt khác.

    Cũng theo WBG, nền kinh tế của Malaysia sẽ tăng 8% vì các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này sẽ được lợi thế hơn so với các đối thủ trong khu vực không có trong TPP như Thái Lan, Philippines và Indonesia. Trong khi đó, đến năm 2030, kinh tế Nhật Bản sẽ tăng thêm 2,7% nhờ TPP.

    Hiệp định TPP với sự tham gia của Mỹ, Việt Nam cùng 10 nước khác trong vành đai Thái Bình Dương, khi chính thức có hiệu lực, sẽ giúp xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa-dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước trong khối, chiếm tổng cộng 40% Tổng sản lượng thế giới.

    Chi tiết của thỏa thuận tự do thương mại trên đã được công bố hồi tháng 11/2015 sau gần 7 năm đàm phán.

    Nhóm Ngân hàng Thế giới gồm 5 tổ chức tài chính thành viên, gồm Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) và Trung tâm giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư Quốc tế (ICSID)./.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn