TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh 14-07-2016

    NHTW Nhật nới lỏng chính sách

    Sau khi đón nhận tín hiệu tích cực từ tăng trưởng GDP quý I với mức tăng 0,5% so với tháng trước và 1,7% so với cùng kỳ - mức tăng cao nhất trong vòng 1 năm qua, kinh tế Nhật Bản trong những tháng tiếp theo lại tiếp tục trì trệ. 

     
    nhtw nhat se tiep tuc noi long chinh sach tien te trong cuoc hop dien ra vao cuoi thang 7 sap toi

    NHTW Nhật sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong cuộc họp diễn ra vào cuối tháng 7 sắp tới

    Nhiều chỉ tiêu kinh tế gần đây cho thấy những yếu kém của kinh tế Nhật Bản trong quý I/2016 có thể sẽ tiếp diễn vào quý II/2016 do xuất khẩu tiếp tục giảm và chỉ số PMI trong tháng 5/2016 đạt mức thấp trong vòng ba năm qua.

    Cụ thể, Bộ Tài chính Nhật Bản trong Báo cáo gần đây nhất cho biết kim ngạch xuất khẩu danh nghĩa của nước này trong tháng 5/2016 đã giảm 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi sụt giảm 10,1% trong tháng 4/2016. Nguyên nhân là do đồng yên mạnh, nhu cầu toàn cầu suy yếu, chuỗi cung ứng bị gián đoạn do một loạt các trận động đất diễn ra vào tháng 4/2016.

    Trong khi đó, nhập khẩu giảm 13,8% trong tháng 5/2016, sau khi giảm 23,3% trong tháng 4/2016, đánh dấu sự suy giảm tháng thứ 17 liên tiếp. Nhập khẩu tiếp tục giảm ở mức hai con số, chủ yếu do giá năng lượng thấp. Kết quả là, cán cân thương mại của Nhật Bản trong tháng 5/2016 tiếp tục bị thâm hụt 41 tỷ yên (0,4 tỷ USD).

    Bên cạnh đó, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cũng cho biết đơn đặt hàng máy móc thiết bị lõi (một chỉ số hàng đầu của chi tiêu vốn từ ba đến sáu tháng) trong những tháng gần đây đã giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 11/2014.

    Nguyên nhân do trận động đất diễn ra tại Kumamoto vào tháng 4/2016 đã có một tác động đáng kể đến chi phí vốn, do đó đầu tư kinh doanh có thể sẽ vẫn suy yếu trong suốt năm 2016. Trong khi đó, doanh số bán lẻ hàng hóa cũng đã giảm liên tục trong 3 tháng chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm.

    Như vậy nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế trong quý II sẽ tiếp tục sụt giảm chứ không thể đạt được tốc độ tăng trưởng khả quan như trong quý I. Ngoài ra, việc kinh tế chuyển biến chậm chạp đang tạo áp lực đưa Nhật Bản quay trở về tình trạng giảm phát khi tốc độ tăng chỉ số giá đã rơi vào tình trạng âm liên tiếp kể từ tháng 3 trở lại đây.

    Trong bối cảnh kinh tế trong nước vẫn còn trì trệ như vậy, những diễn biến gần đây của kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi sự kiện Brexit diễn ra lại càng tạo áp lực nới lỏng chính sách tiền tệ tại các NHTW khu vực châu Á, trong đó có Nhật Bản. Sau khi cuộc bầu cử tại Anh diễn ra, trong tháng 6 đồng yên lại ghi nhận tháng tăng giá mạnh mẽ nhất kể từ đầu năm đến nay, tiếp tục gây ra những tác động bất lợi đến xuất khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.

    Ngoài ra còn có mối lo về những ảnh hưởng đến thị trường và tài chính. Quan chức Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) Kondo Akira cho rằng, nếu Anh rời EU sẽ có những ảnh hưởng lớn đến thị trường trong thời gian ngắn. Cần phải chú ý những ảnh hưởng đến lợi tức, tỷ giá, chứng khoán phái sinh. Thị trường sẽ hỗn loạn và ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng là tương đối lớn.

    Phản ứng trước việc cử tri Anh ủng hộ rời EU, Thủ tướng Shinzo Abe đang có mặt ở Iwate để vận động tranh cử đã nói rằng, thị trường thế giới cũng như thị trường ngoại hối sẽ có những ảnh hưởng lớn, chúng ta phải có những biện pháp cẩn trọng.

    Điều cần thiết là ổn định thị trường tài chính và phải dùng mọi biện pháp để ứng phó với những nguy cơ mới. Theo nhiều nhà đầu tư, những phát biểu trên là hàm ý cho rằng NHTW Nhật sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong cuộc họp diễn ra vào cuối tháng 7 sắp tới.

    Điều này được minh chứng thông qua các chỉ số chứng khoán của Nhật đã giữ đà gia tăng liên tục trong những ngày đầu tháng 7, trong đó ngày 11/7 vừa qua, chỉ số Topix đã nhảy vọt  3,98% sau khi liên minh cầm quyền của Tổng thống Shinzo Abe giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Thượng viện diễn ra cuối tuần qua.

    Theo Macquarie Bank dự báo, NHTW Nhật Bản sẽ thông báo mở rộng chương trình mua tài sản vào ngày 29/7 tới và đến cuối năm nay ông Abe sẽ tung ra một gói kích thích tài khóa mới.

    Những dự đoán trên càng được củng cố khi những ngày gần đây hàng loạt NHTW tại các quốc gia châu Á đã tham gia vào làn sóng nới lỏng chính sách. Hàn Quốc tuần trước đã tung ra gói hỗ trợ nền kinh tế trị giá 8,5 tỷ USD để đối phó với cú sốc Brexit, giúp NHTW nước này có thể chưa phải ngay lập tức phải có các biện pháp kích thích. Ngoài ra, một loạt các quốc gia khác như Úc, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan trong cuộc họp vào tuần này cũng  được dự báo sẽ đưa ra các biện pháp nới lỏng tương tự.(TBNH)


    Việt Nam tiêu thụ hơn 1,4 triệu xe máy trong 6 tháng đầu năm

    Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) vừa công bố doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm 2016 (tính từ tháng 1/2016 đến hết tháng 6/2016) là 1.444.182 xe, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2015.

    Bên cạnh đó, tổng doanh số bán hàng năm 2015 (tính từ tháng 1/2015 đến hết tháng 12/2015) của 5 thành viên VAMM là 2.849.060 xe.

    anh minh hoa

    Ảnh minh họa

    Từ năm 2016, báo cáo doanh số của VAMM sẽ được công bố hai lần một năm. Báo cáo kỳ đầu sẽ được công bố vào tháng 7 năm nay và báo cáo kỳ 2 sẽ được công bố vào tháng 1 năm sau. 

    Doanh số bán hàng cộng dồn chính là tổng lượng bán ra của cả 5 thành viên VAMM tại thị trường Việt Nam, không phải là số sản xuất và không bao gồm số lượng xuất khẩu.  

    VAMM bao gồm 5 thành viên là Công ty Honda Việt Nam, Công ty Piaggio Việt Nam, Công ty Suzuki Việt Nam, Công ty SYM Việt Nam và Công ty Yamaha Motor Việt Nam.


    FOODCOSA sắp bán đấu giá hơn 9,7 triệu cổ phần

    Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM vừa có thông báo về việc đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty TNHH Một thành viên Lương thực TP. HCM (FOODCOSA) vào ngày 15/7/2016 tới đây.

    anh minh hoa

    Ảnh minh họa

    Theo đó, FOODCOSA sẽ đưa 9.711.900 cổ phần bán đấu giá công khai, mệnh giá là 10.000 đồng, giá khởi điểm là 12.000 đồng/cổ phần. Trong đó, số lượng giới hạn đối với mỗi nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tối thiểu là 100 cổ phần, tối đa là 9.711.900 cổ phần.

    Công ty TNHH Một thành viên Lương thực TP. HCM (FOODCOSA) có địa chỉ tại số 1610 Võ Văn Kiệt, Phường 7, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: Kinh doanh lương thực, thực phẩm và công nghệ phẩm; Sản xuất các loại bánh từ bột; Kinh doanh vật tư, thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng tiêu dung, phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty; Kinh doanh hương liệu, gia vị và một số ngành nghề khác...

    Hiện, công ty có vốn điều lệ là 294.500.000.000 (Hai trăm chín mươi bốn tỷ năm trăm triệu đồng) tương đương 29.450.000 cổ phần. Trong đó, cổ phần Nhà nước nắm giữ là 19.142.500 cổ phần (chiếm 65,00%). cổ đông là CBCNVLĐ là 595.600 cổ phần (chiếm 2,022%). Cổ phần bán đấu giá công khai là 9.711.900 cổ phần (chiếm 32,978%).


    ACB phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu

    Theo công bố từ Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), đợt phát hành 20.000 trái phiếu của ngân hàng đã được phân phối hết cho 34 nhà đầu tư, trong đó có 27 cá nhân (14,25% giá trị) và 7 tổ chức (85,75% giá trị).

    Tổng số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu lần này của ACB đạt 2.000 tỷ đồng. Theo ACB, mục đích của việc huy động vốn bằng trái phiếu trên để bổ sung vào nguồn vốn cấp 2 và nguồn vốn tự có, nhằm đa dạng kênh huy động vốn, hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất…

    anh minh hoa

    Ảnh minh họa

    Được biết, đây là trái phiếu có thời hạn 5 năm, lãi suất là lãi suất bình quân cộng biên độ 2% với lãi suất kỳ đầu tiên 30/06/2016-30/06/2017 là 8.5%/năm.

    Trước đó, ACB định chia thành 3 đợt phát hành trái phiếu nhưng sau đó đã điều chỉnh thành 1 đợt phát hành do thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, nhà đầu tư.

    Cũng theo ACB, để đáp ứng các chuẩn của Basel II (ACB là 1 trong 10 ngân hàng được thí điểm áp dụng các chuẩn quốc tế của Basel II kể từ đầu tháng 2/2016) đòi hỏi các ngân hàng phải từng bước nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh. Vì thế, mục tiêu của Ngân hàng từ nay đến năm 2018 là phải tăng ít nhất 30% vốn điều lệ. Nhưng hệ số CAR cao nên ngoại trừ nâng vốn cấp 2, thì ACB hiện chưa có kế hoạch tăng vốn cấp 1.


    FDI tháng 6 của Trung Quốc tăng vọt 9,7% lên 15,2 tỷ USD

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Trung Quốc tăng vọt 9,7% trong tháng 6 so với một năm trước đó, phục hồi từ mức giảm dưới 1% trong tháng 5 và đạt mức cao nhất trong 10 tháng. 

    Bộ Thương mại cho biết tổng FDI đã nhận được của Trung Quốc trong tháng trước là 98,3 tỷ nhân dân tệ hay 15,2 tỷ USD.

    Trong sáu tháng đầu năm 2016, FDI tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015 lên 441,76 tỷ nhân dân tệ hay 69,42 tỷ USD.

    Bộ Thương mại đã bắt đầu phát hành FDI bằng đồng nhân dân tệ kể từ đầu năm 2015, cùng với số liệu đồng đô la tương ứng dựa vào sự chuyển đổi của riêng mình.

    Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tăng 8% trong 6 tháng đầu năm lên 310,8 tỷ nhân dân tệ hay 48,9 tỷ USD, chiếm 70,4% trong tổng FDI, với đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao tăng 99,7% so với một năm trước.

    Đầu tư trong lĩnh vực sản xuất giảm 2,8% trong sáu tháng đầu năm so với một năm trước xuống 124,9 tỷ nhân dân tệ hay 19,5 tỷ USD, chiếm 28,3% tổng FDI.

    Bộ Thương mại không đưa ra số liệu FDI cho từng nước cụ thể và không xếp hạng các nhà cung cấp lớn nhất, mặc dù họ cho biết Mỹ, Anh và Đước trong số 10 nước đứng đầu về đầu tư.

    FDI từ Mỹ tăng 136% trong sáu tháng đầu năm so với một năm trước, đầu tư từ Anh tăng 105,3% và từ Đức là 90,3%.(Vinanet)


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn