TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh 15-08-2016

    Doanh nghiệp Mỹ đánh giá Việt Nam là thị trường mục tiêu trong ASEAN

    Việt Nam là nước đứng đầu trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà doanh nghiệp Mỹ đánh giá là thị trường mục tiêu để mở rộng kinh doanh và đầu tư trong năm 2017.
    Đây là kết quả khảo sát mới nhất về triển vọng kinh doanh thương mại năm 2017 tại các nước Đông Nam Á vừa được Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) công bố.
     


    Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn nguồn Amcham Singapore cho biết kết quả điều tra đã đưa ra một bức tranh khả quan về triển vọng tăng trưởng và cơ hội thương mại trong ASEAN.

    Theo đó, 53% doanh nghiệp được hỏi tin rằng các thị trường ASEAN trở nên quan trọng hơn đối với doanh thu toàn cầu của họ trong hai năm qua, 78% số lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán lợi nhuận năm 2017 của họ sẽ tăng so với năm trước và 49% cho biết sẽ tăng lực lượng lao động tại ASEAN trong công ty họ vào cuối năm 2016.

    Đa số người được khảo sát (87%) dự đoán mức độ đầu tư và giao thương của công ty mình vào ASEAN sẽ tăng trong 5 năm tới.

    Đáng chú ý, 40% doanh nghiệp Mỹ cho rằng Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong ASEAN để họ mở rộng kinh doanh và đầu tư trong năm tới, xếp thứ hai là Indonesia và tiếp theo là Myanmar, Thái Lan, Phillipines.

    Việt Nam cũng đứng đầu các nước trong ASEAN về thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ có kế hoạch chuyển dần đầu tư ra khỏi Trung Quốc trong hai năm tới với 27%, tiếp đến là Campuchia, Malaysia và Lào.

    Các doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá thế mạnh, lợi thế so sánh của Việt Nam là giá thuê nhân công cạnh tranh (65%); bảo mật an ninh cá nhân (65%); hệ thống chính trị ổn định (64%); cơ sở hạ tầng (61%); ổn định của hệ thống pháp luật (54%).

    Hầu hết các nhà quản lý doanh nghiệp cho rằng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.

    Tuy nhiên, một số thách thức của Việt Nam trong những năm qua cũng như trong năm tới vẫn là tham nhũng (71%); thiếu sự đảm bảo của địa phương (46%).

    Theo khảo sát, khoảng 50% doanh nghiệp Mỹ cho rằng hội nhập ASEAN có tác động tích cực tới đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam.

    Tại Lào con số này là 83%, Campuchia là 58%; còn đối với các nước phát triển như Singapore, Indonesia chỉ 35%.

    Bên cạnh đó, hơn 1/2 số doanh nghiệp Mỹ cùng nhìn nhận Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của họ vào Việt Nam và đối với cả ASEAN nói chung.

    Các doanh nghiệp Mỹ cho rằng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực cho các công ty mở rộng thị trường xuất khẩu đến các nước thứ ba, cũng như tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch lao động, chiến lược marketing, hay giảm chi phí giao dịch và đầu tư kinh doanh.

    Tuy nhiên, những quan ngại chủ yếu của các doanh nghiệp Mỹ chủ yếu vẫn là vấn đề tham nhũng, thiếu minh bạch và các rào cản thương mại.

    Kết quả khảo sát về triển vọng kinh doanh tại các nước trong ASEAN 2017 là báo cáo thứ 15 do Amcham thực hiện và là năm thứ 4 thu thập dữ liệu, đánh giá từ tất cả 10 nước ASEAN.

    Kết quả này được thực hiện và tổng hợp dựa trên ý kiến của hàng nghìn giám đốc điều hành doanh nghiệp Mỹ (là thành viên của Amcham Singapore cũng như Phòng Thương mại Mỹ tại các nước ASEAN) đang hoạt động kinh doanh và đầu tư tại các nước ASEAN./.(Vietnamplus)

    Nhà đầu tư Thái Lan lấn lướt trong làn sóng "thâu tóm" thị trường Việt

    Năm 2015-2016, hoạt động mua bán sáp nhập diễn ra rất sôi động cả về số lượng và chất lượng, với nhiều thương vụ đình đám. Theo Hội đồng bình chọn từ Diễn đàn M&A Việt Nam, giá trị 50 thương vụ hàng đầu lên tới 5,3 tỷ USD, với quy mô trung bình 100 triệu USD/thương vụ.
    Người Thái vượt lên dẫn đầu

    Vẫn không có nhiều thay đổi khi mà hầu hết các thương vụ giá trị lớn đều được thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Với vai trò là bên mua, khối ngoại đã thực hiện thâu tóm thành công tại 9/10 thương vụ lớn nhất.

    Điểm đáng chú ý, các nhà đầu tư Thái Lan nổi lên với ba thương vụ M&A có giá trị lớn nhất, đó là Central Group mua lại Big C Việt Nam, Singha đầu tư vào Masan Consumer, Masan Brewery và TCC Holding hoàn tất mua Metro.

    Bên cạnh đó, nhà đầu tư Singapore hướng dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản bằng các thương vụ thâu tóm Keppel Land, Mapletree và Capita Land.

    Hành động của các nhà đầu tư Nhật Bản lại cho thấy một tầm nhìn khác, khi họ quyết định đầu tư chiến lược vào các “đại” doanh nghiệp Nhà nước như Vietnam Airlines, Petrolimex.

    Giới đầu tư trong nước cũng bắt đầu xuất hiện trong top 50 thương vụ lớn nhất, nổi bật là hoạt động “thu mua” doanh nghiệp của “ông lớn” Masan và Vingroup, kế đến là các thương vụ khác như Mobifone, Vinamilk, BRG, Thành Thành Công, Coteccons.
     

    Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm

    Nếu như trước đây các nhà đầu tư Nhật Bản đã tạo nên một làn sóng đầu tư tại Việt Nam thì nay người Thái đang chủ động tạo ra làn sóng mới gối đầu khác.

    Về điều này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đặng Huy Đông cho rằng, đối với nền kinh tế Thái, các kênh đầu tư đang trở nên bão hòa, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Quy mô dân số của Thái Lan nhỏ song quy mô kinh tế của lại lớn, trong khi Việt Nam thì ngược lại.

    Thứ trưởng phân tích, Việt Nam có thị trường 90 triệu dân gần gấp hai lần Thái Lan (50 triệu dân). Điều đáng nói ngoài việc gần gũi về địa lý, người dân hai nước có nhiều nét văn hóa và vốn sống khá tương đồng. Với sự hiểu biết sâu sắc đó, doanh nghiệp Thái Lan đã xem Việt Nam như điểm đến của một thị trường đầy hấp dẫn.

    Thêm vào đó với việc cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời, ông Đông nhấn mạnh, nếu nhìn sang xung quanh khu vực thì việc chiếm lĩnh các thị trường như Singapore, Indonesia… đối với Thái Lan quả không dễ dàng, nên người Thái lựa chọn Việt Nam làm thị trường mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm là có cơ sở.

    Lý giải về “sự đổi ngôi” giữa người Nhật và người Thái, ông Masataka Yoshida, Giám đốc điều hành cao cấp, RECOF chỉ ra, thị trường M&A của Việt Nam đã có sự trưởng thành. Bên cạnh đó, thị trường Thái và Nhật Bản cùng có dấu hiệu của sự bão hòa, do đó các doanh nghiệp của hai nền kinh tế này này có xu hướng nhắm vào thị trường Việt Nam.

    “Họ cùng cạnh tranh với nhau khi vào thị trường vn. Nhưng tại sao doanh nghiệp Thái có thể đạt được các thương vụ M&A tại Việt Nam nhanh hơn và nhiều hơn, là bởi doanh nghiệp Nhật thường là rất thận trọng nên đưa ra các quyết định rất chậm, trong khi doanh nghiệp Thái thường nhanh hơn rất nhiều,” ông Yoshida thừa nhận.

    Đồng tình với quan điểm trên, luật sư Đặng Dương Anh, Công ty Luật VILAF nhìn nhận, hiện thị trường tiêu dùng của Thái lan bắt đầu bão hòa và dòng vốn của các nhà đầu tư Thái Lan là rất lớn. Nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Thái tương tự như các nhà đầu tư Nhật ở những năm 2007-2008.

    Bên cạnh đó, thời điểm này các nhà đầu tư Nhật Bản cũng đang gặp nhiều vấn đề về kinh tế ngay trong đất nước của họ và phần nào đang bị cạnh tranh quyết liệt ở Việt Nam. Hơn thế nữa, văn hóa của doanh nghiệp và văn hóa tiêu dùng của người Thái và Việt Nam rất tương đồng.

    “Lâu nay, người Việt Nam rất chuộng hàng hóa xuất xứ Thái Lan từ lâu nay, trong khi Nhật Bản và Việt Nam có nhiều khoảng cách lớn… như môi trường pháp lý của họ là hoàn hảo gần như hàng đầu thế giới và đòi hỏi rất cao. Trong khi đó, sự đòi hỏi ở các nhà đầu tư Thái Lan có phần thấp hơn, phù hợp với khả năng và sự đáp ứng từ các nhà đầu tư Việt Nam,” ông Dương nói./.(VN+)

    “Chúa Chổm” Donald Trump: Giờ là lúc để đi vay

    Ứng cử viên Đảng Cộng hòa – tỷ phú Donald Trump – cho rằng đây là thời điểm chín muồi để đi vay bởi lãi suất đang gần như bằng 0%.

    Nước Mỹ đang nợ khoảng 20.000 tỷ USD và gần một nửa trong số đó phát sinh trong 2 nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama. Nếu ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống, đống giấy nợ khổng lồ của nước Mỹ chắc chắn sẽ tăng lên nhanh chóng.

    Trong cuộc phỏng vấn với CNBC hồi tháng 5, ông Trump đã tự nhận mình là Chúa Chổm và vào ngày 11/8 vừa qua, vị tỷ phú này đã hứa rằng sẽ tận dụng môi trường lãi suất thấp để làm phương tiện tái xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia.

    Ông cho rằng đây là thời điểm để đi vay, đặc biệt là các khoản vay dài hạn. Nếu được ngồi vào vị trí cao nhất Nhà Trắng, ông sẽ dùng các khoản vay lãi suất cực thấp để thực hiện hàng loạt các dự án như xây dựng các sân bay, cầu đường hay nâng cấp quân đội.

    Mặc dù số nợ của nước Mỹ trong 2 nhiệm kỳ ông Obama nắm quyền đã tăng từ 10.600 tỷ USD lên 19.400 tỷ USD nhưng ông Trump lại không nhắc gì về vấn đề này khi liên tục chỉ trích chính sách của ông Obama.

    Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết mức nợ của nền kinh tế số 1 thế giới đã tăng từ 87% so với GDP lên 104% so với GDP kể từ khi ông Obama nên nắm chức vụ Tổng thống nước này. Tuy nhiên, vấn đề nợ vẫn nằm trong tầm kiểm soát bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục trì hoãn việc tăng lãi suất và giữ lãi suất ở gần mức bằng 0%.

    Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, tổng mức nợ của năm 2015 đã tăng 83% so với con số của năm 2009 nhưng lãi suất Mỹ trả cho các khoản nợ này chỉ tăng có 5% từ 383 tỷ USD lên 402 tỷ USD.

    Trong giai đoạn 2009-2015, FED đã giữ mức lãi suất quanh mức 0% như một chính sách để giải quyết vấn đề khủng hoảng tài chính. Mãi cho tới tận tháng 12/2015, FED mới quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong vòng gần 1 thập kỷ.

    ong trump to ra rat tu tin vao ke hoach kinh te cua minh danh cho nuoc my

    Ông Trump tỏ ra rất tự tin vào kế hoạch kinh tế của mình dành cho nước Mỹ

    Theo ông Trump, đây là thời điểm chín muồi để tận dụng việc vay tiền mà gần như không phải trả lãi suất. Ông muốn sử dụng những khoản tiền này để tái xây dựng cơ sở hạ tầng của Mỹ.

    Thông thường, mọi người sẽ muốn giảm các khoản nợ và ông Trump cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề là, nước Mỹ đang có vấn đề về quân sự, cơ sở hạ tầng và những vấn đề khác. Tài sản quý giá mà bạn đang có trong tay chính là lãi suất ở mức thấp.

    Bên cạnh đó, ông Trump cũng tỏ rõ mong muốn thay thế Chủ tịch FED – bà Janet Yellen – ngay sau khi nhậm chức Tổng thống mặc dù nhiệm kỳ của bè Yellen tới năm 2018 mới kết thúc.

    Nếu điều này xảy ra, nhiều khả năng ông Trump sẽ tìm một người có chủ nghĩa lãi suất ôn hòa để thay thế bà Yellen nhằm thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách kinh tế của mình.

    Ông Trump cho rằng việc lãi suất tăng khiến các khoản vay nợ trở nên đắt đỏ và cuối cùng sẽ hủy hoại bảng cân đối tài chính của các bên đi vay.

    Ngoài ra, ông Trump cũng lên tiếng đáp trả những chỉ trích từ Moody's Analytics rằng kế hoạch kinh tế của ông sẽ gây ra cuộc suy thoái kéo dài.

    Không chỉ tận dụng cơ hội do môi trường lãi suất thấp mở ra, kế hoạch kinh tế của ông Trump cũng kêu gọi cắt giảm thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp. Nhà kinh tế Mark Zandi của Moody’s cho rằng kế hoạch kinh tế của bà Hillary Clinton sẽ giúp Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn so với kế hoạch của ông Trump. Theo ông Zandi, kế hoạch kinh tế của ông Trump sẽ cắt giảm 3,5 triệu việc làm và khiến nước Mỹ nợ thêm 11.000 tỷ USD nữa.(NDH)


    Đòn trí mạng với du lịch Thái Lan

    Thông tin từ ông Anurak Amornpetchsathaporn, quan chức thuộc Bộ Sức khỏe cộng đồng Thái Lan, cho biết 4 người thiệt mạng đều là công dân Thái Lan. Trong số 35 người bị thương có 10 người nước ngoài, trong đó có người Đức, Áo, Hà Lan và Ý.
    sau mot loat vu danh bom nham vao cac dia diem du lich o mien nam thai lan, luc luong canh sat phai tang cuong o cac diem du lich. trong anh: canh sat thai tai den erawan, thu do bangkok ngay 13-8 - anh: afp

    Sau một loạt vụ đánh bom nhắm vào các địa điểm du lịch ở miền nam Thái Lan, lực lượng cảnh sát phải tăng cường ở các điểm du lịch. Trong ảnh: cảnh sát Thái tại đền Erawan, thủ đô Bangkok ngày 13-8 - Ảnh: AFP


    Triệt hạ ngành du lịch

    Chính phủ Thái Lan ngay lập tức bác bỏ sự liên quan của khủng bố quốc tế trong các vụ đánh bom.

    Phó phát ngôn viên Cảnh sát quốc gia Thái Lan Piyapan Pingmuang thông tin tại cuộc họp báo ngày 12-8: “Những vụ việc này rất khác so với các hành vi khủng bố thông thường. Chúng giống hơn với các vụ phá hoại ở địa phương nhằm vào những địa điểm và các tỉnh cụ thể”.

    Dù vậy, giới quan sát cho rằng rất có thể đó chỉ là động thái nhằm trấn an người dân và du khách quốc tế để bảo vệ ngành công nghiệp không khói của Thái Lan.

    Mặc dù các vụ đánh bom liên hoàn làm ít nhất 4 người thiệt mạng, nhưng có vẻ như chúng không được tiến hành với mục tiêu gây sát thương nhiều người nhất có thể. Mục đích rõ ràng hơn của những kẻ tấn công là nhằm phá hỏng ngành du lịch Thái Lan, khi chúng đều xảy ra tại những địa điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có Phuket, 
Hua Hin.

    Phó thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwan cho rằng các vụ tấn công “hoàn toàn do cùng một tổ chức tiến hành”. Ông nói: “Tôi tin là như vậy. Tuy nhiên, điều tra vẫn chưa thể làm rõ kẻ nào đã thật sự gây ra việc này và nguyên nhân phía sau nó là gì”.

    binh si thai lan tham du le ky niem mung sinh nhat thu 84 cua hoang hau thai lan sirikit ngay 12-8 tai thu do bangkok - anh: reuters

    Binh sĩ Thái Lan tham dự lễ kỷ niệm mừng sinh nhật thứ 84 của hoàng hậu Thái Lan Sirikit ngày 12-8 tại thủ đô Bangkok - Ảnh: Reuters

    Nhiều hướng nghi vấn

    Các phát ngôn viên của chính quyền quân đội Thái Lan gọi đây là những hành vi phá hoại của lực lượng trong nước.

    Cụ thể hơn, họ cho rằng đó có thể là phản ứng từ đảng đối lập của cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra và những người ủng hộ bà (phe “áo đỏ”) đối với kết quả của cuộc trưng cầu ý dân ngày chủ nhật tuần trước (7-8), khi đại đa số người dân ủng hộ dự thảo hiến pháp mới của chính quyền quân đội Thái Lan.

    Dự thảo hiến pháp mới của Thái Lan về lý thuyết sẽ mở đường cho bầu cử dân chủ và đấu tranh chống tham nhũng, nhưng điểm đáng chú ý lại là củng cố thêm quyền lực cho quân đội.

    Tuy nhiên trên thực tế nghi ngờ này có vẻ không thỏa đáng. Mặc dù đúng là có vài nhóm vũ trang nhỏ ủng hộ phong trào “áo đỏ” vẫn thi thoảng tiến hành các vụ tấn công gây rối loạn và dẫn tới cuộc đảo chính năm 2014 của quân đội, tuy nhiên kể từ đó tới nay các nhóm này không còn gây ra hoạt động nào khác và quân đội Thái Lan vẫn liên tục giám sát chặt chẽ hoạt động của họ.

    Loạt đánh bom liên hoàn có phối hợp như vừa qua ở miền nam Thái Lan, nơi mà lực lượng “áo đỏ” gần như không hoạt động, có vẻ như không mấy liên quan tới họ. Dù thế, khả năng này cũng không bị loại trừ.

    Một nghi ngờ rất lớn khác về lực lượng đánh bom cũng đang được nhà chức trách Thái Lan tập trung điều tra là phong trào ly khai Mặt trận cách mạng dân tộc (Barisan Revolusi Nasional - BRN) hoạt động tại ba tỉnh cực nam nước này. Ngay cảnh sát trưởng Thái Lan Chakthip Chaijinda cũng thừa nhận có khả năng các vụ đánh bom liên quan tới lực lượng đó.

    Giáo sư Zachary Abuza chuyên gia nghiên cứu về an ninh, chính trị Đông Nam Á tại Trường đại học Chiến tranh quốc gia ở Washington, cũng nêu nghi ngờ cho rằng lực lượng nổi dậy phía nam Thái Lan đã đứng sau loạt đánh bom vừa qua và theo ông, loạt tấn công đó giống với hành động của những người bất đồng quan điểm với chính quyền quân đội Thái Lan.

    Bất kể lực lượng đứng sau các cuộc tấn công bom là ai, một điều chắc chắn là họ muốn gửi tới người dân Thái Lan thông điệp rằng hãy nên nghi ngờ về khả năng đảm bảo hòa bình và trật tự đất nước mà chính quyền quân đội đã hứa hẹn với họ.

    Chưa có tiền lệ

    Nếu phong trào ly khai Mặt trận cách mạng dân tộc (BRN) là thủ phạm, đây có thể xem là loạt tấn công đánh dấu sự trỗi dậy khác thường của BRN.

    Phong trào này đã kéo dài 12 năm qua, sát hại hơn 6.000 người, tuy nhiên hiếm khi mở rộng diện tấn công ra ngoài ba tỉnh miền nam với số đông người dân theo Hồi giáo và gần như chưa bao giờ nhằm vào các điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan.

    Chưa kể việc nhắm vào một thành phố vốn là nơi nghỉ dưỡng ưa chuộng của gia đình hoàng gia Thái Lan là Hua Hin, một thành phố biển ở vịnh Thái Lan, và đúng vào ngày nhiều người Thái đang kỷ niệm ngày sinh thứ 84 của hoàng hậu Sirikit cũng là điều rất đáng chú ý.

    Làm cho kinh tế suy thoái để lật đổ chính quyền

    Các vụ nổ liên tiếp xảy ra mới đây đều nhắm vào các tỉnh có ngành du lịch phát triển vào loại mạnh nhất Thái Lan. Tại các tỉnh này, phần đông dân chúng đều bỏ phiếu tán thành sửa đổi hiến pháp. Việc này khiến một bộ phận chống đối bất bình. Và có thể họ là thủ phạm đứng sau những vụ nổ vừa rồi nhằm gây hoang mang trong dân chúng, xã hội đảo lộn.

    Nhắm vào các điểm đến thu hút du khách, những kẻ tấn công âm mưu phá hoại ngành du lịch, ngành đem lại thu nhập lớn của Thái Lan và cũng là nguồn thu chủ yếu của người dân địa phương. Những kẻ tấn công muốn làm cho kinh tế suy thoái để dễ lật đổ chính quyền.

    Là một người dân Thái gốc Việt, tôi mong mỏi đất nước Thái Lan được yên bình, người dân sinh sống trong hòa bình để đưa đất nước tới phồn vinh, thịnh vượng, xứng danh là quốc gia chùa vàng với nụ cười tươi sáng khắp năm châu. (Tuổi Trẻ)


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn