TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh 17-01-2016

    Tỷ phú Thái Lan vừa thâu tóm Metro muốn mua tiếp Big C Việt Nam

    ty phu thai lan vua thau tom metro muon mua tiep big c viet nam

    Tỷ phú Thái Lan vừa thâu tóm Metro muốn mua tiếp Big C Việt Nam


    Người giàu thứ 3 Thái Lan sẽ kiểm soát thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam nếu có trong tay đồng thời cả Metro và Big C.

    Theo hãng tin Reuters, tập đoàn bán lẻ Thái Lan Berli Jucker (BJC) mới đây đã tuyên bố dự định mua lại bộ phận kinh doanh của tập đoàn bán lẻ Pháp Groupe Casino tại Việt Nam.

    Hoạt động chính của Casino tại Việt Nam chủ yếu là hệ thống bán lẻ Big C Việt Nam với hơn 30 siêu thị trên cả nước. Cuối năm 2015, nhằm tái cấu trúc tình hình tài chính, Casino đã công bố dự định bán đi các tài sản tại Việt Nam và hiện đang trong quá trình thực hiện giao dịch này.

    Theo Bloomberg, Big C Việt Nam có thể được bán giá hơn 800 triệu USD. Trong khi đó, giá trị của thương vụ Metro Việt Nam là hơn 710 triệu USD (655 triệu Euro).

    Trao đổi với Reuters, ông Nutt-hathai Thanachairunsiri, trợ lý Phó chủ tịch của BJC phụ trách quan hệ nhà đầu tư cho biết BJC đang đẩy mạnh mua các tài sản tại nước ngoài, đặc biệt là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. để ứng phó với nhu cầu yếu tại thị trường Thái Lan.

    BJC là một trong những nhánh kinh doanh chính trong hệ thống TCC Holdings của người giàu thứ ba Thái Lan, Charoen Sirivadhanabhakdi.

    BJC từng được TCC Holdings dùng làm pháp nhân đứng ra thực hiện thương vụ mua lại hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam. Nhưng do các cổ đông thiểu số của BJC phản đối nên một thành viên khác của TCC Holdings là công ty bất động sản TCC Land đã đứng ra mua lại.

    Cuối năm 2015, TCC Land đã hoàn tất việc tiếp quản Metro Việt Nam.

    Với việc tiếp tục để mắt tới hệ thống Big C, rõ ràng tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi và TCC đang kỳ vọng rất lớn vào thị trường Việt Nam.


    Hàng loạt ông lớn BĐS tiếp tục bị Hà Nội "điểm tên" nợ thuế

    hang loat ong lon bds tiep tuc bi ha noi "diem ten" no thue

    Hàng loạt ông lớn BĐS tiếp tục bị Hà Nội "điểm tên" nợ thuế


    Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế đợt 1 năm 2016 với tổng số nợ lên tới gần 382,8 tỷ đồng.

    Trong số 139 doanh nghiệp nợ thuế lần này chủ yếu tập trung vào ngành Xây dựng và kinh doanh BĐS. Cục Thuế thành phố Hà Nội cho biết, đây là những doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ thuế tính đến ngày 30/11/2015

    Dẫn đầu về số nợ trong danh sách đợt này là Công ty Cổ phần Cầu 12 – Cienco 1 (tại 463 Nguyễn Văn Linh, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội) với số nợ thuế hơn 88,7 tỷ đồng. Theo sau là Công ty TNHH tư vấn quản lý xây dựng DELTA với mức nợ thuế lên tới 616 tỷ đồng.

    Một tên tuổi khá quen thuộc trong lĩnh vực BĐS cũng nằm trong danh sách nợ thuế lần này là Công ty TNHH Knight Frank Việt Nam với số nợ là 7,45 tỷ đồng. Được biết, Knight Frank là Công ty tư vấn bất động sản tư nhân hàng đầu trên thế giới. Công ty TNHH Knight Frank Việt Nam được thành lập ngày 27/11/2009 với lĩnh vực hoạt động tư vấn và thẩm định giá, nghiên cứu thị trường, cho thuê BĐS thương mại, bán bất động sản, kinh doanh nhà, quản lý bất động sản và tài sản…

    Ngoài ra, hàng loạt những doanh nghiệp ngành xây dựng cũng bị nêu tên trong danh sách nợ thuế lần này như Công ty TNHH xây dựng SEMS nợ 1,1 tỷ, Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng nợ 3,3 tỷ, Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Bưu Điện nợ 2,8 tỷ, Công Ty Xây Dựng 123 - Chi Nhánh Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 1 - Công Ty CP nợ 2,9 tỷ đồng.....

    Cục thuế Hà Nội khuyến cáo những doanh nghiệp còn nợ thuế cần thu xếp nguồn và khẩn trương nộp nợ vào ngân sách trước khi cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn.


    SHB chính thức có ngân hàng 100% vốn tại Lào

    shb chinh thuc co ngan hang 100% von tai lao

    SHB chính thức có ngân hàng 100% vốn tại Lào


    SHB Lào có vốn điều lệ 50 triệu USD, dự kiến sẽ mở mới 15 điểm giao dịch trong vòng 5 năm tới với đội ngũ cán bộ hơn 300 người và lợi nhuận trước thuế 9,15 triệu USD.

    Được sự chấp thuận của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Lào và Ngân hàng Quốc gia Lào, ngày 15/1/2016 tại Viêng Chăn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã khai trương Ngân hàng TNHH MTV 100% vốn của SHB tại Lào, trên cơ sở chuyển đổi SHB Chi nhánh Lào.

    Tại thời điểm SHB khai trương Ngân hàng con tại Viêng Chăn, SHB là một trong 2 Ngân hàng TMCP Việt Nam đầu tiên được cấp phép thành lập Ngân hàng TNHH MTV 100% vốn tại Lào (cùng với Sacombank). Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong lộ trình phát triển, mở rộng quy mô và hệ thống mạng lưới vươn ra quốc tế của SHB.

    Thành lập với vốn điều lệ 50 triệu USD, một đơn vị trực thuộc là chi nhánh Champasak, SHB Lào là Ngân hàng TNHH MTV 100% vốn của SHB tại thị trường các nước Đông Dương, hoạt động độc lập và có cơ cấu bộ máy tổ chức riêng.

    Sau khi nâng cấp lên mô hình Ngân hàng TNHH MTV 100% vốn, SHB Lào sẽ chủ động triển khai mở rộng mạng lưới các chi nhánh tại các tỉnh thành phố của Lào và triển khai hoạt động tài chính – ngân hàng theo quy định của luật pháp Lào; cung cấp các dịch vụ, sản phẩm góp phần đa dạng hóa danh mục kinh doanh, hạn chế rủi ro; chủ động nâng cao khả năng phán quyết và thực hiện nhiều hơn nữa các nghiệp vụ kinh doanh theo quy định cũng như theo sự ủy quyền từ ngân hàng mẹ tại Việt Nam…

    Trong 5 năm đầu tiên, SHB Lào dự kiến sẽ nghiên cứu mở 15 điểm giao dịch, trong đó có ít nhất 5 chi nhánh, Sở giao dịch, xây dựng hệ thống nhân sự hơn 300 cán bộ nhân viên trình độ cao, đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9,15 triệu USD.


    3 ngân hàng 0 đồng chiếm gần 50% nợ xấu ngân hàng TP.HCM

    Nếu trừ khoản nợ xấu của 3 ngân hàng 0 đồng thì nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM chỉ còn 2,3%.

    Theo ông Tô Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, tính đến hết tháng 11/2015, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM chiếm 4,03% trên tổng dư nợ, tương đương 47.600 tỷ đồng.

    Tính riêng số nợ xấu do 3 ngân hàng 0 đồng là GPBank, CBank và OceanBank chiếm tới 42,6% nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM, tương đương 20.399 tỷ đồng.

    “Khoản nợ xấu này chúng tôi khoanh lại và chờ xử lý sau. Vì đây là các khoản nợ xấu rất khó xử lý, liên quan tới các vụ án và gắn liền với quá trình tái cơ cấu hoạt động của các ngân hàng này”, ông Lâm nói.

    So với cuối năm 2014, tính đến cuối tháng 11/2015, nợ xấu của các ngân hàng tại TP.HCM đã giảm 8.835 tỷ đồng.


    Tổng cục Thống kê nhận định gì về xu hướng điều chỉnh tỷ giá?

    tong cuc thong ke nhan dinh ty gia se co xu huong tang

    Tổng cục Thống kê nhận định tỷ giá sẽ có xu hướng tăng


    Trước sức ép nhu cầu vay vốn lớn cùng với đồng USD tăng giá, tỷ giá có thể sẽ được điều chỉnh dần theo hướng tăng lên.

    Đó là nhận định được bà Đỗ Thị Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) đưa ra khi trao đổi với chúng tôi về cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước và những tác động lên lạm phát.

    Ngày 4/1 vừa qua, NHNN đã chính thức công bố cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm với sự biến động lên xuống hàng ngày. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, việc lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá mới là một quyết định rất linh hoạt của NHNN nhằm ổn định thị trường ngoại hối.

    Mặc dù tỷ giá được điều chỉnh hàng ngày song vẫn áp dụng biên độ dao động, nên các phiên vừa qua có lúc tỷ giá tăng, có lúc tỷ giá giảm nhưng vẫn duy trì trong biên độ +/-3%.

    Khi nhận định về xu hướng điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới, Vụ Phó Vụ thống kê Giá cho rằng, trước sức ép nhu cầu vay vốn lớn cùng với đồng USD tăng giá, tỷ giá có thể sẽ được điều chỉnh dần theo hướng tăng lên.

    Đánh giá về tác động của cơ chế điều chỉnh tỷ giá mới đến lạm phát của năm 2016, đại diện cơ quan thống kê cho rằng dự báo CPI năm 2016 sẽ có mức tăng cao hơn so 2015.

    Theo đó, một số yếu tố tác động đến CPI 2016 như: Điều chỉnh học phí theo Nghị định số 86 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2020- 2021; Giá dịch vụ Y tế có nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh tăng từ quý II/2016 nếu điều chỉnh đồng thời cả bù đắp chi phí phụ và chi phí tiền lương; tiền lương cơ bản tăng từ tháng 1/5/2016 tăng khoảng 5%.

    Ngoài ra, giá điện sẽ tiếp tục được cân nhắc và điều chỉnh tăng. Tổng cục Thống kê lý giải rằng, do đầu năm 2015 mới chỉ điều chỉnh 7,5%, đây là phương án thấp nhất mà Bộ Công Thương đề nghị.

    Tuy nhiên, đại diện cơ quan thống kê cũng cho rằng, một số yếu tố sẽ kiềm chế CPI như: giá dầu thô trên thế giới có khả năng tiếp tục giảm do Tổ chức các nước xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) chưa có quyết định cắt giảm sản lượng và năm 2016 có thêm sự cung cấp của Iran; Cạnh tranh giữa các đối thủ xuất khẩu hàng nông sản tiếp tục diễn ra gay gắt, do đó, giá các mặt hàng nông sản có khả năng vẫn giảm...

    “Tuy nhiên theo tôi đánh giá mức độ tác động của tỷ giá không lớn vì giá các chi phí đầu vào khác đang trong xu hướng giảm. Do đó, lạm phát cơ bản năm nay có thể ở mức tương đương năm 2015” – Vụ phó Vụ Thống kê Giá nhận định.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn