TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh 17-06-2018

    Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu hiện phụ thuộc vào Trung Quốc và Ấn Độ

    Thảo luận trong thị trường dầu thô đang biến thành thị trường sẽ hay không tập trung vào việc liệu tổ chức OPEC sẽ nới lỏng việc hạn chế sản lượng của họ trong tuần tới hay không.

    Trong khi cuộc họp tại Vienna vào ngày 22/6 sẽ chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn tới giá dầu trong ngắn hạn, tập trung hoàn toàn của thị trường này vào nguồn cung có thể được xem như tầm nhìn ngắn hạn.

    Nhu cầu có thể là động lực quan trọng hơn của giá dầu trong dài hạn và sự thật đơn giảm là thị trường toàn cầu hiện nay đang phụ thuộc chỉ vào hai nước.

    Trung Quốc và Ấn Độ cho đến nay chiếm khoảng 69% tăng trưởng nhu cầu dầu thô được dự kiến, nghĩa là những gì xảy ra với hai nước này có thể có tầm quan trọng hơn nhiều tới thị trường dầu thô hơn là những gì có thể xảy ra hay không xảy ra tại Vienna.

    Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế trong tháng trước rằng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2018, giảm từ ước tính 1,5 triệu thùng/ngày trước đó.

    Trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã đạt 9,21 triệu thùng/ngày, tăng 690.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2017. Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ đạt 4,57 triệu thùng/ngày trong 5 tháng đầu năm, tăng 272.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước.

    Cả hai nước này, nước nhập khẩu lớn nhất và lớn thứ ba thế giới, đã mua thêm 962.000 thùng dầu/ngày trong 5 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước. Nếu tốc độc tăng trưởng này được duy trì cho cả năm, nghĩa là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm phần lớn trong dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu của IEA.

    Hầu hết các nhà đầu tư hay các công ty sẽ nói với bạn rằng hơn 2/3 tăng trưởng dự kiến của bạn chỉ do hai nước là cực kỳ nguy hiểm, nhưng thị trường dầu mỏ này dường như thờ ơ về triển vọng với cả hai nước này.

    Trong khi đó phần lớn các dự báo kinh tế đều có kết quả mạnh tại cả Trung Quốc và Ấn Độ, chúng không phải không có rủi ro và những rủi ro này có thể đang tăng.

    Đối với Trung Quốc những mối đe dọa lâu dài là vấn đề tín dụng, với một số lĩnh vực của nền kinh tế này vẫn có đòn bẩy và đang vật lộn với các dịch vụ tài chính. Cũng có những nguy cơ ngày càng tăng của một cuộc leo thang căng thẳng thương mại và cuộc chiến tranh thuế quan với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Và sau đó là chính sách giảm ô nhiễm không khí của chính phủ Trung Quốc, đang dẫn tới việc chuyển đổi thành ô tô điện và xe tải chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

    Đối với Ấn Độ nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng kinh tế của họ là giá năng lượng cao, do sự phục thuộc của họ vào nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên và một phần vào than nhập khẩu.

    Giá một lít dầu diesel tại thủ đô New Delhi là 67,85 rupees Ấn Độ, tăng 27% so với cùng thời điểm một năm trước.

    Giá dầu thô Brent tăng khoảng 71% trong năm qua, nghĩa là người tiêu dùng Ấn Độ đã có dự phòng cho sự gia tăng tồi tệ nhất, nhưng có câu hỏi về chính phủ có thể dựa vào các nhà máy lọc dầu nhà nước để giảm chấn sự gia tăng chi phí trong bao lâu.

    Tổng thể không có lý do ngay lập tức để dự đoán tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ giảm tại Trung Quốc và Ấn Độ nhưng những nguy cơ chủ yếu hướng tới sụt giảm hơn là tăng tốc.(VITIC)
    -----------------------

    Phát triển CN hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ôtô tại Ninh Bình - Thu hút các nhà đầu tư lớn

    Với hàng loạt chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo nhân lực, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, tỉnh Ninh Bình đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành sản xuất, lắp ráp ôtô.

     

    Nền tảng tốt

    Năm 2016, số lượng xe lắp ráp của Công ty Cổ phần (CP) ôtô Huyndai Thành Công Việt Nam (Khu công nghiệp Gián Khẩu, tỉnh Ninh Bình) đạt trên 6.700 chiếc, giá trị sản xuất đạt 3.730 tỷ đồng. Năm 2017, sản lượng của công ty tăng mạnh, đạt hơn 17.000 chiếc, gấp 2,4 lần kế hoạch. Dự kiến, khi hoạt động hết công suất, số lượng ôtô được sản xuất, lắp ráp của công ty đạt tới 40.000 chiếc/năm.

    Sự phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất của Công ty CP ôtô Huyndai Thành Công Việt Nam đã kéo theo CNHT cho sản xuất, lắp ráp ôtô bước đầu trở thành ngành công nghiệp chủ lực. Một số doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư và đạt hiệu quả tốt như: Công ty TNHH ADM21 với năng lực sản xuất 20 triệu chiếc cần gạt nước ôtô/năm, xuất khẩu số lượng lớn sản phẩm sang thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Pháp; Công ty CP Sejung có tổng vốn đầu tư 443,4 tỷ đồng, công suất 570.500 sản phẩm/năm...

    Tuy nhiên, theo đại diện Sở Công Thương Ninh Bình, sản phẩm CNHT do DN trong và ngoài tỉnh cung cấp chủ yếu là sản phẩm phụ: Săm, lốp, dây điện, sơn và một số đồ nhựa nội thất. Các bộ phận chính như động cơ và chi tiết động cơ, hệ thống truyền lực xe, khung thân vỏ, cửa xe hệ thống phanh... đều được nhập khẩu.

    Nhiều ưu đãi hấp dẫn

    Với mong muốn gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm, Công ty CP Tập đoàn Thành Công đã tích cực xúc tiến hợp tác với Hyundai Motor Company, hợp tác đầu tư tổ hợp sản xuất ôtô có quy mô 10.000 tỷ đồng, gồm: Sản xuất lắp ráp xe du lịch, xe khách, xe buýt, khu sản xuất CNHT ngành ôtô... Xác định đây là cơ hội tốt cho ngành công nghiệp Ninh Bình bứt phá, tỉnh đã xây dựng và ban hành chính sách phát triển CNHT đối với ngành sản xuất, lắp ráp ôtô với ưu đãi khá toàn diện. Cụ thể, về đất đai, các dự án đầu tư sản xuất trong khu, cụm công nghiệp chưa giải phóng mặt bằng, được ngân sách tỉnh ứng trước 100% chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thuế thu nhập của DN công nghệ cao từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm CNHT cho ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 10%, thời hạn 15 năm; miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp theo. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ DN về hoàn thiện thủ tục hành chính, đào tạo lao động, thông tin quảng cáo, đổi mới khoa học - công nghệ…

    Để tăng tính hấp dẫn cho CNHT sản xuất, lắp ráp ôtô và ngành CNHT nói chung, thời gian tới, Ninh Bình sẽ tập trung xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển CNHT; xây dựng Chương trình phát triển CNHT của địa phương sau khi Chính phủ ban hành Chương trình phát triển CNHT quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư FDI vào phát triển CNHT. Thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, trong đó có CNHT; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

    Tỉnh Ninh Bình cũng khuyến khích DN mở rộng liên kết, hợp tác sản xuất, kinh doanh với đối tác trong và ngoài nước có quy mô lớn, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Trước mắt, tập trung vào các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan để tạo nguồn lực đủ lớn về vốn đầu tư, đồng thời tận dụng cơ hội chuyển giao công nghệ, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

    Ninh Bình đã xây dựng và ban hành những ưu đãi toàn diện về vốn, đất đai, thuế… nhằm thu hút hơn nữa các nhà đầu tư vào phát triển CNHT cho ngành sản xuất, lắp ráp ôtô. (Baocongthuong)
    -----------------------

    Tôm tẩm bột phải xử lý nhiệt trước khi xuất khẩu vào Australia

    Theo Tổng cục Hải sản Việt Nam, kể từ ngày 28/9, tất cả sản phẩm tôm tẩm bột dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào thị trường Australia sẽ phải tuân theo yêu cầu nhập khẩu mới nhằm tuân thủ Mức độ bảo vệ thích hợp của Australia (ALOP).

    Theo đó, các sản phẩm tôm tẩm bột dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào thị trường Úc sẽ phải trải qua quá trình xử lý nhiệt ngắn (rán hoặc nướng) nhằm đảm bảo lớp bột phủ trở thành dạng cứng và bám chặt vào con tôm.

    Sản phẩm tôm sau đó phải đảm bảo con dấu kiểm tra còn nguyên vẹn khi đến Úc. Chỉ những sản phẩm tôm được chứng minh đã trải qua quá trình xử lý nhiệt mới được chấp nhận, đồng thời được miễn kiểm tra an toàn sinh học khi đáp ứng được các yêu cầu khác đối với sản phẩm tôm tẩm bột nhập khẩu dùng làm thực phẩm.

    Cơ quan chức năng có thẩm quyền ở nước xuất khẩu cần xác nhận sản phẩm tôm chưa nấu chín bằng một chứng nhận chính thức, trong đó xác nhận các yếu tố:

    Thứ nhất, bột bao bên ngoài (bánh mì vụn, bột mì, bột chiên xù) đã được chế biến, kiểm tra và phân loại dưới sự kiểm soát của cơ quan chức năng.

    Thứ hai, sản phẩm tôm không có dấu hiệu nhìn thấy được của dịch bệnh trước khi tẩm bột

    Tôm tẩm bột đã trải qua quá trình xử lý nhiệt để làm cứng phần bột và dính lớp phủ vào tôm (chẳng hạn chiên sơ hoặc nướng) trong quá trình chế biến.

    Nếu các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu không thể chứng minh được sản phẩm tôm đã được xử lý nhiệt, sản phẩm đó sẽ phải tuân thủ các điều kiện nhập khẩu đối với sản phẩm tôm chưa nấu chín, cụ thể là phải lấy mẫu xét nghiệm trước khi hàng được xuất khẩu và khi nhập cảng vào Australia theo các phương pháp do Tổ chức Thú y thế giới (OIE) quy định.(Vietnambiz)
    -------------------

    Phát hành 22.090 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ nhận nợ với Bảo hiểm xã hội

    Sáng ngày 15/6/2018, 100% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Một trong những nội dung được nêu tại Nghị quyết là phát hành trái phiếu Chính phủ để nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

    Theo đó, Quốc hội thống nhất phát hành 22.090 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 để nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với khoản đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995.

    Tiền lãi đối với khoản nhận nợ 22.090 tỷ đồng trong thời gian chưa phát hành trái phiếu Chính phủ được tính từ ngày 01/01/2016 và theo lãi suất trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn phát hành trong tháng 12/2015.

    Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV nêu rõ, tiền lãi trên được thanh toán hằng năm hoặc cộng dồn đến cuối kỳ và phát hành trái phiếu Chính phủ để bổ sung nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

    Trước đó, chiều ngày 26/5/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về xử lý một số vấn đề phát sinh trong điều hành ngân sách nhà nước năm 2017 và dự toán năm 2018, trong đó Chính phủ đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ để nhận nợ với Quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với khoản nợ 22.090 tỷ đồng nhằm minh bạch khoản nợ, góp phần bảo đảm an toàn Quỹ Bảo hiểm xã hội, ngân sách sẽ tính và trả lãi phát sinh đối với khoản nợ này từ ngày 1/1/2016.(TCTC)

    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn