TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh 22-05-2016

    Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của VN

    Theo công bố mới nhất của Tổng cục Hải quan ngày 20-5, tốc độ tăng trưởng thương mại giữa VN và Hoa Kỳ trong 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao.
    san xuat giay xuat khau sang thi truong my tai cong ty co phan cong nghiep dong hung (thi xa di an, binh duong) - anh: tien long

    Sản xuất giày xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần công nghiệp Đông Hưng (thị xã Dĩ An, Bình Dương) - Ảnh: Tiến Long

    Tính đến cuối tháng 4-2016, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của VN (chỉ đứng sau đối tác Trung Quốc) với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 13,92 tỉUSD, chiếm 13,3% tr​ong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, tăng 13,5% so với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2015.

    Cụ thể, nếu năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu là 8,81 tỉ USD thì đến năm 2015 đạt 41,26 tỉ USD, tăng trưởng bình quân trên 19%/năm. Cán cân thương mại hàng hóa song phương luôn đạt mức thặng dư cao về phía VN, từ mức 8,85 tỉ USD của năm 2006 đã vọt lên 25,67 tỉ USD năm 2015.

    Còn tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, mức thặng dư đạt 8,98 tỉ USD, tăng 1,48 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

    Tổng cục Hải quan cũng ghi nhậntrong bốn tháng đầu năm 2016, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của VN sang Mỹ hiện nay là dệt may, đạt 3,4 tỉ USD, chiếm 29,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ,tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2015.

    Xếp thứ hai là điện thoại và linh kiện, đạt 1,4 tỉ USD, dù chỉ chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhưng mức tăng trưởng rất mạnh, tăng đến 83,8% so với cùng kỳ năm 2015.

    Thứ ba là giày dép các loại, đạt 1,33 tỉ USD, chiếm 11,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong khi đó ở chiều ngược lại, VN nhập khẩu nhiều nhất từ Mỹ là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch khoảng 625 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm đến 25,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.

    Tiếp theo là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, bông các loại, đậu tương, thức ăn gia súc...

    Mỹ cũng được ghi nhận là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 của VN, với kim ngạch ước nhập khoảng 2,47 tỉ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 4,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

    Nếu so với tốc độ nhập khẩu từ năm 2006 đến nay, tăng trưởng nhập khẩu của VN đối với thị trường Mỹ ước tăng bình quân 27,4%/năm, từ mức 0,98 tỉ USD của năm 2006 đã lên đến 7,79 tỉ USD năm 2015.


    Lãnh đạo tài chính G7 chia rẽ vì chính sách tiền tệ

    Phiên họp của Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới có thể cho thấy sự khác biệt trong quan điểm của của các nước giàu về chính sách tiền tệ và cách thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.
    lanh dao tai chinh cac nuoc g7 se hop trong hom nay va ngay mai. anh: afp.

    Lãnh đạo tài chính các nước G7 sẽ họp trong hôm nay và ngày mai. Ảnh: AFP.

    Trong phiên họp 2 ngày, nước chủ nhà Nhật Bản được cho là sẽ tìm cách để các bên ủng hộ lập trường của mình - rằng kích thích tài khóa là cách thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Đồng yen mạnh lên gần đây đang khiến xuất khẩu nước này bị ảnh hưởng và làm trầm trọng tình hình kinh tế Nhật.
    Tuy nhiên, quan điểm này lại ngược với Mỹ và Pháp. Bộ trưởng Tài chính Pháp - Michel Sapin không hào hứng với ý tưởng một quốc gia có thể giành lợi thế thương mại bằng cách thao túng đồng tiền của mình. "Chúng ta cần phải hợp tác, chứ không phải tạo ra chiến tranh tiền tệ", ông cho biết trên AFP.
    Nhiệm vụ của G7 (gồm Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Anh, Canada và Italy) là tìm ra chiến lược chung để giúp toàn cầu tránh suy thoái. Hồi tháng 4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu lần thứ 3 trong chưa đầy một năm, khi GDP Trung Quốc và các nước mới nổi tăng chậm lại.
    Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - Mario Draghi và Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - Christine Lagarde cũng tham gia cuộc họp này. Một số vấn đề như tài chính của các tổ chức khủng bố, các thiên đường thuế nước ngoài, cách giảm nợ cho Hy Lạp và cuộc trưng cầu đi hay ở lại EU của Anh cũng sẽ được bàn tới.
    Tuy nhiên, việc tìm được tiếng nói chung về cách G7 thúc đẩy kinh tế các nước thành viên nói riêng và toàn cầu nói chung sẽ là một thách thức. Lời kêu gọi nới lỏng quy mô lớn của Thủ tướng Nhật Bản - Shinzo Abe đầu tháng này đã không nhận được sự hưởng ứng từ Thủ tướng Đức - Angela Merkel và Thủ tướng Anh - David Cameron

    IMF dự báo nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 1,5% trong năm nay

    Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo rằng nền kinh tế Nga sẽ giảm 1,5% trong năm nay, trước khi tăng trưởng khiêm tốn trở lại vào năm 2017.
    Báo cáo công bố ngày 19/5 của IMF dự báo kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 1% trong năm 2017.
     
    bo truong kinh te ngaalexei ulyukayev

    Bộ trưởng kinh tế NgaAlexei Ulyukayev

    Đánh giá này lạc quan hơn báo cáo trước đó của IMF về kinh tế Nga, khi cho rằng GDP nước này sẽ sụt giảm 1,8% năm nay và chỉ tăng trưởng 0,8% vào năm 2017.

    Nền kinh tế xứ sở Bạch dương rơi vào tình trạng suy thoái trong thời gian qua do giá dầu thế giới “lao dốc” và các lệnh cấm vận từ phương Tây. Tuy nhiên, IMF cho rằng kinh tế Nga đã dần thích nghi với “cú sốc kép” và đà suy giảm cũng bắt đầu chậm lại.

    Dù vậy, thể chế tài chính này cho rằng viễn cảnh kinh tế Nga trong trung hạn vẫn còn khá ảm đạm, giữa bối cảnh thị trường năng lượng chưa có dấu hiệu phục hồi, còn các lệnh cấm vận từ Mỹ và phương Tây vẫn chưa được dỡ bỏ.

    Theo số liệu thống kê của Chính phủ Nga được công bố đầu tuần này, kinh tế nước này trong quý đầu năm nay chỉ giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2015, kèm theo những dấu hiệu kém rõ ràng về sự ổn định.

    Số liệu mới nhất đã vượt kỳ vọng của Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev, khi ông trước đó đã đưa ra dự báo rằng kinh tế Nga sẽ sụt giảm 1,4% trong quý 1 năm nay

    Ngân hàng Nhật gặp khó với lãi suất âm

    Rất nhiều ngân hàng lớn của Nhật đã công bố dự báo lợi nhuận thấp nhất trong 5 năm.
    Ngân hàng Nhật gặp khó với lãi suất âm

    Liệu BOJ đã đưa ra chính sách hợp lý hay chưa khi mà vấn đề của tiêu dùng và đầu tư kém ở Nhật không phải bắt nguồn từ việc thiếu cung tiền mà bởi nhu cầu tín dụng quá yếu? - Ảnh: Reuters.

    Lãi suất âm đang tạo ra thêm nhiều thách thức cho hoạt động kinh doanh của nhiều ngân hàng lớn tại Nhật, theo một bài bình luận mới đây trên Bloomberg.

    3 tháng sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) khiến thị trường tài chính Nhật và thế giới “choáng váng” với mức lãi suất âm, rất nhiều ngân hàng lớn của Nhật đã công bố dự báo lợi nhuận thấp nhất trong 5 năm.

    Trong một bài phát biểu tại Tokyo tuần trước, chủ tịch tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial Group, ông Nobuyuki Hirano tuyên bố mức lãi suất âm đã khiến khách hàng của các ngân hàng vô cùng lo ngại và sẽ khiến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bị tổn hại.

    Trong nhóm các cổ phiếu ngành thuộc chỉ số Topix, cổ phiếu ngành ngân hàng có mức sụt giảm sâu nhất, đến 29% trong năm nay. Hàng loạt tập đoàn tài chính lớn bao gồm MUFG, Sumitomo Mitsui Financial Group và Mizuho Financial Group dự báo lợi nhuận ròng trong năm tài khóa hiện tại sẽ giảm 5,2% xuống 2,15 nghìn tỷ yên (tức 19,5 tỷ USD).

    “Các ngân hàng đang và sẽ có môi trường hoạt động vô cùng khó khăn tại Nhật cũng như ở nước ngoài. Lãi suất âm khiến họ không kiếm được lợi nhuận”, chuyên gia phân tích cao cấp tại ngân hàng BP Paribas SA, ông Toyoki Sameshima, nhận định.

    Trên thực tế, nhiều chuyên gia hoài nghi rằng liệu BOJ đã đưa ra chính sách hợp lý hay chưa khi mà vấn đề tiêu dùng và đầu tư kém ở Nhật không phải bắt nguồn từ việc thiếu cung tiền mà bởi nhu cầu tín dụng quá yếu.

    Điều này thể hiện ở việc trong tháng 4/2016, dù lãi suất đã được áp ở mức âm nhưng tổng giá trị tiền gửi vẫn cao hơn tổng giá trị các khoản cho vay ra đến 217,2 nghìn tỷ Yên.

    Và trên thực tế, kể cả từ trước khi áp mức lãi suất âm, các ngân hàng cũng đã khó kiếm được tiền từ hoạt động tín dụng. Khi BOJ đưa ra mức lãi suất âm, các ngân hàng rất ngần ngại hạ lãi suất tiền gửi xuống mức âm mà để nó ở mức 0,001% bởi họ rất sợ mất khách hàng.

    Trong bối cảnh giá dầu đã giảm xuống mức thấp trong thời gian quá lâu, các ngân hàng cho vay trong lĩnh vực năng lượng đối diện với nhiều khó khăn, trong đó nổi bật nhất là MUFG. Khi mà lợi nhuận từ hoạt động cho vay nội địa giảm sút, nhóm ngân hàng này đã đẩy mạnh cho vay ở nước ngoài, nhưng cũng chính trong mảng này, họ gặp khó khi giá hàng hóa giảm.

    Cho đến nay, không giống ngân hàng các nước phương Tây, các ngân hàng Nhật chưa khó khăn đến mức phải cắt giảm chi phí hoạt động. Ngoài ra, họ vẫn tuyển dụng thêm nhân sự trong mảng kinh doanh chứng khoán để tăng doanh thu.

    Việt Nam phải nhập tiêu chất lượng cao để... xuất khẩu

    Việt Nam chiếm 1/3 thị trường hồ tiêu toàn thế giới nhưng vẫn phải nhập hồ tiêu chất lượng cao về để xuất khẩu đi các thị trường khó tính.
    the gioi dang lo ngai ve chat luong ho tieu viet nam. anh: chi nhan.

    Thế giới đang lo ngại về chất lượng hồ tiêu Việt Nam. Ảnh: Chí Nhân.

    Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), đề cập đến một thực tế mang tính nghịch lý này ở hội nghị thường niên của ngành tại TP.HCM vào hôm nay 20/5.
    Hồ tiêu tăng giá
    VPA cho biết tính đến hết tháng 4, Việt Nam xuất khẩu được gần 70.000 tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch gần 562 triệu USD, tăng gần 24% về lượng và trên 9% về giá so với cùng kỳ 2015. Giá tiêu đen xuất khẩu bình quân là 7.680 USD/tấn, giảm 1.100 USD/tấn; tiêu trắng là 11.500 USD/tấn, giảm 1.084 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.
    Hiện tại, cả nước đã cơ bản thu hoạch xong vụ hồ tiêu năm 2016. Trong tháng 4, 5 thị trường hồ tiêu bắt đầu sôi động do có biến động mạnh về giá. Nếu trong tháng 2, 3 giá hồ tiêu chỉ khoảng 130.000 - 140.000 đồng/kg thì sang tháng 5 giá đã tăng vọt lên 160.000 đồng/kg và tiếp tục tăng dần đều đến nay khoảng 180.000 đồng/kg.
    Giá tiêu của Việt Nam trên thị trường thế giới trong tháng 5 này cũng tăng nhẹ trở lại từ 3 - 5% so với tháng 3. Hiện giá tiêu đen xuất khẩu trên 8.000 USD/tấn và tiêu trắng là 11.550 USD/tấn.
    Theo VPA, năm nay dự báo tiếp tục sẽ là một năm ngành tiêu gặp nhiều thuận lợi về cả giá và sản lượng. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng hiện nay ngành hồ tiêu có thể gặp khó khăn về dài hạn do tăng trưởng nóng, mất kiểm soát.
     
    Thế giới cảnh báo về chất lượng
    Theo VPA, ngành hồ tiêu đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng. Diện tích trồng hồ tiêu của Việt Nam không ngừng được mở rộng, trung bình từ 10 - 20% mỗi năm. Sự tăng trưởng này dẫn đến nhiều rủi ro về giống, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên…, bên cạnh đó giá tiêu đang duy trì ở mức cao từ năm 2014 đến nay làm cho nông dân càng lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong việc chăm sóc nhằm tăng năng xuất. Chính vì vậy mà chất lượng hồ tiêu Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính.
    Hiện nay Việt Nam chiếm 32% thị phần hồ tiêu thế giới. Nước xếp thứ 2 là Ấn Độ chỉ khoảng 18% (đặc điểm tiêu dùng nội địa là chính). Tiếp theo là Indonesia 16%. Tuy nhiên Việt Nam vẫn phải nhập hồ tiêu chất lượng cao về để xuất vào thị trường Nhật, mặt khác sản phẩm của Việt Nam vào châu Âu cũng rất ít so với các nước khác. Thậm chí theo ông Đỗ Hà Nam, các hiệp hội gia vị châu Âu, Mỹ, Canada đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hồ tiêu Việt Nam ngày một tăng.
    “Ngành hồ tiêu đang đứng trước nguy cơ lớn, cần được ngành nông nghiệp quyết liệt xử lý, nếu không thời gian tới ngành hồ tiêu sẽ không thể phát triển”, ông Nam kiến nghị.
    Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu đạt trên 133.000 tấn, giảm 15% về lượng so với năm 2014 nhưng kim ngạch đạt 1,27 tỉ USD, tăng 5,4%. Hồ tiêu chiếm khoảng 9,35% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. 

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn