TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh 25-02-2016

    Trung Quốc "đau đầu" vì tình trạng dư cung của ngành công nghiệp nặng

    trung quoc "dau dau" vi tinh trang du cung cua nganh cong nghiep nang

    Trung Quốc "đau đầu" vì tình trạng dư cung của ngành công nghiệp nặng

    Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) ở Trung Quốc ngày 22/2 công bố một báo cáo cho thấy tình trạng dư cung tại các ngành công nghiệp nặng của nước này đang gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu.

    Trong số đó, điển hình nhất là ngành sản xuất thép, nơi nguồn cung vượt xa mức cầu của thị trường.

    Báo cáo chỉ ra rằng sản lượng thép của Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn tổng sản lượng của bốn nhà sản xuất thép lớn khác trên thế giới là Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và Nga cộng lại.

    Bên cạnh đó, chỉ trong vòng hai năm qua, sản lượng ximăng của Trung Quốc đã cao bằng với mức mà Mỹ sản xuất trong suốt thế kỷ 20.

    Có thể nói, tình trạng dư cung đang ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành công nghiệp của nước này trong nhiều năm trở lại đây, gây thiệt hại tới không chỉ các khía cạnh kinh tế của đất nước mà còn tới cả nền kinh tế toàn cầu nói chung và tăng trưởng của Trung Quốc nói riêng.

    Không những thế, tình trạng này còn tạo ra căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và các nước phát triển, khi những nước này cáo buộc Bắc Kinh bán phá giá các sản phẩm tại thị trường của họ.

    Trong bối cảnh các nhà sản xuất thép của châu Âu và châu Á đang chật vật với việc giá thành sản phẩm giảm mạnh do nguồn cung trở nên thừa mứa, EU đã phải áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

    Trung Quốc đang chiếm đến 50% tổng sản lượng thép trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang khiến nhu cầu nội địa giảm mạnh.

    Theo số liệu từ Cục Hải quan Trung Quốc thì xuất khẩu thép của Trung Quốc đã tăng 20% trong năm 2015./.


    Đề xuất cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện

    de xuat co che dieu chinh gia ban le dien

    Đề xuất cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện

    Nếu các thông số đầu vào biến động trên 5% hoặc giá bán điện bình quân tính toán sau điều chỉnh ngoài phạm vi khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ phương án giá, báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

    Theo dự thảo Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, giá bán điện bình quân được điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định và chỉ được điều chỉnh tăng ở mức 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giữa hai lần liên tiếp tối thiểu là 3 tháng.

    Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm

    Về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm, dự thảo nêu rõ, trường hợp các thông số đầu vào cơ bản tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành làm giá bán điện bình quân cập nhật tại thời điểm tính toán thấp hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá (sau khi đã trích Quỹ bình ổn giá điện), Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

    Trường hợp các thông số đầu vào cơ bản tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành làm giá bán điện bình quân cập nhật tại thời điểm tính toán cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành (sau khi đã sử dụng Quỹ bình ổn giá điện) với mức: Từ 3% - 5% và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra theo đúng quy định.

    Trên 5% hoặc giá bán điện bình quân tính toán sau điều chỉnh ngoài phạm vi khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ phương án giá, báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định và gửi ý kiến thẩm định bằng văn bản đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

    Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân hàng năm

    Theo dự thảo, hàng năm, sau khi có báo cáo quyết toán chi phí và giá thành sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, giá bán điện bình quân thực hiện của năm liền kề trước đó.

    Trước ngày 1/11 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng phương án giá bán điện bình quân trình Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Căn cứ kết quả kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện năm liền kề trước đó theo quy định, tình hình sản xuất kinh doanh điện trong năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tình hình kinh tế - xã hội, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét phương án giá bán điện bình quân, cụ thể như sau:

    Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng và báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

    Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% - 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra theo đúng quy định.

    Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng trên 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ngoài phạm vi khung giá quy định, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.


    Thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính

    bo tai chinh vua ban hanh chi thi yeu cau cac don vi trong nganh phai thuc hien nghiem tuc cac cam ket hoi nhap trong linh vuc tai chinh.

    Bộ Tài chính vừa ban hành Chỉ thị yêu cầu các đơn vị trong Ngành phải thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập trong lĩnh vực Tài chính.

    Chỉ thị nêu rõ, cần nâng cao và thống nhất nhận thức của toàn thể các đơn vị thuộc Bộ từ trung ương đến địa phương về các yêu cầu, thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 và các năm tiếp theo nhằm hoàn thiện thể chế tài chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm; tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

    Đồng thời xây dựng lộ trình thực thi nghiêm túc các cam kết trong lĩnh vực Tài chính.

    Về thuế xuất khẩu: Xây dựng lộ trình biểu cam kết về thuế xuất khẩu trong Hiệp định thương mại Việt Nam-EU, Hiệp định TPP và nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý đối với hàng xuất khẩu để có thể áp dụng thuế xuất khẩu riêng cho các đối tác có cam kết về thuế xuất khẩu trong các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam.

    Về lĩnh vực chứng khoán: Tiếp tục triển khai, hoàn thiện các chính sách để thực hiện các cam kết về dịch vụ chứng khoán trong các Hiệp định thương mại của Việt Nam, các quy định về giám sát cung cấp dịch vụ chứng khoán qua biên giới thuộc phạm vi cam kết, hướng tới phù hợp với các tiêu chuẩn trung bình của các nước ASEAN-4 về môi trường đầu tư vào thị trường chứng khoán, bảo đảm sự phát triển ổn định, vững chắc của thị trường chứng khoán.

    Về lĩnh vực hải quan: Tiếp tục triển khai, hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện cam kết về cơ chế một cửa quốc gia; chương trình thí điểm về một cửa ASEAN để từ đó tiến tới thực thi chính thức về một cửa ASEAN. Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để hoàn thành chỉ tiêu cải cách Hải quan theo tiêu chuẩn của các nước ASEAN-4 tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016.

    Đánh giá tác động hội nhập để đề xuất cơ chế chính sách

    Bộ Tài chính yêu cầu đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết hội nhập đối với vấn đề thu ngân sách nhà nước để kịp thời đề xuất các giải pháp, cải cách về thuế và hải quan nhằm đảm bảo cân đối ngân sách; đề xuất các giải pháp bổ sung để thực hiện Chiến lược Tài chính, Chiến lược thuế và các chiến lược khác.

    Chủ động xây dựng phương án đàm phán Hiệp định thương mại đã ký kết nhằm nâng cấp Hiệp định và tiếp tục mở rộng đàm phán các Hiệp định đang đàm phán như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại ASEAN-Hồng Công. Tích cực tham gia điều chỉnh, xây dựng các quy tắc và luật lệ tại các tổ chức, diễn đàn mà Việt Nam là thành viên, trước hết là WTO.

    Nghiên cứu, đánh giá và có những bước chuẩn bị kỹ cho việc triển khai các cam kết trong Hiệp định tạo thuận lợi hóa thương mại (TF) trong WTO. Chủ động tham gia các lĩnh vực hợp tác về thuế giữa các nước ASEAN và ký kết các Hiệp định thuế song phương với các nước nhằm tạo môi trường đầu tư ổn định và minh bạch.

    Bộ Tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính đến các địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ thông qua tham gia và chủ trì những nội dung đàm phán, hợp tác quốc tế về tài chính của ngành.

    Chỉ thị nhấn mạnh nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách là hết sức nặng nề trong giai đoạn 2016-2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ từ trung ương đến địa phương, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phát huy truyền thống của ngành, của đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành kỷ luật kỷ cương, đoàn kết tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị này nhằm tuân thủ nghiêm túc các cam kết quốc tế, nâng cao chất lượng thể chế tài chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.


    Giá trị xuất khẩu của 4 nhóm hàng chủ lực sụt giảm mạnh

    Tính đến 15-2, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước chỉ đạt 17 tỷ USD, giảm tới 3,7 tỷ USD so với cùng kỳ 2015, một sự khởi đầu đầy khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta trong năm 2016

    Đến trung tuần tháng 2, cả nước có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt giá trị kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, theo thông tin cập nhật của Tổng cục Hải quan.

    Dẫn đầu về xuất khẩu (tính đến 15-2) vẫn là điện thoại các loại và linh kiện với giá trị kim ngạch đạt 3,03 tỷ USD. Tiếp theo là dệt may đạt 2,6 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1,63 tỷ USD; da giày đạt 1,45 tỷ USD.

    Đáng chú ý, trị giá kim ngạch của cả 4 nhóm hàng xuất khẩu chủ lựcnêu trên cũng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể, nhóm hàng điện thoại và linh kiện giảm tới 714 triệu USD; dệt may giảm 446 triệu USD; ; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 314 triệu USD; da giày giảm 168 triệu USD.

     

    Thực tế này trái ngược với những dự báo trước đó, khi cho rằng năm 2016 sẽ làm năm có nhiều cơ hội và thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam do những hiệu ứng từ các FTA mang lại.

    Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá trong năm 2015, xuất khẩu ngành công nghiệp của Việt Nam đã đạt được tăng trưởng cao điển hình như ngành dệt may, ngành này được hưởng nhiều nhất từ các FTA. Bên cạnh ngành dệt may là các ngành da giầy và túi xách. Ngoài ra là mặt hàng điện tử có đóng góp lớn của các doanh nghiệp FDI cũng có triển vọng xuất khẩu cao.

    Đặc biệt là mặt hàng rau quả của chúng ta đang có bước tiến tích cực mặc dù chúng ta xuất khẩu ngành này khó bởi yêu cầu đáp ứng cao. Xuất khẩu rau quả là ngành hàng có triển vọng tích cực trong năm 2016.

    Tuy nhiên, thách thức và khó khăn với các DN đặc biệt là DN nhỏ và vừa là vốn, yếu tố con người và tính chuyên nghiệp của người quản lý đến nhân viên. Theo đó, Nhà nước chỉ giữ vai trò hỗ trợ, ký các quyết định, tham gia các hiệp định thương mại tự do là mở ra doanh nghiệp nhiều con đường để lựa chọn.

    "Nếu doanh nghiệp yếu quá Nhà nước sẽ đào tạo, cung cấp thông tin xúc tiến chuyển giao công nghệ giúp nâng cao năng lực nội tại" - Ông Hải nhấn mạnh.


    Các nhà xuất khẩu thực phẩm Australia “để mắt” tới Việt Nam

    nguoi tieu dung viet lua chon thuc pham tai sieu thi. (anh: vu sinh/ttxvn)

    Người tiêu dùng Việt lựa chọn thực phẩm tại siêu thị. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)


    Phóng viên TTXVN tại Australia dẫn tin Hãng thông tấn Australia (AAP) ngày 22/2 cho biết các quan chức thương mại nước này đang kêu gọi các nhà xuất khẩu thực phẩm đẩy mạnh xúc tiến các hoạt động thương mại ở Việt Nam để giành lợi thế từ thị trường đang phát triển này.

    Theo nhận định của bà Janelle Casey, quyền Ủy viên Thương mại cấp cao của Australia về Việt Nam, tầng lớp trung lưu đang ngày càng tăng với mức thu nhập sau thuế cao hơn ở Việt Nam đang có xu hướng lựa chọn những nguồn thực phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe và an toàn.

    Bà cho biết các nhà bán lẻ và bán buôn ở Việt Nam đang cần những sản phẩm quốc tế chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước bởi người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng nhận thức được các vấn đề liên quan tới sức khỏe và chú ý nhiều hơn tới chất lượng và độ an toàn của thực phẩm, những yếu tố chủ chốt đang làm thay đổi thói quen tiêu dùng ở Việt Nam.

    Bà Casey cho biết các nhà hàng và nhà nhập khẩu Việt Nam muốn được tiếp cận nhiều hơn các loại nước uống nhập khẩu và thực phẩm nuôi trồng ở Australia. Hiện nay các sản phẩm của Australia rất được ưa chuộng ở Việt Nam vì chất lượng cao.

    Các sản phẩm công nghệ theo chiều ngược lại (nhập khẩu từ Việt Nam) cũng đang có xu hướng tăng trưởng. Các số liệu thống kê cho thấy Australia đã trở thành thị trường mục tiêu chính cho việc xuất khẩu điện thoại di động đang tăng lên nhanh chóng của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 30% trong năm 2015.

    Các mặt hàng xuất khẩu của Australia sang Việt Nam năm ngoái đứng đầu là kim loại, lúa mỳ và than đá./.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn