TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-11-2015

    30% người tiêu dùng tham khảo mạng xã hội để mua sắm

    30% nguoi tieu dung tham khao mang xa hoi de mua sam

    30% người tiêu dùng tham khảo mạng xã hội để mua sắm

    Vé máy bay, tour du lịch khách sạn, sách điện tử là những ngành hàng có tỷ lệ người tiêu dùng muốn mua sắm trực tuyến cao nhất tại Việt Nam, theo số liệu vừa được Nielsen công bố. 

    Báo cáo tổng quan về bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam vừa được bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Quản lý cấp cao của Nielsen tại Hà Nội, công bố tại hội thảo “Từ dịch vụ chuyển phát tới hoàn tất đơn hàng” được tổ chức sáng nay.

    Theo báo cáo của Nielsen, người Việt Nam online trung bình hơn 15 giờ mỗi tuần, tương đương khoảng 2 giờ một ngày. 72% người tiêu dùng Việt Nam tham gia khảo sát cho rằng mua sắm trực tuyến rất tiện lợi. 18% đã lên kế hoạch mua sắm thực phẩm, đồ uống thông qua hình thức này trong vòng 6 tháng tới.

    Hơn 30% người tiêu dùng gắn bó mật thiết với mua sắm trực tuyến và tham khảo mạng xã hội để đưa ra quyết định mua sắm. Có 20% người được khảo sát cũng cho rằng mua hàng qua mạng giúp tiết kiệm chi phí nhờ sử dụng ứng dụng hoặc các trang web giảm giá.

    Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, vẫn còn 15% nói không với mua sắm trực tuyến vì phải trả chi phí giao hàng, 11% cho rằng các web mua sắm khó hiểu. 

    Cũng theo báo cáo của Nielsen, 10 ngành hàng có tỷ lệ người tiêu dùng có ý định mua sắm trực tuyến cao nhất gồm: vé máy bay, tour du lịch khách sạn, sách điện tử, vé sự kiện, phần mềm máy tính, nhạc, video/DVD/trò chơi, quần áo, sách, điện thoại.

    Trong khi đó, những ngành hàng có tỷ lệ người tiêu dùng có ý định mua sắm trực tuyến thấp nhất gồm: chăm sóc cá nhân, chăm sóc bé, phần cứng máy tính, dụng cụ thể thao, hoa, tạp hóa (đồ uống, thực phẩm), nước uống có cồn, xe hơi - xe máy và phụ kiện...


    Vietjet Air mua 30 máy bay trị giá 3,6 tỷ USD

    Các máy bay dự kiến được giao trong giai đoạn 2016-2020, nâng số lượng phi cơ của hãng lên gấp đôi hiện nay.

    Theo tin từ hãng hàng không Vietjet (Vietjet Air), công ty đã ký kết hợp đồng với Airbus đặt mua thêm 30 chiếc A321, dòng máy bay một lối đi mới với tổng giá trị 3,6 tỷ USD. Các máy bay này dự kiến sẽ được giao từ cuối năm 2016 đến 2020 nhằm phục vụ kế hoạch mở rộng hoạt động khai thác của hãng đến các nước trong khu vực châu Á.

    dai dien viejet va airbus tai le ky hop dong ngay 10/11 tai dubai.

    Đại diện Viejet và Airbus tại lễ ký hợp đồng ngày 10/11 tại Dubai.

    Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air cho biết đơn hàng này xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng bay, khi mà Vietjet đang phát triển nhanh hơn kế hoạch dự kiến khiến số lượng máy bay theo hợp đồng đã ký kết không đủ đáp ứng nhu cầu.

    Hiện tại, Vietjet Air đang khai thác 29 tàu bay A320 và A321, thực hiện 190 chuyến bay mỗi ngày với hơn 35 đường bay trong nước và quốc tế. Hãng có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực.

    Thương vụ tỷ đôla Mỹ này diễn ra trong bối cảnh các hãng hàng không Việt Nam đặt kế hoạch phát triển mạnh đội bay, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước và quốc tế. Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng đặt kế hoạch phát triển đội bay lên 85 chiếc vào cuối năm nay (so với 80 chiếc vào năm ngoái), nhằm khai thác gần 90 điểm đến trong nước và quốc tế.


    Xuất khẩu dệt may sang Indonesia, Hong Kong tăng mạnh


    Vitas cho biết, nhiều khà năng các doanh nghiệp dệt may Ấn Độ sẽ tranh thủ mở xưởng tại Việt Nam để tận dụng những ưu đãi mà TPP mang lại.

    Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Indonesia tăng 58% trong tháng 9 và tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Lũy kế 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 93,5 triệu USD, tăng 58,9%.

    Theo Vitas, với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, xuất khẩu dệt may sang nước này có thể đạt trên 126 triệu USD trong năm 2015, tăng 53,3% so với năm 2014.

    Đối với thị trường Hong Kong, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang nước này cũng tăng mạnh. Theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang Hong Kong đạt trên 175 triệu USD, tăng trên 36% so với cùng kỳ.

    Riêng trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 26 triệu USD, tăng 76%.

    Đối với thị trường các nước TPP, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các nước tham gia hiệp định thương mại này đạt 11,139 tỷ USD, tăng 11,53% so với cùng kỳ. Riêng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt trên 8,3 tỷ USD, tăng hơn 13%.

    Theo Vitas, nhiều khà năng các doanh nghiệp dệt may Ấn Độ sẽ tranh thủ mở xưởng tại Việt Nam để tận dụng những ưu đãi mà hiệp định TPP mang lại.

    Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng các công ty sản xuất Ấn Độ có thể chuyển nhà máy đến Việt Nam để được hưởng lợi miễn thuế vào thị trường Mỹ cũng như các thị trường thành viên khác thuộc TPP.


    Nhập khẩu gần 1,5 tỷ USD bông sau 10 tháng

    Giá bông nhập khẩu của Việt Nam sau 10 tháng năm 2015 giảm 17,9% so với cùng kỳ năm 2014, xuống còn 1,608 USD/tấn.

    Theo số liệu của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), mặc dù kim ngạch nhập khẩu bông trong tháng 10 đã giảm so với tháng 9, tuy nhiên tính chung 10 tháng đầu năm nay, nhập khẩu bông của Việt Nam vẫn tăng cao so với cùng kỳ năm 2014.

    Cụ thể, trong tháng 10, nhập khẩu bông ước đạt 90 nghìn tấn, trị giá 146 triệu USD, giảm 12% về lượng và 12,1% về trị giá so với tháng trước. Mặc dù vậy, bông nhập thong tháng 10 vẫn tăng 32,2% về lượng và 19,8% về trị giá so với cùng năm 2014.

    Tính chung 10 tháng đầu năm, nhập khẩu bông của Việt Nam ước đạt 903 nghìn tấn, trị giá 1,453 tỷ USD, tăng 43,2% về lượng và tăng 17,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

    Tính trong 9 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 400 nghìn tấn bông từ Mỹ, trị giá 665,6 triệu USD, tăng gần gấp đôi về lượng và gấp rưỡi về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Đây là thị trường nhập khẩu bông nhiều nhất của Việt Nam, tiếp sau là Ấn Độ (113 nghìn tấn), Brazil (54 nghìn tấn).

    Vitas ước tính nhập khẩu bông hai tháng cuối năm ước đạt 186 nghìn tấn, tăng 50% về lượng so với cùng kỳ.

    Giá bông nhập khẩu của Việt Nam sau 10 tháng năm 2015 giảm 17,9% so với cùng kỳ năm 2014, xuống còn 1,608 USD/tấn.

     

    Xuất khẩu dệt may sang Indonesia, Hong Kong tăng mạnh

    9 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Indonesia và Hong Kong lần lượt đạt 93,4 triệu và 175 triệu USD.

    Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong số gần 10 thị trường xuất khẩu thì năm nay lượng hàng sang Indonesia có mức tăng ấn tượng nhất.

    Cụ thể, tháng 9 kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng 58% so với tháng 8 và 55% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng lên 93,4 triệu USD, tăng 58,9% so với cùng kỳ 2014.

    Cũng có mức tăng mạnh, 9 tháng đầu năm hàng may mặc sang Hong Kong (Trung Quốc) đạt trên 175 triệu USD, tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 26 triệu USD, tăng trên 76% so với cùng kỳ 2014.

    Theo dự báo của Vitas, xuất khẩu dệt may sang Indonesia và Hong Kong sẽ tiếp tục tăng mạnh. Riêng thị trường Indonesia có thể đạt trên 126 triệu USD trong năm 2015, tăng 53,3% so với  2014.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn