TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-04-2016

    Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trên thị trường vàng

    Trong một nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của mình trên thị trường vàng toàn cầu, đồng thời cạnh tranh với chuẩn giá vàng London (Anh), Trung Quốc đã cho lập một chuẩn giá vàng mới bằng đồng NDT.
    trung quoc lap mot chuan gia vang moi bang dong ndt nham gia tang anh huong

    Trung Quốc lập một chuẩn giá vàng mới bằng đồng NDT nhằm gia tăng ảnh hưởng

    Cụ thể, trên sàn giao dịch Vàng Thượng Hải (SGE), giá vàng được xác lập ở mức 256,92 NDT (tương đương 39,71 USD)/gram (vàng 9999), tức là cao hơn so với giá vàng thế giới hiện nay. 

    Bắc Kinh tuyên bố, chuẩn giá vàng Trung Quốc được thiết lập hai lần/ngày, từ hợp đồng giao dịch của 18 ngân hàng trong nước và nước ngoài. Trong đó có các ngân hàng quốc tế như: Standard Chartered Bank và ANZ (Australia & New Zealand Banking Group).

    Việc Trung Quốc lập một chuẩn giá vàng mới bằng đồng NDT còn thúc đẩy việc sử dụng đồng NDT trên thị trường quốc tế

    Giới phân tích nhận định, động thái này của Bắc Kinh ngoài việc tăng ảnh hưởng của mình trên thị trường vàng toàn cầu còn cho thấy Trung Quốc mong muốn cạnh tranh trực tiếp với chuẩn giá vàng London vốn là chuẩn giá vàng toàn cầu hiện nay và được giới kinh doanh vàng toàn cầu lấy làm cơ sở giao dịch từ năm 1919.

    Mặt khác, sở dĩ Trung Quốc quyết định thực hiện bước đi trên là do nước này tự tin vào sức mạnh ảnh hưởng của mình với tư cách là nước tiêu thụ và nhập khẩu vàng lớn trên thế giới. Điều này giúp Trung Quốc có thể thiết lập chuẩn giá vàng mới.

    Phản ứng của giới chuyên gia vàng thế giới khá lạc quan về thông tin này, Roland Wang, giám đốc điều hành Hội đồng Vàng thế giới tin rằng một chuẩn giá vàng bằng NDT sẽ gia tăng tính thanh khoản của kim loại quý này. Đồng thời, nó cũng phản ánh rõ hơn những biến động của thị trường nội địa nước này và giảm những tác động, phụ thuộc thị trường với đồng USD.

    Theo các chuyên gia, việc Trung Quốc lập một chuẩn giá vàng mới bằng đồng NDT còn thúc đẩy việc sử dụng đồng NDT trên thị trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh NDT đã được đưa vào rỏ tiền quốc tế và được công nhận là một ngoại tệ mạnh trên thị trường toàn cầu.

    Trước mắt, động thái này của Trung Quốc có thể chưa ảnh hưởng nhiều tới thị trường vàng London nhưng về lâu về dài, có thể sẽ khiến thị trường London “đau đầu”. Nhất là trong bối cảnh thị trường vàng London mới chuyển sang hệ thống xác lập giá điện tử sau khi bị chỉ trích việc áp mức giá cố định cho vàng là không hợp lý và dễ bị thị trường thao túng.

    Một thống kê gần đây của Trung Quốc cho thấy, nhu cầu vàng tại thị trường này năm 2015 là 984,5 tấn, trong đó có 783,5 tấn là vàng trang sức và 201 tấn là vàng thỏi và đồng xu vàng. Rõ ràng, trong bối cảnh, đồng NDT đã được quốc tế hóa và ngày càng gia tăng ảnh hưởng thì việc Trung Quốc có thể áp giá của các kim loại quý, đặc biệt là vàng là điều hoàn toàn có thể làm được.


    USD lên cao nhất 3 tuần so với yên do đồn đoán BOJ tăng cường kích thích

    usd cung tang so voi nhieu dong tien chu chot khi gioi dau tu can nhac trien vong nang lai suat cua fed.

    USD cũng tăng so với nhiều đồng tiền chủ chốt khi giới đầu tư cân nhắc triển vọng nâng lãi suất của Fed.

    USD cũng tăng so với nhiều đồng tiền chủ chốt khi giới đầu tư cân nhắc triển vọng nâng lãi suất của Fed.

    Phiên 22/4, USD lên cao nhất 3 tuần so với yên sau khi một báo cáo cho rằng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đang cân nhắc tung ra thêm các biện pháp kích thích trong phiên họp tuần tới.

    Chốt phiên, USD tăng 2% so với yên lên 111,635 JPY/USD, cao nhất kể từ 4/4. Cả tuần, USD tăng 2,5% so với yên, đánh dấu mức tăng hàng tuần mạnh nhất kể từ cuối tháng 10/2014.

    Euro cũng tăng 1,4% so với yên lên 125,32 JPY/EUR, nhưng lại giảm 0,5% so với USD xuống 1,1229 USD/EUR sau kết quả khảo sát Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Đức không tốt như dự kiến.

    Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 0,6% lên 86,7 điểm.

    Yên đã liên tục tăng giá so với USD trong tháng này, lên cao nhất kể từ tháng 10/2014, chủ yếu do đồn đoán BOJ sẽ không can thiệp để làm suy yếu đồng nội tệ. Tỷ lệ đặt cược giá yên tăng của giới đầu cơ đã đạt kỷ lục trong tuần kết thúc vào 12/4.

    Nhưng báo cáo hôm thứ Sáu 22/4 cho thấy, BOJ có thể mở rộng chính sách lãi suất âm - áp dụng hồi tháng 1 vừa qua. Phiên họp của BOJ sẽ diễn ra vào ngày 27-27/4 tới đây.

    Trong khi đó, USD cũng tăng giá so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác khi giới đầu tư cân nhắc triển vọng Fed nâng lãi suất sớm hơn dự kiến. Tuy một không nhiều nhà phân tích dự đoán Fed sẽ thay đổi lãi suất trong phiên họp tuần tới, song một số nhà đầu tư cho rằng Ngân hàng trung ương Mxy có thể đưa ra viễn cảnh lạc quan hơn về nền kinh tế, làm tăng đồn đoán khả năng nâng lãi suất vào tháng 6.


    Xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: Hãy làm, thay vì nói và hứa!

    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng các cơ quan Nhà nước cần phải bắt tay vào hỗ trợ cho doanh nghiệp, thay vì chỉ nói, chỉ hứa.
    anh minh hoa.

    Ảnh minh họa.

    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng chia sẻ, bức tranh các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa, quy mô không lớn và “teo” đi đáng kể.
    Chỉ có khoảng 2% doanh nghiệp nhỏ lớn mạnh thành doanh nghiệp vừa. Như vậy, bức tranh ngày càng rõ là doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu đi các doanh nghiệp cỡ trung và lớn để tham gia vào cuộc chơi toàn cầu. 
    Để hỗ trợ hơn nữa cho sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Kế hoạch và đầu tư đang chủ trì soạn thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tháng 7 tới sẽ trình Chính phủ.
    Nói về vấn đề này, bà Phạm Chi Lan cho rằng quan trọng không phải là ban hành nhiều Luật, Nghị định hay Thông tư, mà vấn đề là các cơ quan Nhà nước phải bắt tay vào làm đi thay vì chỉ nói, chỉ hứa.
    “Hiện nhiều doanh nghiệp ngán lắm rồi những cam kết, những hứa hẹn nhưng không ai thực hiện.
    Cứ làm đi hãy ban hành luật và chính sách. Tránh tình trạng ban hành quá nhiều mà không để ý hiệu quả của chính sách đó ra sao và không có thống kê đầy đủ. Chính phủ từng có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với đầy đủ biện pháp, nhưng trên thực tế đến nay có ai làm, ai thực hiện đâu?”, bà Lan thể hiện sự băn khoăn.
    Trong khi đó, chủ một doanh nghiệp  may mặc nhỏ chia sẻ với BizLIVE khi đề cập đến vấn đề này: Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hứa hẹn sẽ tạo điều kiện thuận lợi lớn cho những doanh nghiệp nhỏ lẻ.
    “Tuy nhiên, những doanh nghiệp như chúng tôi không thể dừng hoạt động để chờ đợi được. Chúng tôi thấy nhiều bất ổn trong môi trường kinh doanh hoàn toàn có thể thay đổi ngay và nhanh. Quan trọng cơ quan quản lý có muốn thực sự bắt tay vào làm hay không”, vị này nói.
    Đặc biệt, mới đây câu chuyện về chủ quán cà phê Xin Chào tại TP.HCM bị đưa ra xử lý hình sự về tội “kinh doanh trái phép” càng khiến doanh nghiệp mất niềm tin vào môi trường kinh doanh.
    Các chuyên gia cho rằng, đây là chỉ dấu cho thấy, môi trường kinh doanh tại Việt Nam không chỉ có nhiều điều cản trở mà còn chứa đựng những yếu tố kém an toàn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Người Mỹ chuộng giày dép Việt Nam

    Theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan, hết quý I/2016, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam với trị giá kim ngạch gần 1 tỷ USD.
    xuat khau giay dep sang my - anh minh hoa.

    xuất khẩu giày dép sang Mỹ - Ảnh minh họa.

    Hết quý I, kim ngạch xuất khẩu giày dép cả nươc đạt 2,78 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ 2015.

    Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng này với trị giá kim ngạch đạt 945,56 triệu USD, chiếm gàn 34% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, tăng 11,6% với cùng kỳ năm ngoái.

    Đứng ở vị trí thứ 2 là Nhật Bản với kim ngạch đạt hơn 193 triệu USD, chiếm 6,9%, tăng 20,6%; kế đến thị trường Trung Quốc đạt 190,74 triệu USD, tăng 15,3%, chiếm 6,8%; Bỉ đạt 172 triệu USD tăng 24,8%, chiếm gần 6,2%...

    Hết quý I, hầu hết các thị trường xuất khẩu giày dép, nhất là các thị trường lớn đều có mức tăng trưởng so với cùng kỳ 2015.

    Các thị trượng bị sụt giảm chủ yếu rời các thị trường nhỏ như Braxin, Hungari, Tây Ban Nha… nên không ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng này.

    Với trị giá kim ngạch kể trên, giày dép là mặt hàng đứng thứ tư về xuất khẩu sau điện thoại; dệt may; máy móc thiết bị.


    Ngành thủy sản Trung Quốc loay hoay đối phó với nhân dân tệ tăng giá

    Ngày 22/4, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ ở mức 6,4898 nhân dân tệ đổi 1 USD, tương ứng mức giảm giá 15% so với phiên trước.

    Trong bối cảnh nội tệ tăng giá so với đồng USD, các nhà cung cấp thủy sản Trung Quốc chuyển hướng đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa. 

    Trong tháng 3/2016, tỷ giá đồng nhân dân tệ tăng 1,5% so với đồng USD. Xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc đã bị sụt giảm do sự tăng giá của đồng nhân dân tệ, nhưng ngược lại, nhập khẩu lại được lợi.

    Nhiều công ty thủy sản lớn của Trung Quốc đã ngừng việc mở rộng xuất khẩu và chủ yếu tập trung vào việc phát triển thị trường trong nước.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn