TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-09-2015

    Sản lượng xuất khẩu dầu thô tăng 3% trong nửa đầu tháng 9

    vinanet - so voi nua dau thang 8, luong dau tho xuat khau nua dau thang 9 tang 3%, gia tri xuat khau tang 8%. 

    Vinanet - So với nửa đầu tháng 8, lượng dầu thô xuất khẩu nửa đầu tháng 9 tăng 3%, giá trị xuất khẩu tăng 8%. 

     
    Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính từ đầu năm 2015 đến thời điểm ngày 15/9/2015, sản lượng dầu thô xuất khẩu đạt gần 6,54 triệu tấn. Theo đó, giá trị xuất khẩu đạt 2,847 tỷ USD.

    Riêng nửa đầu tháng 9, sản lượng dầu thô xuất khẩu là hơn 277 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô nửa đầu tháng 9 đạt 104,96 triệu USD. So với nửa đầu tháng 8, lượng dầu thô xuất khẩu nửa đầu tháng 9 tăng 3%, giá trị xuất khẩu tăng 8%. Nửa đầu tháng 8, lượng dầu thô xuất khẩu là 268,42 nghìn tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 97,3 triệu USD.

    Trước đó vài ngày, Tổng cục Hải quan cũng cho biết, giá dầu thô trong tháng 8 liên tục giảm đã kéo kim ngạch xuất khẩu 8 tháng/2015 giảm 2,6 tỷ USD so với 8 tháng/2014.

    Trong tháng 8, lượng xuất khẩu dầu thô là 823 nghìn  tấn, tăng 2,8% so với tháng trước. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này giảm 57 USD/tấn nên trị giá đạt gần 295 triệu USD, giảm 11,3%. Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Singapo, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia.
    Trong tháng 9, Việt Nam không nhập khẩu dầu thô. Tuy nhiên, tính từ thời điểm đầu năm 2015 đến nay, Việt Nam đã nhập tổng số 182.113 tấn dầu thô, tương đương với 83,377 triệu USD. 

    Năm 2016, xây nhà máy điện sinh khối tại Phú Yên

    mot nha may dien sinh khoi tai phan lan

    Một nhà máy điện sinh khối tại Phần Lan

     Theo kế hoạch, Nhà máy điện sinh khối dự kiến sẽ được xây tại Phú Yên từ năm 2016. Giai đoạn đầu, dự án có công suất 30 MW và sẽ vận hành trong giai đoạn 2016-2017. 

    Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung dự án Nhà máy điện sinh khối KCP Phú Yên, tổng công suất 60 MW vào Quy hoạch điện VII. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án có công suất 30 MW, vận hành trong giai đoạn 2016-2017. Giai đoạn 2 dự án công suất 30 MW, vận hành trong giai đoạn 2017-2018.

    Với dự án trên, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu chủ đầu tư làm rõ các vấn đề lưu ý của các Bộ, ngành và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình lập, phê duyệt dự án đầu tư theo quy định.
     
    Trên cơ sở đó, các đơn vị hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng dự án Nhà máy điện sinh khối KCP Phú Yên theo đúng các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường.
     
    Trong khi đó, UBND tỉnh Phú Yên sẽ chỉ đạo việc lập quy hoạch nguồn nhiên liệu, quy hoạch hạ tầng giao thông, quy hoạch đất để phát triển dự án.
     

    Dự án điện sinh khối là dự án nhà máy phát điện chủ yếu sử dụng năng lượng sinh khối để sản xuất điện. Năng lượng sinh khối sử dụng để sản xuất điện bao gồm: Phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm sản và các loại cây trồng khác có thể sử dụng làm nhiên liệu cho sản xuất điện.

    Điện sinh khối là việc sử dụng sinh khối để sản xuất điện năng. Đây là dạng năng lượng tái tạo và có trữ lượng không nhỏ nên được nhiều nước quan tâm đầu tư và phát triển.

     
    Trong tự nhiên, sinh khối bao gồm cây cối, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, hoặc là những bã nông nghiệp và lâm nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp, lá khô, vụn gỗ v.v...), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm...

     

     


    Tập đoàn Malaysia chuẩn bị triển khai dự án nhiệt điện ở Việt Nam

    tap doan malaysia chuan bi trien khai du an nhiet dien o viet nam

    Tập đoàn Malaysia chuẩn bị triển khai dự án nhiệt điện ở Việt Nam

     
    Tập đoàn Toyo Ink (Malaysia) đang trong giai đoạn hoàn tất bốn thỏa thuận cuối cùng trước khi bắt đầu thực hiện dự án nhiệt điện Sông Hậu 2 ở Việt Nam.

    Giám đốc điều hành Toyo Ink, ông Song Kok Cheong cho biết tập đoàn bắt đầu đa dạng hóa kinh doanh vào ngành điện khoảng tám năm trước đây và đã dành nhiều kinh phí để thực hiện nghiên cứu khả thi và nghiên cứu về dự án ở Việt Nam.

    Năm 2012, tập đoàn được Chính phủ Việt Nam chấp thuận cho đầu tư vào dự án nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất 2.000 MW, theo hình thức BOT (xây dựng, vận hành và chuyển giao) trong 25 năm, kể từ năm 2021.

    Hiện nay, Toyo Ink đang trong quá trình hoàn tất các thỏa thuận về thuê đất, cấp than, BOT và thỏa thuận nhà máy điện.

    Giám đốc Song hy vọng rằng sau 2-3 tháng, các cơ quan chức năng sẽ cấp giấy phép đầu tư, và tập đoàn sẽ bắt đầu dự án với các biện pháp đầu tư đặc biệt.

    Theo ông Song, Toyo Ink không có khả năng thực hiện dự án độc lập, do đó tập đoàn đã mời một số lãnh đạo chủ chốt của ngành năng lượng để thành lập liên doanh.

    Về tài chính, ông Song cho biết, khoảng 20% vốn đầu tư sẽ do quỹ của tập đoàn cung cấp và phần còn lại thông qua các khoản vay.

    Dự kiến, dự án ​​sẽ tạo ra doanh thu mỗi năm khoảng 970 triệu USD, bắt đầu từ năm 2021. Dự án có tổng số vốn đầu tư lên tới 3,5 tỷ USD./.


    Cả nước nhập siêu 4 tỷ USD từ đầu năm tới 15/9

    ca nuoc nhap sieu 4 ty usd tu dau nam toi 15/9

    Cả nước nhập siêu 4 tỷ USD từ đầu năm tới 15/9

     Chỉ tính riêng trong 15 ngày đầu của tháng 9/2015, Việt Nam đã nhập siêu 0,22 tỷ USD.

    Theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 9/2015, Việt Nam nhập khẩu 6,75 tỷ USD, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập 4,17 tỷ USD. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Việt Nam nhập khẩu ước đạt 116,99 tỷ USD. 

    Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều như xăng dầu các loại, hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, nguyên liệu dệt may da giày, vải các loại, sắt thép các loại, máy móc thiết bị, ô tô và phụ tùng ô tô...

    Trong đó, nhập khẩu máy móc và thiết bị dụng cụ nhiều nhất, ước đạt 19,6 tỷ USD từ đầu năm đến nay. Các mặt hàng tiếp theo như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu đạt 16,2 tỷ USD, vải các loại nhâp khẩu ước đạt 7 tỷ USD, sắt thép các loại nhập 5,4 tỷ USD, điện thoại và linh kiện đạt 7,6 tỷ USD, ô tô đạt 1,9 tỷ USD, chất dẻo nguyên liệu đạt hơn 4 tỷ USD, xăng dầu đạt 3,7 tỷ USD...

    Ở chiều ngược lại, nửa đầu tháng 9, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 6,53 tỷ USD, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu ước đạt 4,57 tỷ USD. Cộng dồn từ đầu năm đến nửa đầu tháng 9, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 112,99 tỷ USD.

    Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều từ đầu năm đến nay như thủy sản ước đạt 4,4 tỷ USD, gỗ và sản phẩm từ gỗ xuất khẩu ước đạt 4,5 tỷ USD, xuất khẩu dệt may ước đạt 15,8 tỷ USD, giày dép các loại xuất khẩu đạt 8,3 tỷ USD, máy vi tính và linh kiện điện tử xuất khẩu đạt 10,6 tỷ USD. Trong đó, điện thoại và linh kiện xuất khẩu đạt giá trị cao nhất: 21,5 tỷ USD...

     

    Như vậy, chỉ tính riêng trong 15 ngày đầu của tháng 9, Việt Nam đã nhập siêu 0,22 tỷ USD. Lũy kế từ đầu năm đến 15/9, Việt Nam nhập siêu 4 tỷ USD. Với con số này, nhập siêu Việt Nam đang ở mức 3,5% kim ngạch xuất khẩu, dưới mức 5% do Chính phủ đưa ra.


    Thêm 1 công ty tài chính sẽ biến mất

    them 1 cong ty tai chinh se bien mat

    Thêm 1 công ty tài chính sẽ biến mất

     Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1634/QĐ-TTg sáp nhập Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Cao su Việt Nam (Tài chính Cao su) vào Công ty Mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Tập đoàn Cao su VN).
    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Cao su VN và Tài chính Cao su có trách nhiệm thực hiện sáp nhập đúng trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành; lập hợp đồng sáp nhập; tiếp nhận - chuyển giao các tài sản, lao động hiện có tại Tài chính Cao su.

    Tập đoàn Cao su được kế thừa các nghĩa vụ, quyền và lợi ích từ Tài chính Cao su đã xác lập và còn tồn tại để tiếp tục xử lý thu hồi nợ và trả nợ, không thực hiện mới các chức năng liên quan đến hoạt động tín dụng như huy động vốn, cho vay và không nhận tiền gửi, thanh toán. Thời hạn để Tập đoàn Cao su thực hiện nghĩa vụ trả nợ và quyền thu hồi nợ sẽ chấm dứt khi Tập đoàn đã hoàn tất việc xử lý, thu hồi nợ và trả nợ theo phương án sáp nhập đã được phê duyệt.

    Ngân hàng nhà nước Việt Nam thu hồi giấy phép hoạt động của Tài chính Cao su ngay sau khi hoàn thành việc sáp nhập.

    Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có trách nhiệm thực hiện điều chỉnh, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn theo các nội dung nêu trên. Chấm dứt hoạt động đối với Công ty Tài chính TNHH một thành viên Cao su Việt Nam ngay sau khi thực hiện sáp nhập theo quy định hiện hành.

    Thời hạn hoàn thành công việc sáp nhập trước ngày 31/12/2015.

    Với việc sáp nhập Tài chính Cao su, hệ thống các công ty tài chính tiếp tục bị thu hẹp. Trước đó, các thương vụ sáp nhập chủ yếu theo hướng ngân hàng mua công ty tài chính như Techcombank mua Tài chính Hóa chất Việt Nam; HDBank mua Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF); VPBank mua Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam; Maritime Bank mua Công ty Tài chính cổ phần Dệt may. Sắp tới đây, SHB sẽ họp cổ đông thông qua việc mua lại công ty tài chính Vinaconex - Viettel và MB họp cổ đông thông qua việc mua lại tài chính Sông Đà.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn