TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-05-2016

    Nam Phi đã bán 10 triệu thùng dầu dự trữ trong tháng 12

    Nam Phi đã bán 10 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ chiến lược trong tháng 12 ở mức giá thị trường thấp, tuy nhiên họ vẫn có dự trữ 90 ngày.
    Tseliso Maqubela, giám đốc Quỹ năng lượng trung ương (CEF) cho biết Quỹ nhiên liệu chiến lược nhà nước (SFF) đã bán 10 triệu thùng dầu thô ở giá 28 USD/thùng cho một đơn vị của Glencore, Vital và Televeras.
    CEF cho biết Nam Phi đã có dự trữ chiến lược 90 ngày, bác bỏ môt tờ báo địa phương đưa tin rằng dự trữ chiến lược của nước này giảm xuống 300.000 thùng.
    Tiêu thụ dầu thô tại nền kinh tế phát triển nhất châu Phi này khoảng 400.000 thùng mỗi ngày. Maqubela trả lời Reuters rằng tình trạng quá trình bán hàng này là dầu thô sẽ không được xuất khẩu vì thế chính phủ xem như đó là một phần của dự trữ chiến lược. Có khoảng 40 triệu thùng dầu dự trữ tại các cơ sở dự trữ của Nam Phi tại Vịnh Saldanha phía bắc thành phố Cape Town, và mặc dù đó là của tư nhân nhưng chính phủ coi như là một phần của dự trữ chiến lược.
    Ông cho biết rằng ngay cả nếu 30 triệu thùng đã được xuất khẩu, còn 10 triệu thùng không thể được xuất khẩu sẽ đủ cho Nam Phi dùng trong hơn 20 ngày, là yêu cầu tối thiểu của chính phủ này.
    Dầu thô này đã được bán dưới giá thị trường vì nó có chất lượng xấu. Giá dầu thô Brent trong tháng 12, tháng đã bán dầu, có phạm vi từ 35,98 đến 44,82 USD/thùng, theo số liệu của Reuters.
    Tờ báo Business Day ngày hôm qua 26/5 cho biết sau khi bán 10 triệu thùng Nam Phi chỉ còn 300.000 thùng và việc bán dầu này thực hiện không có sự chấp thuận của Kho bạc Quốc gia. Nhưng CEF cho biết trong tuyên bố của mình rằng không có sự chấp thuận được yêu cầu từ Bộ trưởng Tài chính để bán hay luân phiên dự trữ nhiên liệu chiến lược.
    Phát ngôn viên của Kho bạc từ chối bình luận.

    Argentina tăng sản lượng dầu thô lên 653.000 thùng/ngày vào năm 2025

    Một quan chức Bộ Năng lượng cho biết Argentina có mục tiêu bỏ nhu cầu nhập khẩu dầu thô trong khi ngày càng tăng sản lượng dầu trong nước lên 653.000 thùng mỗi ngày trong năm 2025, tăng 23% so với năm 2015.
    Nước Nam Mỹ này đang thực hiện đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình sau khi trở thành nhà nhập khẩu ròng ba năm trước do sản lượng dầu thô và khí đốt giảm trong bối cảnh môi trường đầu tư thấp.
    Để đạt được điều đó, họ cần tăng sản lượng trong nước để cắt giảm nhập khẩu dầu thô và bắt đầu giảm chi phí mua khí tự nhiên hóa lỏng LNG hiện nay thực hiện thông qua các nhà thầu trên thị trường mở và từ nước láng giềng Chile.
    Daniel Redondo, vụ kế hoạch năng lượng từ Bộ Năng lượng cho biết “chúng tôi không tin tưởng vào tự túc. Chúng tôi tin cung cấp cho nhu cầu của đất nước”. “Tự túc sẽ hàm ý dư thừa để xuất khẩu và điều đó sẽ không sớm xảy ra”.
    Vào cuối năm 2015, kim ngạch nhập khẩu năng lượng của Argentina vượt qua xuất khẩu 6,5 tỷ USD.
    Bộ năng lượng dự kiến Argentina sẽ buộc phải tiếp tục nhập khẩu LNG trong ít nhất 5 năm nữa. Họ đã đề nghị mua 47 chuyến hàng từ đầu năm tới nay và có thể mua tới 80 chuyến hàng phụ thuộc vào nhu cầu.
    Nhưng những ưu đãi đưa ra cho các nhà sản xuất Argentine để cho phép họ bán dầu thô của họ trong nước với mức giá 55 tới 67,5 USD/thùng sẽ giúp giảm nhập khẩu dầu thô.
    Redondo cho biết ưu đãi này sẽ tồn tại cho đến khi giá dầu chuẩn quốc tế vượt qua 55 USD/thùng. Các công ty hoạt động tại Argentina, gồm công ty Pan American Energy, xem xét giá mua trong nước này đủ hấp dẫn.
    Các công ty lọc dầu đã nhập khẩu 2 triệu thùng dầu thô châu Phi trong năm nay với loại dầu thô nhẹ không phong phú tại Argentina, và họ có kế hoạch nhập khẩu ít nhất hơn 1 triệu thùng trong nửa cuối năm nay.
    Các cuộc đàm phán giữ nhà sản xuất và nhà máy lọc dầu được tổ chức dưới sự giám sát của Bộ Năng lượng, để đảm bảo tất cả dầu thô nhẹ sản xuất trong nước sẽ được xử lý trong nước này. Và các bộ phận chuyển đổi mới đang được lắp đặt tại các nhà máy lọc dầu địa phương để xử lý nhiều dầu thô nặng trong nước.
    Chính phủ mới của Tổng thống Mauricio Macri đang cố gắng thu hút vốn nước ngoài vào ngành dầu mỏ sau một thập kỷ đầu tư thấp và quốc hữu hóa nhà sản xuất chính của mình.
    Họ cũng muốn hạn chế mua dầu mỏ nước ngoài để nhập khẩu khí đốt từ Bolivia, đã được xem xét giá rẻ ở mức 3,2 USD mỗi triệu BTU và nhập khẩu dầu đốt cho mùa đông.
    Bộ Năng lượng ước tính rằng 50 tỷ USD sẽ là cần thiết cho đến năm 2025 để phát triển các dự án thăm dò, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, điện lực, gồm tăng thêm 200.000 thùng/ngày vào mạng lưới lọc dầu của nước này và các nhà máy nhiệt điện mới được đưa ra gần đây.
    Argentina trong tháng này đã nhận 60 kiến nghị từ các công ty quan tâm trong việc lắp đặt các nhà máy điện với công suất 6.000 MW so với 1.000 MW đưa ra ban đầu.

    Sản lượng quả vải có thể giảm khoảng 10% so với năm ngoái

    Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết Cục đã cấp được 29 mã số với khoảng 300ha cho vải, phần lớn ở Bắc Giang để phục vụ cho xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
    Công tác chuẩn bị xuất khẩu vải tương đối thuận lợi. Đặc biệt, rất nhiều doanh nghiệp đã đến tận các vùng trồng vải được cấp mã số để đặt hàng chuẩn bị cho công tác xuất khẩu mùa vải năm nay.
    Mặc dù vậy, ông Hoàng Trung cũng dự kiến năm nay, sản lượng vải sẽ giảm khoảng 10% so với năm ngoái.
    Theo ông Hoàng Trung, so với năm 2015, năm nay nhiều doanh nghiệp hướng tới thị trường Australia (thị trường này mất tới 10 năm đàm phán).
    Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng quan tâm xuất khẩu vải sang Mỹ, EU và cả Đông Nam Á.
    Mùa vải năm nay, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội đi vào hoạt động sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí rất nhiều. Chẳng hạn để xuất khẩu sang Australia, nếu chiếu xạ ở miền Bắc và xuất đi, riêng chi phí đã giảm được 16 triệu đồng/tấn.
    Cục Bảo vệ thực vật đang thúc đẩy các thủ tục để phía Australia công nhận Trung tâm chiếu xạ Hà Nội có thể xử lý quả tươi xuất khẩu tại phía Bắc.
    Về thị trường lớn nhất là Trung Quốc, năm 2015, kể cả sản phẩm vải khô và tươi, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này hơn 100.000 tấn, chiếm 50-60% tổng sản lượng vải xuất khẩu.
    Để đảm bảo vải được thông quan với thời gian ngắn nhất, ông Hoàng Trung cho biết, Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch thực vật ở Lào Cai và Lạng Sơn, tạo điều kiện tối đa thông quan, thậm chí khi vào vụ cao điểm có thể bố trí thêm cán bộ để không xảy ra tình trạng ách tắc 1 lô hàng nào.
    Về phía địa phương, các tỉnh đã chủ động tổ chức hội nghị xúc tiến quả vải. Cục Bảo vệ thực vật cũng như các tỉnh đã chủ động làm việc với cơ quan kiểm dịch Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi nhất, tránh trường hợp ùn tắc.
    Năm 2015 là năm đánh dấu hiệu quả trong hoạt động mở cửa thị trường xuất khẩu sản phẩm trái cây sang các thị trường khó tính. Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ hơn 3 tấn vải, 30 tấn đã được đưa sang thị trường Australia.

    Giá muối xu hướng giảm, tồn kho tăng tới 66%

    Lượng muối tồn chờ tiêu thụ trong vụ sản xuất thường lớn dẫn đến giá muối từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm.

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 20/5/2016, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.839 ha. Trong đó, diện tích sản xuất muối thủ công đạt 10.446 ha; diện tích sản xuất muối công nghiệp đạt 4.313 ha.

    Sản lượng muối 5 tháng đầu năm 2016 ước đạt 827.359 tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ 2015. Lượng muối tồn trong diêm dân và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến ước đạt 828.892 tấn, tăng 66% so với cùng kỳ 2015.
    Do đặc thù của sản xuất muối là sản xuất theo mùa vụ nên lượng muối tồn chờ tiêu thụ trong vụ sản xuất thường lớn dẫn đến giá muối từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm, nhất là tại khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, cụ thể: Miền Bắc từ 900 – 2.500 đ/kg; Miền Trung: muối thủ công từ 250 – 650 đ/kg, muối công nghiệp từ 500 – 700 đ/kg; Nam Bộ từ 300 – 700 đ/kg.

    Giá hoa quả tại ĐBSCL tăng do nắng nóng

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do ảnh hưởng của nắng hạn, xâm nhập mặn kéo dài làm cho năng suất và sản lượng trái cây ở các tỉnh ĐBSCL sụt giảm, đẩy giá lên cao.

    Từ đầu tháng 5 đến nay, thị trường trái cây ở ĐBSCL luôn giữ ổn định ở mức cao. Tại tỉnh Tiền Giang, những ngày này, xoài cát Hòa Lộc đang tăng giá. với giá khoảng 50.000 – 60.000 đ/kg nhưng không đủ hàng để đưa đi xuất khẩu sang Nhật.

    Tương tự, xoài cát Chu loại 1 được thương lái thu mua với giá bán buôn là 15.000 đ/kg, tăng khoảng 6.000 đ/kg so với thời điểm này năm ngoái.

    Tại Tiền Giang, thanh long ruột đỏ có giá 35.000 đ/kg, loại ruột trắng 17.000 đ/kg, tăng thêm 30% so với các tháng trước đó.

    Nắng nóng kéo dài khiến năng suất trái cây có múi giảm mạnh, đầy giá lên cao. Cụ thể, cam sành tại vườn lên trên 20.000 -31.000 đ/kg, cao hơn 7.000 -10.000 đ/kg so với đầu năm nhưng rất khan hàng; giá quýt đường tại Đồng Tháp thời điểm này cũng lên 35.000 - 45.000 đ/kg, tăng khoảng 8.000 đ/kg so với năm ngoái.

    Chanh tươi tại các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang… đang có giá là 15.000 -25.000 đ/kg (tùy loại). Tại tỉnh Bến Tre, bưởi da xanh được bán với giá khoảng từ 53.000-55.000 đ/kg, tăng 5.000 đ/kg so với tháng trước.

    Những ngày nắng nóng vừa qua tại tỉnh Bến Tre đã khiến thị trường dừa tăng mạnh, cung không đủ cầu nên một số nơi thương lái mua luôn cả dừa non (loại dừa lấy dầu) để bán.

    Cụ thể, hiện dừa uống các loại tại các cơ sở thu mua giá 60.000 - 70.000 đ/chục (12 quả), dừa xiêm xanh 90.000 - 100.000 đ/chục, dừa dứa 12.000 - 15.000 đ/trái.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn