TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-02-2016

    Bộ Tài chính trần tình vụ doanh nghiệp "làm 10 đồng, thuế ăn 4 đồng"

    bo tai chinh tran tinh vu doanh nghiep "lam 10 dong, thue an 4 dong"

    Bộ Tài chính trần tình vụ doanh nghiệp "làm 10 đồng, thuế ăn 4 đồng"

    Lên tiếng về dư luận gần đây cho rằng, doanh nghiệp làm 10 đồng, thuế "ăn" 4 đồng, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, việc gộp cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn để cho rằng thuế "ăn" là không chính xác.

    Dẫn lại thông tin trên báo chí cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang phải dành gần 40% lợi nhuận để nộp thuế, đại diện Bộ Tài chính cho hay, thực tế các khoản đóng góp được phía doanh nghiệp nêu bao gồm cả: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí công đoàn,...

    Các khoản đóng góp trên - theo lãnh đạo bộ - là không thuộc về khoản huy động tài chính của Nhà nước mà đây là các khoản đóng góp củangười lao động và người sử dụng lao động nhằm bảo đảm các chính sách an sinh cho bản thân người lao động.

    Bởi vậy, đại diện Bộ Tài chính khẳng định, việc gộp cả những khoản đóng góp này vào để cho rằng thuế "ăn" là không chính xác.

    Riêng với thuế, phí, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, để so sánh, các quốc gia thường sử dụng tiêu chí về tỷ lệ phần trăm giữa số huy động từ lĩnh vực trên với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

    "Theo số liệu thống kê thì tỷ trọng tổng số thu ngân sách Nhà nước trên GDP của Việt Nam giai đoạn năm 2011-2015 khoảng 23,3%, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí khoảng 20,9%," báo cáo của ngành tài chính nêu rõ.

    Không đánh giá đây là tỷ lệ cao hay thấp nhưng thông cáo của Bộ Tài chính có nêu lên tỷ trọng này ở các nước khác cùng giai đoạn trên như Thái Lan là 23%, Indonesia là 16,6%, Lào 23,4%, Malaysia là 24,5%, Ấn Độ là 19,5%...

    "Nếu loại trừ thu từ dầu thô thì tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí tính chung ở Việt Nam khoảng 17,2% GDP. Và nếu tiếp tục loại trừ thu từ tiền sử dụng đất thì tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí ở Việt Nam vào khoảng 15,6%," thống kê của Bộ Tài chính nêu.

    Cũng theo đại diện Bộ Tài chính, tỷ lệ động viên của các sắc thuế chính ở Việt Nam hiện đang ở "mức thấp và đang được điều chỉnh theo xu hướng giảm dần."

    Cụ thể, với thuế thu nhập doanh nghiệp, mức thuế suất phổ thông từ năm 2014 là 22% và từ 1/1/2016 xuống mức 20% và mức thuế suất ưu đãi là 10% và 17%.

    "Nếu so với mức bình quân chung của 83 nước trên thế giới là 27%; so với một số nước trong khu vực có mức thuế suất phổ thông 30% như Philippines, Thái Lan, Trung Quốc 25%, Malaysia 25% thì mức thuế suất phổ thông của Việt Nam được đánh giá là thấp," đại diện ngành tài chính đánh giá.

    Tương tự, với thuế giá trị gia tăng, hiện nay, mức thuế suất phổ thông ở Việt Nam là 10% (cùng với mức thuế suất 5% được áp dụng cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ). Trong khi ấy, theo thống kê về thuế suất thuế giá trị gia tăng của 112 nước trên thế giới thì có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25%, còn lại 24 nước phổ biến ở mức 10%,...

    Trước đó, trong báo cáo Doing Business được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, doanh nghiệp Việt Nam phải dành 39,4% lợi nhuận để nộp thuế và một số khoản chi trả khác. Theo cách tính của WB, các khoản được xem là thuế bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...

    Qua đó, một số ý kiến đã cho rằng, tỷ lệ trên vượt quá mức chịu đựng của doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và là một trong những nguyên nhân khiến số doanh nghiệp Việt Nam giải thể, dừng hoạt động tăng cao./.


    Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp

    dai ta duong van hiep, pho truong phong dau tranh an kinh te va tham nhung (c46).

    Đại tá Dương Văn Hiệp, Phó trưởng phòng đấu tranh án kinh tế và tham nhũng (C46).


    Theo đại tá Dương Văn Hiệp, Phó trưởng phòng đấu tranh án kinh tế và tham nhũng (C46), việc kinh doanh đa cấp đã phát triển tốt ở các nước tiên tiến vì nó cắt giảm được các khâu trung gian.

    Kinh doanh đa cấp cũng đóng góp 1 phần cho ngân sách nhà nước. Kinh doanh đa cấp hoạt động ở Việt Nam từ năm 2004, tới năm 2005, Chính phủ có Nghị định 110/2005 về hoạt động kinh doanh đa cấp. Việc đăng ký kinh doanh đa cấp, ban đầu ở các Sở Thương mại cấp phép. Năm 2014, Chính phủ có Nghị định 42/2014 chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh đa cấp, việc cấp phép thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương.

    Hiện kinh doanh đa cấp có 2 loại, 1 loại không và 1 loại là có giấy phép kinh doanh đa cấp nhưng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của người dân. Việc chiếm đoạt tài sản gây nhức nhối trong nhân dân đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

    Tháng 9/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Công Thương cùng các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình lợi dụng kinh doanh đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng cục Cảnh sát đã chỉ đạo các tỉnh nắm bắt tình hình kinh doanh đa cấp điều tra xử lý các trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi đề nghị Liên Kết Việt cung cấp tài liệu các đối tượng tỏ ra chống đối, cung cấp tài liệu nhỏ giọt, trì hoãn… Tuy nhiên chúng tôi đã thu thập đầy đủ tài liệu liên quan đến hoạt động lừa đảo của các đối tượng Cty Liên Kết Việt”, đại tá Hiệp nói.


    Vụ chiếm đoạt 420 tỷ: Đề nghị án chung thân cho một bị cáo

    cac bi cao tai toa. anh: tan chau

    Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Tân Châu


    15 giờ chiều nay (26/2), ngày xét xử thứ 2, phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.HCM vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” đã sang phần đề nghị án.

    Theo đại diện VKSND TP.HCM giữ quyền công tố tại phiên tòa, bị cáo Ngô Thanh Long do có ý định chiếm đoạt tài sản, vào năm 2008 đã chỉ đạo Lê Hiền Nhân là nhân viên của mình, chỉnh sửa sổ sách theo dõi hàng tồn kho, công nợ phải thu và điều chỉnh số liệu kế toán để kết quả kinh doanh năm 2007 của công ty Long Quân từ lỗ 18 tỷ đồng thành lãi hơn 2 tỷ đồng.

    Sau đó, Long lập hồ sơ vay vốn Vietcombank - Chi nhánh Cần Thơ 120 tỷ đồng, vay BIDV - Chi nhánh Cần Thơ 80 tỷ đồng. Trong quá trình vay vốn, mất khả năng chi trả dẫn đến Long chiếm đoạt của Vietcombank hơn 72 tỷ đồng và BIDV hơn 39 tỷ đồng.

    Nguyễn Thành Long còn lập hồ sơ mua bán giả tạo các căn hộ chung cư River Garden để thế chấp cho các ngân hàng. Cụ thể, công ty Long Quân được Techcombank - Chi nhánh TP.HCM cho vay 80 tỷ đồng. Trong quá trình vay, Long đã sử dụng 5 căn hộ River Garden mua bán giả tạo thế chấp cho ngân hàng, chiếm đoạt hơn 37,5 tỷ.

    Công ty Mê Kông 79 được Techcombank - Chi nhánh TP.HCM cho vay 80 tỷ đồng. Trong quá trình vay Long sử dụng 2 căn hộ River Garden mua bán giả tạo thế chấp cho ngân hàng, chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.

    Tương tự, công ty Mê Kông được Techcombank - Chi nhánh TP.HCM cho vay 80 tỷ đồng. Long đã dùng 18 bộ hồ sơ giả để thế chấp, chiếm đoạt gần 71 tỷ đồng.

    Tương tự, công ty Mê Kông được MSB chi nhánh Sài Gòn cho vay 60 tỷ, Long dùng 15 căn hộ River Garden mua bán giả tạo thế chấp cho ngân hàng, chiếm đoạt gần 44 tỷ đồng.

    Ngoài ra, Long còn cam kết cầm cố các lô thẻ cào để Techcombank – Chi nhánh TP.HCM cấp chứng thư bảo lãnh đối ứng giá trị 20 tỷ đồng cho công ty Mê Kông 79. Tuy nhiên, sau đó, Long không thực hiện việc cầm cố tài sản và chiếm đoạt 20 tỷ đồng.

    Cũng trong thời gian này, Long thực hiện hành vi gian dối trong việc hoán đổi thẻ cào cầm cố bảo đảm khoản vay của công ty Mê Kông và gian dối trong việc thực hiện hợp đồng ủy thác bán hàng cho công ty V.PIN để chiếm đoạt của Techcombank – Chi nhánh TP.HCM trên 108 tỷ đồng. Tổng cộng, Long đã chiếm đoạt của 4 ngân hàng gần 422 tỷ đồng.

    Hành vi của Ngô Thanh Long, theo VKS là đủ căn cứ tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và vị đại diện VKS tại tòa đã đề nghị HĐXX tuyên án tù chung thân.

    Đối với vị cáo Lê Hiền Nhân, VKS cáo buộc, bị cáo nói rằng không biết việc Ngô Thanh Vân lừa đảo chiếm đoạt, tuy nhiên hành vi của Vân chỉnh sửa hồ sơ, ‘làm đẹp’ sổ sách từ nợ thành lãi, rồi mang đến ngân hàng vay tiền… là hành vi sai trái, phạm tội đồng phạm giúp sức cho Long trong tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. VKS đề nghị tuyên 16-18 đối với Lê Hiền Nhân.

    3 bị cáo nguyên là cán bộ ngân hàng là Lê Duy Khương (36 tuổi, ngụ Q.3, nguyên Trưởng Phòng giao dịch Gò Vấp thuộc MSB Sài Gòn), Mã Quốc Phát (29 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, nguyên cán bộ tín dụng thuộc Phòng Giao dịch Gò Vấp ), Nguyễn Nam Huân (31 tuổi, ngụ Q.9, nguyên Chuyên viên Phòng Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp thuộc Techcombank – Chi nhánh TP.HCM ) bị VKS đề nghị từ 14-16 năm tù cho từng bị cáo với tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

    Ngay sau khi VKS nêu quan điểm buộc tội, Chủ tọa phiên tòa tiến hành cho các luật sư bảo vệ quyền lợi các bị cáo, tranh tụng công khai với đại diện VKS tại phiên tòa.


    Không những muốn giảm thuế, Hiệp hội Năng lượng đề xuất chỉ đạo Petrolimex mua xăng của Dung Quất

    vea kien nghi co chi dao tieu thu xang cho dung quat

    VEA kiến nghị có chỉ đạo tiêu thụ xăng cho Dung Quất

    Ngay sau khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ thì Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cũng có đơn kiến nghị cần có chỉ đạo trong việc tiêu thụ xăng cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

    Theo văn bản kiến nghị được VEA gửi lên Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành chức năng về việc tháo gỡ khó khăn cho PVN trong bối cảnhgiá dầu giảm sâu và ngành dầu khí đang chịu nhiều áp lực cắt giảm lao động và ổn định sản xuất.

    Cụ thể, VEA kiến nghị Thủ tướng xem xét giải quyết một cách có hiệu quả không chỉ là các biện pháp cấp bách trước mắt mà cần tính tới các yếu tố trung và dài hạn để cân đối tình hình tài chính cho PVN.

    Đặc biệt liên quan đến những khó khăn của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, VEA cho rằng Thông tư 20 của Bộ Tài chính về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018, các sản phẩm xăng của nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện đang áp dụng mức thuế nhập khẩu là 20%.

    Mức thuế suất này cao hơn mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với sản phẩm xăng nhập từ Hàn Quốc là 10% (tương đương 4,87USD/thùng tính theo giá trung bình tháng 1.2016 của sản phẩm xăng).

    VEA cho rằng việc chênh lệch thuế đối với mặt hàng xăng dầu đã gây khó khăn rất lớn đối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong việc tiêu thụ sản phẩm.

    Thực tế là ngay khi có thông tư trên thì Petrolimex đã đề nghị Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có phương án giảm giá xăng bán bổ sung và giá dài hạn cho 6 tháng cuối năm để ngang bằng với giá mặt hàng xăng nhập từ Hàn Quốc.

    “Xăng dầu hiện chiếm hơn 90% tổng sản lượng của toàn nhà máy lọc dầu Dung Quất, xăng, nên việc không tiêu thụ được sản phẩm xăng, dầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành an toàn của nhà máy và hiệu quả sản xuất kinh doanh” – VEA đánh giá.

    Do đó. VEA đề nghị Chính phủ và các bộ cho điều chỉnh lại thuế suất để giá xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ngang bằng với mặt hàng xăng nhập khẩu từ Hàn Quốc.

    Đồng thời, Chính phủ và các Bộ chỉ đạo các khách hàng đặc biệt khách hàng lớn là Petrolimex tiếp tục ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm xăng dầu với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong năm 2016 và các năm tiếp theo tùy tình hình biến động giá xăng dầu thế giới, nhà máy sẽ có biện pháp điều chỉnh giá phù hợp với giá thị trường để các khách hàng chấp nhận được.

    Ngoài ra, trên cơ sở xem xét các dự báo dài hạn về giá dầu, VEA đề nghị Thủ tướng và các bộ có cơ chế chính sách áp dụng cho PVN, tạo điều kiện để PVN thực hiện đầu tư và khai thác từng bước có hiệu quả các dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh năng lượng quốc gia.


    Vốn FDI rót vào Việt Năm tăng chóng mặt trong 2 tháng đầu năm

    Cả số dự án cấp mới và số vốn đăng ký đều có mức tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2015 theo Tổng cục Thống kê.

    Tính đến thời điểm 20/02/2016, đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút 291 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt trên 1,9 tỷ USD, tăng 96,6% về số dự án và tăng 167,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2015.

    Đồng thời có 137 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp bổ sung vốn với 898,3 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng 135% so với cùng kỳ năm trước.

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng đầu năm ước tính đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2015.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt 1995 triệu USD, chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký; ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 210,6 triệu USD, chiếm 7,5%; các ngành còn lại đạt 597,8 triệu USD, chiếm 21,3%.

    Cả nước có 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 2 tháng đầu năm. Trong đó Hà Nội có số vốn đăng ký lớn nhất với 242,4 triệu USD, chiếm 12,7% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Bắc Giang, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương…

    Trong số 31 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 435,2 triệu USD, chiếm 22,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản…


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn