TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-01-2018

    Doanh thu bán lẻ năm 2017 đạt gần 130 tỷ USD

    Đây là mức tăng trưởng khá cao so với những năm trước đó.

    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2017 ước tính đạt gần 130 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2016.

    Điều này cho thấy thị trường bán lẻ trong nước tiếp tục có xu hướng tăng trưởng ổn định và là thị trường tiềm năng cho các nhà bán lẻ nước ngoài.

    Theo thống kê, 3,9 triệu tỷ đồng là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2017.

    Con số này đã tăng 10,9% so với năm trước, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê. Trong đó, riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa cả năm đã đạt 2,9 triệu tỷ đồng, chiếm gần 75%.

    Doanh thu ban le nam 2017 dat gan 130 ty USD

     

    Bên cạnh đó, doanh thu du lịch lữ hành cũng đạt mức khá ấn tượng, với gần 36.000 tỷ đồng, trong đó khách quốc tế đến Việt Nam đạt con số kỷ lục.

     

    Kết quả năm 2017 cũng cho thấy ngành hàng tiêu dùng nhanh ở khu vực nông thôn ghi nhận mức tăng trưởng tới 7%, gấp đôi khu vực thành thị. Thậm chí, thị trường thôn quê trở thành thị trường chính của không ít các thương hiệu.

    Với ngành hàng bánh kẹo, trong khi khu vực thành thị một số nơi có mức tăng trưởng âm thì khu vực nông thôn lại có mức tăng 15%.

    Theo công ty nghiên cứu thị trường, khu vực nông thôn vẫn mang trong mình nhiều cơ hội mà các nhà sản xuất vẫn chưa khai thác hết. Nếu tận dụng được lợi thế của kênh bán hàng truyền thống và phát triển mạng lưới phân phối tốt sẽ có nhiều khả năng chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này. (NCĐT)
    ------------------------------------

    Dự trữ ngoại hối 52 tỉ USD: Cơ hội đầu tư nhiều hơn

    Sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố dự trữ ngoại hối đạt mức 52 tỉ USD, ông Trương Văn Phước - quyền chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - nhận định con số này hết sức ấn tượng, tạo niềm tin trong và ngoài nước, mở ra nhiều cơ hội khác.

     

    du tru ngoai hoi o muc ky luc, dat 52 ti usd cung voi chinh sach tien te hop ly da keo von ra khoi usd va vang, giup chung khoan cung bat dong san khoi sac - anh: d.p. - do hoa: v.c.

    Dự trữ ngoại hối ở mức kỷ lục, đạt 52 tỉ USD cùng với chính sách tiền tệ hợp lý đã kéo vốn ra khỏi USD và vàng, giúp chứng khoán cùng bất động sản khởi sắc - Ảnh: D.P. - Đồ họa: V.C.

     

    Con số 52 tỉ USD dự trữ ngoại hối này nói lên điều gì? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phước nói:

    - Nói một cách nôm na, dự trữ ngoại hối là lượng ngoại tệ mà một quốc gia nắm giữ để cung ứng cho khả năng chi trả quốc tế của quốc gia đó. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), dự trữ ngoại tệ của một quốc gia tương đương với 12 tuần nhập khẩu thì có thể xem quốc gia đó có đủ khả năng thanh toán quốc tế khá vững chắc. Năm 2017, chúng ta đã vượt ngưỡng yêu cầu này khi đạt 13 tuần nhập khẩu.

    Con số 52 tỉ USD đó tạo ra một niềm tin tăng cao không chỉ đối với thị trường trong nước, với những nhà đầu tư Việt Nam mà còn đối với thị trường nước ngoài và những nhà đầu tư quốc tế. Cùng với lạm phát thấp, tỉ giá hối đoái ổn định thông qua dự trữ ngoại hối cao là hai trong những chỉ báo quan trọng đối với ổn định kinh tế vĩ mô của một quốc gia.

    * Những nhân tố quan trọng nào làm cho dự trữ ngoại hối tăng cao như thế?

    - Về mặt bản chất, dự trữ ngoại hối phản ánh sự chuyển biến của cán cân thanh toán của một quốc gia, được cấu tạo bởi hai nhóm nhân tố cơ bản. Thứ nhất là cán cân vãng lai phản ánh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, nó còn ghi nhận việc chuyển tiền ngắn hạn ra vào đất nước, chẳng hạn như kiều hối chuyển về Việt Nam. Thứ hai là cán cân vốn phản ánh các dòng vốn trung và dài hạn của Việt Nam như vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, kể cả các khoản vay mượn của Việt Nam từ các nước trên thế giới.

    Trong năm 2017, cán cân vãng lai thặng dư khoảng 6 tỉ USD chủ yếu nhờ xuất khẩu tăng 21% giúp cho cán cân thương mại dôi dư gần 3 tỉ USD. Kiều hối từ nước ngoài chuyển về khá lớn với 8 tỉ USD. Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chuyển tiền để đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh còn nhà đầu tư gián tiếp chuyển tiền vào để mua trái phiếu, cổ phiếu làm cho thị trường chứng khoán tăng cao. Nhờ thế, cán cân thanh toán cân đối dương khá lớn, qua đó Ngân hàng Nhà nước mua được trên 12 tỉ USD để tăng dự trữ ngoại hối.

    * Trong năm 2017, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lên 3 lần, thông thường sẽ làm cho đồng USD tăng rất cao. Tại sao tỉ giá USD/VND chỉ tăng 1,3%?

    - Đúng là trong 2017, FED tăng lãi suất với mức tăng 0,75%, từ đó có nhiều dự báo cho rằng đồng USD sẽ tăng giá rất mạnh. Nhưng thực tế USD lại mất giá nặng nề. Tính bình quân so với các đồng tiền chủ yếu USD mất giá trên 7%. Vì sao?

    Các nhà phân tích quốc tế cho rằng có thể quan sát các chính sách của Mỹ thời Tổng thống Donald Trump khi ông nhậm chức vào tháng 1-2017: ông Donald Trump đang hiện thực hóa những lời cam kết trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ, trong đó có tuyên bố muốn USD yếu như là vũ khí cơ bản chấm dứt sự thiếu hụt trên cán cân thương mại. Đó là lý do khá thuyết phục khi giải thích sự suy yếu của đồng USD mặc dù lãi suất USD tăng cao.

    Trong xu thế đó, lẽ ra VND có thể lên giá so với USD. Nhưng để đảm bảo sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, trong bối cảnh lạm phát tuy thấp 3,53% thì việc điều hành tỉ giá để cho VND mất giá 1,3% so với USD là phù hợp trong năm 2017.

    giao dich usd tai eximbank (q.1, tp.hcm) - anh: duyen phan

    Giao dịch USD tại Eximbank (Q.1, TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

     

    * Ông dự báo gì về tỉ giá của đồng USD so với VND năm 2018?

    - Thông thường tỉ giá chịu tác động bởi hai nhóm nhân tố: bên trong và bên ngoài. Bên trong là do các yếu tố như lạm phát, cung cầu trên thị trường ngoại hối trong nước... Bên ngoài chủ yếu từ sự mạnh yếu của đồng USD trên thị trường ngoại hối quốc tế.

    Năm 2018, tôi nghĩ rằng lạm phát của Việt Nam cũng chỉ xoay quanh mức như năm 2017, còn thị trường ngoại hối cung vẫn sẽ vượt cầu vì niềm tin của thị trường tăng lên. Nhất là cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã có chiều hướng tích cực hơn nhiều với các dòng vốn ở bên ngoài chuyển vào để mua cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hóa. Đối với thị trường nước ngoài, dù cho có dự báo FED tăng lãi suất thêm 3 lần trong năm 2018 nhưng nhìn chung USD cũng không tăng giá nhiều, thậm chí còn mất giá so với những đồng tiền khác. Với nhận định như thế, tôi cho rằng VND có thể mất giá so với USD trong biên độ từ 1,5-2% là có thể chấp nhận được.(Tuoitre)
    -----------------------------

    Mỹ có thể trở thành 'vua dầu thô' trong năm 2018

    Hãng nghiên cứu Rystad Energy cho rằng Mỹ sẵn sàng tăng sản lượng dầu thô thêm 10% trong năm 2018, lên mức khoảng 11 triệu thùng mỗi ngày.

    Theo CNN, việc tăng sản lượng dầu đá phiến sẽ giúp Mỹ đẩy Nga và Ả Rập Xê Út rớt khỏi vị trí các nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới. Mỹ chưa từng là nước sản xuất dầu thô hàng đầu hay vượt được Nga và Ả Rập Xê Út kể từ năm 1975.

    Phó chủ tịch phụ trách các thị trường của Rystad, ông Nadia Martin Wiggen, cho hay thị trường đã thay đổi hoàn toàn vì dầu đá phiến của Mỹ. Dự báo của Rystad cho thấy cuộc cách mạng khoan dầu đá phiến đã biến Mỹ thành một cường quốc năng lượng ra sao.

    Đây là sự thay đổi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết tăng tốc bằng cách cắt giảm quy định. Nhờ thay đổi này, Mỹ ít phụ thuộc hơn vào dầu thô nước ngoài, kể cả dầu từ Trung Đông. Số dầu Mỹ nhập khẩu giảm 25% trong 9 năm qua, cùng lúc xuất khẩu tăng hơn gấp ba lần trong năm 2017, đạt mức cao mới sau khi lệnh cấm xuất khẩu dầu tồn tại 40 năm được dỡ bỏ vào năm 2015.

    Sản lượng dầu thô Mỹ có giảm nhưng không đáng kể sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) mở cuộc chiến giá cả vào cuối năm 2015 để giành lại thị phần. Nguồn cung ồ ạt khiến giá dầu hạ từ 100 USD/thùng xuống còn 26 USD/thùng.

    Giá rẻ buộc các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Texas, North Dakota và nhiều nơi khác phải điều chỉnh. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng trong nước đạt 8,55 triệu thùng/ngày trong tháng 9.2016, hạ 11% so với mức cao nhất trong tháng 4.2015.

    Dù vậy, ngành công nghiệp dầu thô phục hồi tốt trong năm 2017. Dầu đá phiến Mỹ quay lại vì giá dầu cao hơn và công nghệ mới giúp khoan dầu rẻ hơn, dễ dàng hơn. EIA mới đây dự báo sản lượng dầu thô Mỹ sẽ đạt trung bình 10 triệu thùng/ngày trong năm 2018, vượt kỷ lục lập được trước đó là 9,6 triệu thùng vào năm 1970.(Thanhnien)
    ---------------------------

    Lộ diện 4 nhóm hàng nhập khẩu 10 tỷ USD

    may tinh, dien thoai hay may moc thiet bi tiep tuc la nhung nhom hang nhap khau lon nhat ca nuoc trong nam 2017.nguon anh: quy hoa

    Máy tính, điện thoại hay máy móc thiết bị tiếp tục là những nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất cả nước trong năm 2017.Nguồn ảnh: Quý Hòa

    Tổng cục Hải quan công bố 4 nhóm hàng nhập khẩu 10 tỷ USD gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; điện thoại và linh kiện; vải…

    Đáng chú ý, vị trí các nhóm hàng có sự thay đổi khi máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng trở thành nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất cả nước. 

    Với tổng trị giá kim ngạch đạt gần 99 tỷ USD, 4 nhóm hàng kể trên chiếm gần 47% tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu cả nước trong năm 2017.

    Theo số liệu thống kê, máy tính, điện thoại hay máy móc thiết bị tiếp tục là những nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất cả nước trong năm 2017, trong đó những mặt hàng liên quan đến lĩnh vực điện tử (máy tính, điện thoại) có mức tăng trưởng ấn tượng nhất.

    So với năm 2016, số lượng nhóm hàng đạt trị giá 10 tỷ USD năm 2017 vẫn dừng ở con số 4 theo ước tính vừa được Tổng cục Hải quan công bố. 4 nhóm hàng nhập khẩu 10 tỷ USD gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; điện thoại và linh kiện; vải. Đáng chú ý, vị trí các nhóm hàng có sự thay đổi khi máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng trở thành nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất cả nước.

    Được biết, theo số liệu được công bố trước đó, trong 11 tháng từ đầu năm 2017, thâm hụt thương mại với các thị trường có sự chuyển dịch đáng chú ý, nhập siêu từ Trung Quốc giảm tới 15,3% so với cùng kỳ năm trước và từ Hàn Quốc lại tăng mạnh tới 55,8%. Kết quả, Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường có thâm hụt thương mại lớn nhất của Việt Nam với mức gần 29 tỉ USD, trong khi thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 21,6 tỉ USD.(NCĐT)

    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn