TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-03-2016

    Vốn thoái từ Trung Quốc chảy đi đâu?

    nhan dinh cua ngan hang thanh toan quoc te la tin tot cho kinh te trung quoc - anh: bloomberg

    Nhận định của Ngân hàng Thanh toán quốc tế là tin tốt cho kinh tế Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg

    Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho hay luồng vốn thoái lên cao của Trung Quốc có thể không phải là chuyện đáng lo.
    Theo CNBC, trong báo cáo của BIS, định chế tài chính hoạt động như một nhà băng dành cho các ngân hàng trung ương, cho trước đây một lượng lớn vốn đã được dùng để mua nhân dân tệ hải ngoại như một cách chơi với kỳ vọng nội tệ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng giá so với USD và Đại lục sẽ nâng lãi suất lên một chút trong thế giới mà nhiều ngân hàng trung ương đã tiến về mức dưới 0.
    Giờ đây, kỳ vọng đã chuyển sang hướng nhân dân tệ mất giá, khiến việc nắm giữ đồng tiền này ít hấp dẫn hơn. Trong khi các nhà phân tích dự đoán rằng giới đầu tư đã và đang bán tài sản của Trung Quốc và gửi tiền vào quỹ nước ngoài, báo cáo của BIS không quá đặt nặng chuyện vốn thoái.
    Tháng 12 năm ngoái, BIS cảnh báo rằng các thị trường mới nổi đang vay mượn quá nhiều và nhanh. Số vốn thoái khỏi Trung Quốc hồi quý 3/2015 là 175 tỉ USD và khoản tiền gửi nhân dân tệ giảm gần một nửa con số này.
    Tuy vậy, BIS cho rằng một phần vốn bị rút ra khỏi Trung Quốc từ giữa năm 2014 đến nay xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp nội địa thanh toán những khoản nợ bằng USD vì lo ngại USD tăng giá, không phải do nhà đầu tư bán tháo tài sản nhân dân tệ. Các công ty Trung Quốc trực tiếp trả 34 tỉ USD cho các ngân hàng nước ngoài và 7 tỉ USD cho các ngân hàng trong nước.
    Vốn thoái khỏi Trung Quốc có thể còn tăng lên thêm nữa. Số liệu quý 1/2016 cho thấy dòng vốn lớn hơn so với nửa cuối năm ngoái, theo BIS.
    Tuần trước, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa hạ xếp hạng của Trung Quốc từ “ổn định” xuống “tiêu cực” do gánh nặng nợ, dự trữ ngoại hối giảm cùng bất ổn về vấn đề cải cách kinh tế là các yếu tố đe dọa tăng trưởng.

    Bảng Anh giảm mạnh khi Thống đốc BOE cảnh báo rủi ro Brexit

    Đồng bảng Anh đã sụt giảm mạnh nhất trong gần hai tuần so với euro khi Thống đốc NHTW Anh (BOE) Mark Carney cảnh báo việc Anh rời khỏi EU sẽ làm tổn thương thị trường tài chính London và làm trầm trọng thêm nguy cơ đối với sự ổn định tài chính.

    anh minh hoa

    Ảnh minh họa

    Đồng bảng Anh cũng sụt giảm so với đồng USD, chấm dứt chuỗi ngày tăng giá dài nhất của đồng tiền này trong 8 tháng qua, khi Carney nói với các nhà lập pháp tại London rằng cuộc tranh luận về việc Anh rời khỏi EU khiến thị trường rúng động.

    Đặc biệt, nền công nghiệp tài chính có thể sẽ mất một số doanh nghiệp, kể cả những định chế tài chính lớn, nếu Anh bỏ khối thương mại lớn nhất thế giới. Một "Brexit" sẽ là một "nguy cơ đối với sự ổn định tài chính trong nước và nó có thể sẽ khuếch đại rủi ro vốn đã tồn tại từ trước", Carney nói.

    Nỗi lo về khả năng Brexit trong năm nay đã ám ảnh tâm trí các nhà đầu tư, khiến đồng nội tệ của xứ sở sương mù đã sụt giảm tới 3,6% so với đồng USD, trở thành đồng tiền mất giá lớn nhất, chỉ xếp sau đồng peso của Mexico, trong số 16 đồng tiền chủ chốt.

    Khủng hoảng kinh tế trong bối cảnh nước Anh sắp tiền hành một cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU càng khiến cho BOE có thêm cơ sở để tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục trong một thời gian dài nữa.Tuy nhiên, điều đó là lf một yếu tố tích cực đối với trái phiếu chính phủ.

    Đồng bảng Anh ddax giảm 0,6% xuống mức 77,66 pence ăn 1 euro vào lúc 4:42 giờ London, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 24/2. Đồng Bảng cũng giảm 0,4% xuống còn 1,4211 USD, đánh dấu sự suy giảm đầu tiên kể từ ngày 26/2. Trước đó, đồng bảng Anh đã có chuỗi 6 ngày tăng giá liên tiếp (tính đến ngày thứ Hai 8/3) so với USD, chuỗi tăng giá dài nhất kể từ ngày 19/6/2015.


    Áp dụng biện pháp tự vệ với phôi thép và thép dài

    Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế 23,3% cho phôi thép, 14,2% với thép dài.

    Biện pháp tự vệ tạm thời này được áp dụng kể từ ngày 7/3/2016 và có thời gian tối đa 200 ngày.

    Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 14296/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài do nhóm 4 công ty yêu cầu bao gồm: Công ty CP Thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Việt Ý.

    Sản phẩm được yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ là mặt hàng phôi thép và thép dài với mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.

    Nguyên nhân khiến 4 doanh nghiệp này đề nghị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ là bởi có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu của phôi thép và thép dài.

    Cụ thể, lượng phôi thép nhập khẩu đã tăng từ 466.817 tấn năm 2012 lên 1,502 triệu tấn vào năm 2015. Với thép dài, từ 387.470 tấn năm 2012 đã tăng lên 1,215 triệu tấn năm 2015.

    Trên cơ sở xem xét, nghiên cứu thông tin từ các Bản trả lời câu hỏi điều tra do các bên liên quan cung cấp, từ ngày 29 tháng 01 đến ngày 23 tháng 02 năm 2016, Cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự và hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước.

    Các biện pháp tự vệ không được áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ các nước kém phát triển nếu số lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó vào Việt Nam không vượt quá 3% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ và tổng lượng hàng hoá nhập khẩu các nước đó vào Việt Nam dưới 9% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ. 

    Ở phía phản đối một loạt doanh nghiệp sản xuất trong ngành thép gồm CTCP thép Pomina, Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel, Công ty TNHH Nasteel-Vina, Công ty sản xuất Thép Úc SSE, Công ty TNHH Thép Vinakyoei, CTCP thép Việt Đức, CTCP BCH đã cùng đề nghị không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép.

    Lý giải cho đề nghị này, các doanh nghiệp phản đối cho hay, lượng phôi thép nhập khẩu trong giai đoạn 2008 - 2010 còn lớn hơn rất nhiều so với con số 1,25 triệu tấn của năm 2015. Mặt khác, ngành thép cũng phải đối mặt với tình trạng dư thừa công suất từ thép xây dựng đến ống thép và phôi thép.

    Đáng lưu ý, điều khiến các doanh nghiệp ở phía phản đối băn khoăn là ai sẽ là người được hưởng lợi nếu áp dụng biện pháp tự vệ.

    “Thuế suất nhập khẩu phôi thép là 9% vào cuối năm 2015, nếu được tăng lên 45% sẽ khiến phôi thép trong nước tăng giá theo. Điều này khiến phần lớn các doanh nghiêp sản xuất thép sẽ phải phụ thuộc vào phôi thép của một vài công ty cung cấp ra thị trường”, đại diện các doanh nghiệp này nhận xét.

    “Tập đoàn Hoà Phát, một trong 4 doanh nghiệp đề nghị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, hiện đang chiếm 22% thị phần của toàn ngành không hề gặp khó khăn, thua lỗ trong sản xuất thép. Ngược lại, lãi rất cao và tăng trưởng đều hàng năm. Như vậy, nếu áp dụng biện pháp tự vệ sẽ chỉ làm lợi cho một vài doanh nghiệp lớn, đại gia thép, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các công ty thép”, phía các doanh nghiệp phải đối cho biết thêm.


    Đa cấp Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới, trong đó 80% đang bán thực phẩm chức năng!

    da cap viet nam phat trien nhanh nhat the gioi, trong do 80% dang ban thuc pham chuc nang!

    Đa cấp Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới, trong đó 80% đang bán thực phẩm chức năng!

    Tốc độ tăng trưởng mạng lưới bán hàng đa cấp ở Việt Nam cao nhất thế giới, chính xác là tăng trưởng 49%/năm. Cao hơn cả Trung Quốc là 41% một năm, theo Báo cáo của Hiệp Hội Đa Cấp Thế Giới năm 2014.

    Trên thế giới, bán hàng đa cấp xuất hiện vào khoảng thập niên 70 của thế kỷ trước. Đến năm 1998, mô hình kinh doanh này mới có mặt tại Việt Nam.

    Mặc dù khá mới mẻ song theo Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của đa cấp "chóng mặt".

    Cụ thể, số lượng người đã tham gia bán hàng đa cấp đến nay khoảng 1,2 triệu người. Trong khi con số này năm 2006 chỉ là 235.000 người.

    Theo Hiệp hội Đa cấp, số hội viên tham gia lên tới 100 đơn vị. Tuy nhiên, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương - cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp, thống kê số lượng đơn vị đăng ký mới chỉ là 65.

    Các mặt hàng kinh doanh của các công ty đa cấp đã phát triển rất rộng, có trên 7.000 mặt hàng, từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng, hàng thời trang, dụng cụ thể thao, vật lý trị liệu... Trong đó, có đến 80% doanh nghiệp đa cấp bán thực phẩm chức năng.

    Về doanh thu, chỉ trong vòng 8 năm, doanh thu lĩnh vực này tăng 10 lần. Từ 614 tỷ đồng năm 2006 lên đạt 6.447 tỷ đồng năm 2013 (hơn 322 triệu đô la). Riêng 6 tháng đầu năm 2015, tổng doanh thu của ngành là 3.200 tỷ đồng.

    Nếu như trước đây, đối tượng chủ yếu của giới bán hàng đa cấp là những người nghèo, tham gia để mong được đổi đời thì đến nay, những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp còn có trí thức, giáo viên, công nhân...

    Với tốc độ tăng trưởng như vũ bão, 5-10 năm tới, đa cấp tại Việt Nam sẽ như thế nào?

    Ông Cao Thành Tâm, Sáng lập Học viện huấn luyện lãnh đạo và nhà kinh doanh theo mạng chuyên nghiệp cho rằng: "Không biết đa cấp Việt Nam sẽ như thế nào trong 10 năm tới".

    Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng, gần đây khi mà các phương tiện truyền thông nói rất nhiều về đa cấp, những nhà lãnh đạo và những người có kinh nghiệm thành công hiểu rõ, đây chính là cơ hội tốt khi mà cái bệnh xấu của lĩnh vực đa cấp đang được chữa trị.

    "Nghĩa là khi mà truyền thông nói rất nhiều về một vài công ty tiêu cực thì một số công ty chân chính tạm thời gặp khó khăn nhưng tôi rất tin tưởng chỉ sau 1-2 năm nữa thị trường đa cấp Việt Nam sẽ tốt hơn, khỏe hơn rất nhiều", vị này khẳng định trên một trang mạng chuyên về bán hàng đa cấp.

    Ông Tâm dẫn chứng: Theo báo cáo của Hiệp hội Đa cấp Thế giới năm 2014, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh doanh đa cấp cao nhất thế giới, chính xác là tăng trưởng 49%/năm.

    Trong khi Trung Quốc đang vươn lên như một cường quốc kinh tế trên phạm vi toàn cầu, tốc độ tăng trưởng doanh thu kinh doanh đa cấp tại Trung Quốc là 41%/năm, thấp hơn VN.

    Theo vị này, năm 2013, doanh thu đa cấp Việt Nam là 386 triệu đô la; doanh thu Thái Lan là 3,039 tỷ đô la; Malaysia 4,659 tỷ đô la.

    Nếu với tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là 49%/năm như hiện nay cho đến 2020, tức là 5 năm nữa thì:

    - Năm 2020 Việt Nam sẽ gần bằng doanh thu của Thái Lan, dân số Thái Lan bằng khoảng 2/3 Việt Nam.

    - Năm 2020 Việt Nam sẽ bằng 2/3 doanh thu Malaysia hiện nay, dân số Malaysia chỉ bằng 1/3 Việt Nam.

    Bên cạnh đó, Việt Nam nằm ở khu vực Châu Á, có tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn nhất toàn cầu. Cụ thể, năm 2013, doanh thu đa cấp toàn cầu đạt 178 tỷ đô la. Trong đó, khu vực Mỹ chiếm doanh thu hơn 68 tỷ đô la; Châu Âu 31 tỷ đô la; Châu Á cao nhất hơn 77 tỷ đô la.

    " Khi tìm hiểu về thị trường các nước gần với chúng ta như Thái Lan hay Malaysia hay Nhật bản thì 10 năm đầu tiên hầu như mọi người cũng rất dị ứng và không chấp nhận bán hàng đa cấp tại đất nước của họ.

    Một thị trường có hàng tỷ đô la doanh thu như Thái Lan và Malaysia là một bài học cho Việt Nam của chúng ta", ông Tâm khẳng định.


    Không còn “ồ ạt” sắm ô tô, lượng xe tiêu thụ giảm mạnh gần 50%

    Doanh số bán hàng toàn thị trường chỉ đạt 11.718 xe, giảm tới 49% so với tháng 1/2015 theo báo cáo mới nhất được Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố.

    Như vậy, VAMA cho biết so với tháng 2/2015 thì doanh số bán hàng toàn thị trường giảm 5%.

    Trong số hơn 11.500 xe được tiêu thụ trong tháng 2/2016, có 6.446 xe du lịch; 4.599 xe thương mại và 673 xe chuyên dụng.

    Mức doanh số chung của thị trường giảm đã kéo theo mức giảm của từng loại xe. Cụ thể, xe du lịch giảm 54%; xe thương mại giảm 44% và xe chuyên dụng giảm 21% so với tháng trước

    Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 9.243 xe, giảm 46% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 2.475 xe, giảm 57% so với tháng trước.

    Như vậy, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 1/2016 tăng 8% so với cùng kì năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do xe thương mại tăng 50% và xe chuyên dụng tăng 27% so với cùng kì năm ngoái, cho dù xe du lịch giảm 9%.

    Tính chung tháng 2/2016, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 24% trong khi xe nhập khẩu giảm 24% so với cùng kì năm ngoái


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn