TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-07-2016

    Nhật Bản dự định triển khai gói kích thích kinh tế 97 tỷ USD

    Niềm tin của các hộ gia đình ở Nhật Bản đã xấu đi và tỷ lệ hộ gia đình dự đoán lạm phát sẽ tăng đã xuống tới mức thấp nhất kể từ khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) thông qua chương trình kích cầu quy mô lớn – còn gọi là nới lỏng định lượng và định tính (QQE) - vào năm 2013

    Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu hàng quý của BoJ, tỷ lệ hộ gia đình ở Nhật Bản tin rằng giá cả trong nước tăng so với cùng kỳ năm 2015 là 72,4% trong tháng 6/2016, giảm từ mức 75,7% trong tháng 3/2016.
     
    Đây cũng là quý giảm thứ tư liên tiếp và ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2012, trước khi BoJ thông qua chương trình kích cầu năm 2013.
     
    Ngoài ra, tỷ lệ hộ gia đình ở Nhật Bản đặt niềm tin vào năng lực điều hành và chính sách của BoJ cũng rơi xuống mức thấp nhất trong bảy năm qua, với hơn 50% số người trả lời hoài nghi rằng liệu cơ quan này có hoạt động độc lập và không bị chính phủ can thiệp.
     
    Kết quả nghiên cứu trên cũng nhấn mạnh những thách thức mà BoJ đang đối mặt trong nỗ lực thúc đẩy niềm tin của dư luận về việc giá cả sẽ tăng trong thời gian tới với kế hoạch in tiền quy mô lớn.
     
    Trước tình hình trên, Chính phủ Nhật Bản dự định lên kế hoạch triển khai gói kích thích hậu bầu cử với giá trị có thể lên tới 10.000 tỷ yen (97 tỷ USD).
     
    Thủ tướng Abe đã từ chối thông tin chi tiết về quy mô gói hỗ trợ, trong khi các nhà kinh tế lo ngại chính phủ có thể sẽ lựa chọn các dự án cơ sở hạ tầng tốn kém thay vì triển khai các cải cách cơ cấu chặt chẽ hơn .
     
    Chính phủ Nhật Bản có thể đệ trình một kế hoạch ngân sách bổ sung tại phiên họp bất thường của Quốc hội Nhật Bản dự kiến diễn ra vào mùa Thu tới. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản có thể cũng xem xét phát hành thêm trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho các dự án tài chính trong bối cảng ngân sách thiếu hụt.
     
    Dù cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã giành được chiến thắng quan trọng trong cuộc bầu cử Thượng viện cuối tuần trước song đồng yen mạnh đang đe dọa các chính sách kích cầu kinh tế của Nhật Bản do làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu và doanh nghiệp có nhiều hoạt động tại nước ngoài.

    Cuối tháng 6/2016, đồng yen đã tăng lên 99 yen/USD, mức cao nhất trong 2 năm rưỡi qua, tăng hơn 20% từ mức "đáy" 125 yen/USD được ghi nhận vào tháng 8/2015.(VN+)


    Giá sữa toàn cầu tiếp tục giảm

     Giá sữa toàn cầu giảm trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7/2016 do nhu cầu yếu. 

    Trong phiên giao dịch hôm thứ ba (5/7), chỉ số giá sữa GDT gồm sữa và sản phẩm sữa, các hợp đồng kỳ hạn đều giảm 0,4%, giá bình quân đạt 2.345 USD/tấn. Tổng cộng có 32.500 tấn sữa đã được giao dịch trong phiên đấu giá, tăng 40,8% so với phiên trước đó.

    Sữa bột nguyên kem được giao dịch với khối lượng lớn, giá đạt mức 2.062 USD/Tấn, giảm 1,6% so với phiên trước.

    Theo nhà phân tích Susan Kylsby của AgriHQ, nhu cầu đối với sữa bột nguyên kem vẫn chưa được cải thiện bởi hầu hết người mua có khả năng nắm giữ cổ phiếu, nhu cầu đã đáp ứng, bởi vậy chỉ có một số ít mua ngay lúc này.

    Sự suy giảm của giá sẽ làm những người nông dân New Zealand thất vọng, đa số  họ đã ở dưới mức hòa vốn.

    Gần đây, sữa đã trở thành một ngành kinh tế trụ cột của quốc gia này, chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra hơn 7% tổng sản phẩm nội địa của New Zealand. Nhưng giá sữa đã giảm mạnh từ  mức cao kỷ lục năm 2013, do nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm và tình trạng dư cung toàn cầu.

    Các phiên đấu giá sữa thương mại toàn cầu được tổ chức 2 lần/tháng, phiên tới đây dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 19/7 và được tổ chức bởi Tập đoàn Fonterra do Giám đốc kinh doanh quốc tế CRA điều hành.

    Thành viên tham gia bao gồm: Fonterra, Amul, Arla Foods, Arla Foods Ingredients, DairyAmerica, Euroserum và Murray Goulburn. Sản phẩm giao dịch trong phiên đấu giá gồm sữa bột nguyên kem, sữa bột tách kem, bơ, phomat và các sản phẩm khác.


    Tồn trữ xăng của Mỹ bất ngờ tăng hạn chế lợi nhuận của nhà máy lọc dầu

    Tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ bất ngờ tăng trong tuần trước, hạn chế lợi nhuận cho các nhà máy lọc dầu trong mùa đi lại nhiều, một thời điểm khi họ thường thấy lợi nhuận và nhu cầu tốt.
    Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ EIA gần hai tháng trong đầu mùa hè khi người Mỹ được dự kiến đi lại với mức độ kỷ lục, khoảng 1,2 triệu thùng xăng đã đổ bổ vào các kho chứa trong tuần trước,.
    Điều đó gây sốc trên thị trường dầu mỏ sau khi giới phân tích dự báo giảm 432.000 thùng. Đây là tuần tăng thứ 4 kể từ cuối tháng 5, khi mùa hè chính thức bắt đầu và gây tồn kho vào thời điểm này trong năm lên mức cao nhất trong ít nhất 25 năm.
    Tồn kho sản phẩm chưng cất, gồm dầu diesel và dầu sưởi, tăng 4,1 triệu thùng, đây là mức tăng lớn nhất kể từ đầu tháng 1, vượt qua dự đoán tăng 256.000 thùng. Chênh lệch giữa giá dầu diesel và dầu thô, một thước đo lợi nhuận lọc dầu thô thành nhiên liệu diesel, chạm mức thấp hai tháng 13,08 USD/thùng. Các lợi nhuận khác của nhà máy lọc dầu cũng thoái lui.
    Dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ giảm 2,05 USD xuống 44,75 USD/thùng và việc dư thừa nguồn cung sản phẩm có thể thậm chí gây áp lực lên giá.
    Tồn kho dầu diesel tăng vẽ lên một bức tranh ảm đảm về nhu cầu cuối năm nay khi kết hợp cả nhu cầu chậm lại tại châu Âu và tồn kho của Trung Quốc ngày càng tăng. Dầu diesel thường thống trị các thị trường sản phẩm trong mùa thu khi mọi người bắt đầu sưởi ấm.
    Trong ba tháng qua, EIA đã giảm triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu thô năm 2016, mới đây nhất họ đã giảm xuống 160.000 thùng/ngày.
    Phil Verleger, một nhà kinh tế dầu mỏ kỳ cựu và tư vấn độc lập cho biết “tăng trưởng và nhu cầu là ít hơn những gì đã dự kiến”. “Tôi nghĩ rằng mọi người đã quá vui mừng về tăng trưởng nhu cầu trong tháng 5 bởi vì họ thấy số liệu nhu cầu đã bị phóng đại, vì thế họ tiếp tục sản xuất xăng và các nhà nhập khẩu đã lên kế hoạch vận chuyển tới đây, và bảo hiểm, và hiện nay xăng tăng và có rất ít tài xế mua”.
    Nguồn cung xăng dư thừa để lại từ một mùa đông ấm được đặc biệt chú ý trên bờ đông của Mỹ nơi tồn trữ trên mức trung bình 5 năm, và có rất ít cơ hội để xuất khẩu sản phẩm dư thừa.
    Tại các khu vực khác đặc biệt Gulf Coast, sản phẩm dư thừa có thể được xuất khẩu trong những tuần tới.(Vinanet)

    Giá nguyên liệu sản xuất phân bón tại châu Á giảm

    Giá nguyên liệu sản xuất phân bón tại châu Á giảm

    Vinanet - Tại châu Á, thị trường nguyên liệu sản xuất trong ngành hóa chất phân bón trì trệ do các cơ sở sản xuất ngày càng nhiều dẫn đến dư thừa, trong khi nhu cầu yếu bởi thời tiết xấu.

    Ammonia – nguyên liệu loại phân bón phổ biến nhất, chiếm 80-90% thị trường phân bón, giá hiện đạt mức 370 USD/tấn, giảm 50% so với mức cao nhất hồi tháng 10/2012.  Trong tháng 2/2016, giá đã giảm xuống còn 360 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ mùa hè năm 2010. Giá hồi phục đạt mức 390 USD/tấn trong tháng 4 nhưng sau đó đã giảm trở lại. 

    Sulfur (lưu huỳnh) giá khoảng  70 USD – 90 USD/tấn, giảm 60% so với năm trước.

     

    Ure và Amoni sulfat, cả hai đều được sử dụng phổ biến trong sản xuất phân bón, giá lần lượt 210 USD/tấn và 120 -130 USD/tấn. Cả hai đều giảm 15% so với năm ngoái.

     

    Một trong những nguyên nhân làm giá nguyên liệu sản xuất phân bón giảm, do nguồn cung của các nguyên vật liệu  sản xuất gia tăng làm tăng xây dựng các cơ sở sản xuất trên toàn thế giới. Giá ngũ cốc tăng mạnh trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thu hút đầu tư mạnh mẽ vào ngành sản xuất phân bón. 

    Trong khi đó, thời tiết xấu đã khiến nhu cầu sử dụng phân bón chậm chạp. Tại Việt Nam mùa mưa đến muộn, báo hiệu cho thấy việc gieo trồng lúa đã chậm lại. Nhu cầu sử dụng phân bón  đang phục hồi ở Ấn Độ với bắt đầu của mùa mưa, nhưng theo một số nhà quan sát cho rằng chính phủ sẽ cắt giảm trợ cấp phân bón do các nền kinh tế tăng trưởng chậm.

    Giá suy yếu tại Châu Á có thể ảnh hưởng đến giá phân bón tại Nhật Bản. Các công ty phân bón lo ngại rằng sự kỳ vọng giá rẻ hơn bởi sự suy giảm trên thị trường thế giới có thể gây ra người tiêu dùng trong nước trì hoãn việc mua.

    Giá phân bón trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017  đang được đàm phán giữa các nhà sản xuất Nhật Bản và Liên đoàn quốc gia của  Hiệp hội Hợp tác xã nông nghiệp, hoặc Zen-Noh. Đàm phán sẽ diễn ra từ tháng 6 – tháng 10 dẫn đến giá thành sản phẩm giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước, lần đầu tiên sụt giảm 2 con số trong 6 năm.


    IEA tăng dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2016

    Ngày 13/7, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định nhu cầu dầu mỏ cao hơn dự báo sẽ hỗ trợ giá dầu trong suốt năm 2016 này, bất chấp các nguồn cung vẫn ở mức cao đang tiếp tục gây áp lực khiến giá "vàng đen" đi xuống.
    Trong báo cáo hằng tháng, IEA cho biết nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ đạt mức 96,1 triệu thùng/ngày trong năm nay, tức tăng 1,4 triệu thùng/ngày - cao hơn mức dự báo hồi tháng trước (tăng 1,3 triệu thùng/ngày).
     
    Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng thêm 1,3 triệu thùng/ngày lên mức 97,4 triệu thùng/ngày trong năm 2017, phần lớn nhờ nhu cầu tăng từ các nước không phải là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) như Ấn Độ và Trung Quốc.
     
    IEA cũng cho rằng tình trạng dư cung ở mức rất cao đang là mối đe dọa đối với sự ổn định của giá "vàng đen" hiện nay. Hồi tháng trước, IEA đã cảnh báo rằng việc giá dầu mỏ tăng đáng kể là khó có thể xảy ra do nguồn cung dư thừa quá lớn. Tuy nhiên, IEA cũng lưu ý giá dầu thô đã đạt mức đỉnh trên 52 USD/thùng hồi đầu tháng 6 vừa qua, thay vì dao động ở mức 45-50 USD/thùng.
     
    Trước đó, trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 12/7, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên mức 94,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, tức tăng thêm 1,2 triệu thùng/ngày, trước khi đạt một mức tăng tương tự lên 95,3 triệu thùng/ngày trong năm sau. Ngay sau đó, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới cùng ngày đã đảo chiều tăng mạnh từ mức thấp nhất trong hai tháng qua.
     

    Chốt phiên trên sàn giao dịch New York , Mỹ, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2016 tăng 2,04 USD lên 46,80 USD/thùng. Trên sàn giao dịch London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9/2016 chốt phiên ở mức 48,47 USD/thùng, tăng 2,22 USD so với mức đóng cửa phiên trước.(VITIC)


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn