TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-10-2015

    Bộ Tài chính từ chối giảm thuế cho ngân hàng sau sáp nhập

    Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng việc miễn, giảm thuế không phù hợp với luật cũng như thông lệ quốc tế, trong khi các ngân hàng lập luận yêu cầu đưa ra đều dựa trên Quyết định của Chính phủ.

    Quan điểm được cơ quan quản lý đưa ra sau một loạt đề xuất về miễn, giảm thuế từ các ngân hàng tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống, mua lại, nhận sáp nhập một số tổ chức tín dụng khác.Trao đổi với VnExpress, Thứ trưởng Bộ Tài chính - Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định sẽ không có chuyện ưu đãi thuế cho các trường hợp nêu trên. Theo ông, không có lý do gì để miễn thuế cho các đối tượng này bởi luật pháp Việt Nam hiện hành lẫn thông lệ quốc tế đều không cho phép. "Mua bán, sáp nhập là nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Có chăng với trường hợp, ngân hàng bán tài sản đảm bảo là nợ xấu nhưng âm hoặc hòa vốn thì sẽ không thu thuế với hoạt động này", ông Tuấn nói.

    shb va cac ngan hang deu xin uu dai thue khi nhan sap nhap to chuc tin dung khac.

    SHB và các ngân hàng đều xin ưu đãi thuế khi nhận sáp nhập tổ chức tín dụng khác.

    Trước đó, tại cuộc họp cổ đông xin sáp nhập Công ty tài chính Vinaconex Viettel (VVF), Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) đã nhắc tới một loạt những đề xuất nhằm được miễn, giảm thuế thu nhập trong 5 năm sau khi đón nhận đơn vị có nhiều vấn đề về sức khỏe tài chính này. Không chỉ vậy, nhà băng này còn đặt lại vấn đề được giảm toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp của SHB trong năm 2013-2015, 3 năm sau khi đứng ra cáng đáng ngân hàng Habubank trên bờ vực phá sản.

    Tương tự, câu chuyện xin ưu đãi thuế cũng được Ngân hàng Quân đội (MB) nhắc tới trong cuộc họp xin ý kiến cổ đông để nhận sáp nhập Công ty tài chính Sông Đà (SDFC) vừa qua. Ngoài việc muốn miễn, giảm thuế 5 năm đầu cho công ty tài chính sau sáp nhập, MB còn muốn ngân hàng mẹ được giảm 20% thuế thu nhập trong 3 năm đầu. Ước tính, nếu được chấp nhận, hai ngân hàng này có thể tiết kiệm được gần 2.000 tỷ đồng tiền thuế phải nộp.

    Trước đó, hầu hết các ngân hàng tham gia vào cuộc tái cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống các tổ chức tín dụng qua hình thức mua bán, hợp nhất, sáp nhập cũng đều nêu một loạt những ưu đãi về thuế (chủ yếu là miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp) trong đề án của mình. Như Công ty tài chính PVFC, khi hợp nhất với Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) để tạo thành PVcomBank như hiện nay cũng yêu cầu miễn thuế thu nhập trong 3 năm sau khi hợp nhất và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo để giúp ngân hàng hợp nhất tích lũy vốn sau khi tái cơ cấu.

    Giải thích cho các đòi hỏi này, các ngân hàng lập luận rằng mình đủ cơ sở cho việc ưu đãi thuế khi dẫn lại Quyết định 254 phê duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng của Thủ tướng. Cụ thể, khoản 2 Điều 2 của Quyết định có nêu, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách, quy định về miễn, giảm thuế, phí liên quan đến mua bán nợ xấu và các tài sản bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng được cơ cấu lại; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức tín dụng sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập, hợp nhất; miễn, giảm thuế, phí hợp lý đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.

    Chủ tịch Hội đồng quản trị của một trong các ngân hàng trên cho biết các đề xuất nêu trong Đề án này hầu hết đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, nội dung miễn, giảm thuế sẽ do cơ quan thuế, Chính phủ và Quốc hội quyết định.

    Trong khi đó, tại kỳ họp Quốc hội lần này, Chính phủ vừa trình đề xuất xóa nợ thuế cho một số doanh nghiệp Nhà nước nhằm thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Ban đầu, cơ quan soạn thảo tham mưu cho Chính phủ là Bộ Tài chính đề xuất đưa vào sửa đổi thành Luật nhưng sau khi lấy ý kiến đã quyết định chỉ đề xuất đưa vào Nghị quyết của Quốc hội. Đại diện Vụ Chính sách Thuế Bộ Tài chính cho biết ước tính khoảng 1.300 tỷ đồng sẽ được xóa nợ thuế theo diện này.


    Tỷ phú Đan Mạch nhượng quyền thương hiệu nội thất cho đối tác Việt

    ty phu dan mach nhuong quyen thuong hieu noi that cho doi tac viet

    Tỷ phú Đan Mạch nhượng quyền thương hiệu nội thất cho đối tác Việt

    JYSK- hãng nội thất thuộc quyền sở hữu của người giàu thứ ba Đan Mạch vừa thông qua thỏa thuận nhượng quyền với một doanh nghiệp Việt Nam.
    Hai cửa hàng đầu tiên của JYSK sẽ được khai trương vào ngày 28/10 và 27/11, đánh dấu cho quyết định khám phá thị trường Việt Nam của nhãn hiệu này.

    JYSK được thành lập năm 1979, là tập đoàn nội thất toàn cầu có mặt ở hơn 39 quốc gia với trên 2.200 cửa hàng, doanh thu hằng năm đạt 2,8 tỷ euro. Người sáng lập ra JYSK là ông Lars Larsen, vốn là một thực tập sinh tại một cửa hàng nhỏ nhưng từ tay trắng đã gây dựng nên một đế chế nội thất ở châu Âu.

    Ông hiện sở hữu khối tài sản trị giá 4,2 tỷ USD, được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu thứ ba Đan Mạch và thứ 435 thế giới.

    Không tiết lộ giá trị của thương vụ nhượng quyền, song trao đổi với VnExpress, ông Đoàn Hồng Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị NeatClean (đối tác nhận nhượng quyền) cho hay công ty đã xây dựng ba kịch bản kinh doanh và tự tin có thể thành công với hợp đồng này. Theo tính toán, chi phí đầu tư cho một cửa hàng đồ nội thất bình quân khoảng một triệu USD, bao gồm tiền hoàn thiện cửa hàng, giá trị các đồ đạc trưng bày. 

    "Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thị trường bán lẻ hấp dẫn, được xếp thứ 28 trong danh sách các quốc gia có chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu hấp dẫn nhất năm 2014. Chúng tôi nhắm đối tượng khách hàng trung lưu và dự kiến mở thêm từ 10-20 cửa hàng trong vòng 5 năm tới", ông Hải thông tin.

    Ông Bo Monsted - phụ trách thương mại của Đại sứ quán Đan Mạch tại chia sẻ, với việc hiệp định thương mại với EU có hiệu lực trong thời gian tới, người dân Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với đồ nội thất chất lượng cao của khu vực này, trong khi giá cả lại dễ chấp nhận hơn.

    Tồn kho bất động sản giảm hơn 3.000 tỷ sau một tháng

    Nếu so với đầu năm 2013, giá trị hàng tồn kho đã giảm hơn một nửa, theo thống kê của Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản.

    Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết tính đến ngày 20/10, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 56.286 tỷ đồng. So với đầu năm 2013, con số này đã giảm hơn 72.000 tỷ đồng, tương đương giảm 56%. Còn so với một tháng trước, giá trị tồn kho giảm 3.109 tỷ đồng.

    Cơ quan này cũng cho biết, qua số liệu cập nhật báo cáo của các chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội, trong tháng 10 có khoảng 1.650 giao dịch thành công, tăng khoảng 3% so với tháng trước và 32% so với cùng kỳ 2014.

    Trong khi đó, tại thị trường TP HCM từ đầu tháng có khoảng 1.600 giao dịch thành công, tăng 3% so với tháng trước và gần 2 lần so với cùng kỳ. Đặc biệt, tại phân khúc đất nền, biệt thự, nhà liền kề giao dịch tăng trưởng khá. Giao dịch thành công tập trung tại các dự án ở quận 9, quận 2 và quận Thủ Đức, nơi có vị trí thuận tiện, kết nối giao thông tốt. 


    FPT đạt doanh thu 1,3 tỷ USD sau 9 tháng

    Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.270 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ.

    heo tin từ Công ty cổ phần FPT (Mã CK: FPT), 9 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất đạt 29.257 tỷ đồng (tương ứng 1,3 tỷ USD), tăng 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.969 tỷ đồng, tăng 8%.

    Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.270 tỷ đồng, trong khi lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 3.202 đồng, đều tăng 8% so với cùng kỳ.

    Khối công nghệ ghi nhận doanh thu 5.737 tỷ đồng, tăng 30% và lợi nhuận trước thuế đạt 600 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. 

    Khối viễn thông cũng tăng trưởng 12% về doanh thu và 7% về lợi nhuận, đạt tương ứng 3.975 tỷ và 815 tỷ đồng. 

    Kênh phân phối - bán lẻ các sản phẩm công nghệ mang lại hơn 19.000 tỷ đồng doanh thu cho FPT, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận từ mảng này đạt 500 tỷ đồng, tăng 19%, riêng lợi nhuận mảng bán lẻ tăng tới 255%.

    Năm 2015, FPT dự kiến chạm mốc 250 cửa hàng trên toàn quốc và sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2016, trong bối cảnh chuỗi bán lẻ hiện chỉ chiếm 23% thị phần máy tính xách tay và 65% thị phần điện thoại di động.

    Hoạt động toàn cầu hóa  tiếp tục duy trì kết quả khả quan với doanh thu từ thị trường nước ngoài sau 9 tháng tăng 36%, đạt 3.409 tỷ đồng, tương đương 156 triệu USD. 


    Đề xuất mở rộng dòng xe được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt

    Ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống, có dung tích xilanh 1-1,5 lít dự kiến được giảm thuế về 20%, thay vì mức 25% như phương án trước đó.

    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Tờ trình sửa đổi, bổ sung một số điều luật Thuế, được Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tại Quốc hội sáng nay (27/10).

    thue tieu thu dac biet voi xe co dong co tu 1,5 lit tro xuong du kien duoc giam tu 45% ve 20%.

    Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe có động cơ từ 1,5 lít trở xuống dự kiến được giảm từ 45% về 20%.

    Tờ trình Chính phủ cho biết, hiện mức thuế tiêu thụ đặc biệt các dòng xe có dung tích xi lanh dưới 2 lít và 9 chỗ ngồi trở xuống ở Việt Nam là 45%, cao hơn so với mức trung bình của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ này ở Indonesia, Singapore chỉ 20%. Trong khi Thái Lan, Campuchia là 30%. Do đó, Chính phủ cho rằng việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt vừa để kích cầu với dòng xe dung tích nhỏ, cũng như phù hợp với lộ trình giảm thuế tại các hiệp định thương mại tự do.

    Trên cơ sở đó, Chính phủ đề xuất đối với xe dưới 9 chỗ ngồi, dung tích đến 1.500 cm3 sẽ giảm từ 45% xuống còn 20% từ năm 2019. Đây là điểm mới so với phương án được Bộ Tài chính công bố cách đây một tuần. Theo đó, chỉ những xe có dung tích dưới một lít mới được hưởng thuế suất này, trong khi loại 1-1,5 lít chỉ được điều chỉnh về mức 25%.

    Đối với dòng xe dung tích 1,5-2 lít, mức giảm được giữ nguyên từ 45% về 30%, trong khi xe 2-2,5 lít chịu thuế 50% như hiện hành. Riêng loại 2,5-3 lít phải nâng từ 55% lên 60% và thuế có thể lên tới 150% với các loại xe có động cơ lớn hơn.

    Tại buổi thảo luận, đa số ý kiến tại Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhất trí với đề xuất nêu trên. Tuy nhiên, vẫn còn quan điểm lo ngại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi chưa có hiệu lực thi hành (1/1/2016) mà Chính phủ tiếp tục đề nghị sửa đổi là chưa thực sự hợp lý, dẫn đến thiếu ổn định trong chính sách và thu ngân sách. Theo nghị trình, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 25/11.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn