Phiên tòa chiều 21/7: Nguyễn Quốc Viễn khai muốn làm hành chính nhưng bị làm Trưởng Ban kiểm soát
Tòa hỏi Nguyễn Quốc Viễn
Hội đồng xét xử: Bị cáo nghe rõ cáo trạng chưa, giống bản bị cáo được nhận không?
Nguyễn Quốc Viễn: giống ạ
Hội đồng xét xử: Thế các phần liên quan bị cáo đúng không?
Nguyễn Quốc Viễn: Dạ không ạ.
Hội đồng xét xử: Những điểm nào không đúng?
-Về corebanking
-Về cho vay vốn
-Về thuê đất
-Về phát hành trái phiếu
Từ 7/2/2013 làm Trưởng ban kiểm soát VNCB khi Phạm Công Danh chính thức nắm quyền tại VNCB.
Hội đồng xét xử: Thế trưởng ban kiểm soát phải làm gì? Kiểm soát các việc làm của VNCB đúng không?
Nguyễn Quốc Viễn: Đúng
Hội đồng xét xử: Thế mọi hành vi trên đều liên quan
Nguyễn Quốc Viễn: Có nhiều cuộc họp bị cáo được họp, một số không. Vụ CoreBanking có họp, vụ cho vay 4.700 tỷ có họp. Bị cáo không được họp việc thuê đất, trái phiếu.
Hội đồng xét xử: Đáng lẽ bị cáo phải họp chứ. Bị cáo có bản phân công công việc không?
Nguyễn Quốc Viễn: Bị cáo không có bản phân công công việc. Chỉ làm theo điều lệ của ban kiểm soát.
Hội đồng xét xử: Đường đường là trưởng ban kiểm soát, sao bị cáo lại không biết và làm việc như vậy?
Nguyễn Quốc Viễn: Bị cáo không muốn làm trưởng ban kiểm soát
Hội đồng xét xử: Không muốn sao lại làm? Nhận làm rồi thì bị cáo phải có trách nhiệm chứ. Thế bị cáo muốn làm gì?
Nguyễn Quốc Viễn: Bị cáo muốn làm phòng hành chính tổng hợp nhưng phải làm trưởng ban kiểm soát.
Bị cáo biết rõ việc vay tiền để mua cổ phần tăng vốn là sai đúng không?
Dạ đúng ạ. Nhưng lúc đó áp lực cao…
Áp lực gì?
Áp lực tăng vốn điều lệ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Áp lực từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Làm gì có. Việc tăng vốn phải có luật cụ thể, đâu thể như thế?
Bị cáo xin nói về CoreBanking. Lúc đó bị cáo đã có ý kiến thắc mắc, phản đối việc CoreBanking nhưng HĐQT mới là bên quyết định.
16:1921/07/2016
Tòa hỏi Mai Hữu Khương
Khương nói: Bị cáo xin nhận tội 2 tội nhưng một số hành vi xin Hội đồng xét xử xem xét.
Thế vụ CoreBanking bị cáo có vai trò gì?
Bị cáo được anh Danh cho đọc hợp đồng giữa VNCB và An Phát.
Tại thời điểm ký hợp đồng thì bị cáo làm gì mà không biết?
Bị cáo lúc đó là HĐQT và không trực tiếp.
Bị cáo có biết khoản trên 5 tỷ thì phải qua tổ giám sát?
Bị cáo biết
Bị cáo soạn hợp đồng
Tới lúc nào tiền ra khỏi ngân hàng?
Bị cáo làm theo chỉ đạo, không nắm rõ. Bị cáo là HĐQT VNCB nhưng không trực tiếp điều hành. Bị cáo làm việc tại Tập đoàn Thiên Thanh.
Về việc thuê mặt bằng 268 Tô Hiến Thành thì bị cáo soạn biên bản họp. Biên bản là hợp thức hóa, không họp. Bị cáo không làm gì khác. Khi soạn văn bản thì bị cáo không biết đã trình qua Tổ giám sát, không biết hành vi chuyển tiền này dù nó là khoản trên 5 tỷ.
Hội đồng xét xử: Vai trò của bị cáo với các giao dịch liên quan Quỹ Lộc Việt?
Bị cáo được giao hoàn thành hồ sơ.
Bị cáo chưa bao giờ có nghiệp vụ phát hành trái phiếu?
Trong quá trình làm việc thì VNCB có bản xây dựng công việc cho từng người không?Không…
Hội đồng xét xử: Có chứ!
Hội đồng xét xử: Thế lương và các khoản được trả ra sao?
Mai Hữu Khương: Tại Tập đoàn Thiên Thanh được trả 20 triệu. Không có cổ phần. Bị cáo có đứng tên gửi tiền OceanBank.
Hội đồng xét xử: Thế Phạm Công Danh mượn tên để gửi tiền sang Oceanbank bị cáo biết không?
Không
Mục đích sử dụng tài khoản chung (Mai Hữu Khương, Phan Thanh Tùng….) làm gì?
3 người đứng tên để kiểm soát lẫn nhau trong quá trình làm việc và anh Danh không có thời gian.
Bị cáo được hưởng lợi gì trong các việc này?
Không.
Trước khi về Tập đoàn Thiên Thanh thì bị cáo làm ở đâu?
Ở HDBank và …
15:2321/07/2016
Phan Thành Mai: Tôi không quên gương mặt băn khoăn của anh Lê Công Thảo
Khi ký hợp đồng thực hiện CoreBanking có kiểm tra công ty của Phạm Việt Thép có chức năng liên quan CoreBanking không?
Có. Bị cáo biết công ty của anh Phạm Việt Thép chỉ là đầu mối.
Bao giờ thì bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hiện?
Các tổ làm đi, bị cáo dùng uy tín của mình để nhờ những người khác triển khai, ký, ứng tiền. Anh Lê Công Thảo (nguyên Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin của VNCB) cũng không biết gì nội dung liên quan CoreBanking nhưng bị cáo lấy uy tín cá nhân và quyền cấp trên. Anh Thảo cũng rất băn khoăn và chần chừ rất lâu nhưng bị cáo bảo sẽ chịu trách nhiệm. "Bị cáo không bao giờ quên được khuôn mặt băn khoăn của anh Lê Công Thảo khi ký".
Nếu Lê Công Thảo không ký thì sao?
Thì sẽ không rút được tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, không qua mắt được Tổ giám sát.
Tuy băn khoăn nhưng Lê Công Thảo cũng đặt bút ký. Lê Công Thảo có biết được tình trạng khó khăn của Ngân hàng không?
Có biết sơ sơ. Bị cáo nghĩ toàn ngân hàng biết. Phòng Công nghệ thông tin tổng hợp lại làm đề án CoreBanking theo chỉ đạo của bị cáo. Đề án chỉ để hợp thức hóa.
15:0721/07/2016
TrustBank hút khách gửi tiền bằng cách chi trả ngay lãi ngoài
Phan Thành Mai trả lời tòa về việc thu hút khách gửi tiền: Đại Tín (TrustBank) phải có bộ phận chăm sóc khách hàng, thỏa thuận miệng chăm sóc khách hàng. Trả ngay tức thì ngay sau khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Khi khách hàng chuyển tiền vào hệ thống thì giám đốc chi nhánh phải chi ngay bằng tiền, không giấy tờ cho khách. Đây là cách thu hút khách.
Có kéo được khách không?
Có. Khá nhiều người gửi.
Khi bước chân sang Đại Tín thì cái sốc nhất là Đại Tín không có tiền, thế nhưng ông Phạm Công Danh lại trả cho bị cáo 3,2 tỷ đồng tiền đề án. Bị cáo có đặt câu hỏi không?
Theo bị cáo nghĩ thì tiền từ Tập đoàn Thiên Thanh.
Bị cáo có biết tình hình Tập đoàn Thiên Thanh không?
Bị cáo có được biết sơ bộ còn con số cụ thể thì không được biết.
Bị cáo có biết trong đề án tái cơ cấu có phần nâng cấp CoreBanking không?
Có. Bị cáo biết tình trạng trước đó hệ thống công nghệ thông tin rất kém. Khách hàng gửi tiền từ chi nhánh thì hội sở không nhìn thấy được….Ngay từ khi về thì việc đầu tiên của bị cáo là làm việc về hệ thống công nghệ thông tin.
tất cả những việc liên quan đến việc này được triển khai dần nhưng vấn đề lớn vẫn chưa giải quyết được.
Cái sốc lớn nhất của bị cáo là chi phí chăm sóc khách hàng quá lớn mà không có tiền. Vậy, Đại Tín đã làm gì để chăm sóc?
Sau một thời gian đầu anh Danh bỏ tiền túi để duy trì thì không còn đủ tiền nữa. Tiền ngoài không thể đủ để chăm sóc được. Vì thế, tìm mọi cách để có tiền.
Các giải pháp là gì?
Khi anh Danh không thể chi được nữa. Cần phải rút tiền từ ngân hàng ra. Lúc đó bị cáo nghĩ cách mượn tiền từ ngân hàng ra để cứu thanh khoản tạm thời. Bị cáo biết không thể rút ra dễ dàng nên nghĩ rằng lấy các khoản từ đề án cơ cấu để mượn tạm tiền.
Bị cáo biết rằng muốn rút được quá 5 tỷ thì phải qua tổ giám sát nên không thể tự rút được. Bị cáo phải thông qua đề án nâng cấp CoreBanking.
Để thực hiện việc này thì còn những ai phải biết?
Anh Danh cũng biết việc này muốn thực hiện được phải có ít nhất một số người nữa biết.
Cụ thể là ai?
Có Nguyễn Quốc Viễn, Mai Hữu Khương, anh Tùng…
14:4121/07/2016
Phan Thành Mai được Phạm Công Danh nhờ viết đề án tái cấu trúc TrustBank
Chiều ngày 21/7, Phiên tòa xét xử vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm làm thất thoát nghìn tỷ tại ngân hàng VNCB tiếp tục.
Tòa hỏi Bị cáo Phan Thành Mai: Bị cáo Mai cho biết đã nghe rõ bản cáo trạng tại phiên tòa, xác nhận giống bản đã được nhận. Viện kiểm soát đã truy tố bị cáo 2 tội nhưng với tội cố ý làm trái thì với khoản tiền cho vay 5.490 tỷ bị cáo xin phép được giải thích thêm.
Bị cáo nói:
Bị cáo cho rằng hành vi 5.490 tỷ của nhóm Trần Qúy Thanh thì bị cáo ký sau khi các khoản này đã được giải ngân. Bị cáo xin phép được trình bày từng hành vi về tổng thể.
Bị cáo trước khi về làm ở VNCB thì làm tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam. Bị cáo làm ở đó từ tháng 7/2011 và chính thức chuyển sang VNCB từ 7/12/2013.
trước khi làm Hiệp hội BĐS thì bị cáo có làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân: Bị cáo về VN từ 2000 và sau đó làm phó giám đốc công ty giải pháp tài chính, sau đó làm VPBank.
Trước đấy, bị cáo học tại CH Liên Bang Đức về Kiến trúc và Kinh doanh. Bị cáo biết Phạm Công Danh từ cuối 2011 trong hoàn cảnh Tập đoàn Thiên Thanh là một trong những doanh nghiệp thuộc hiệp hội BĐS.
Ngoài quan hệ công việc tại Hiệp hội BĐS thì bị cáo có liên quan gì với Phạm Công Danh?
Có. Phạm Công Danh có nhờ bị cáo viết đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín. Lúc đó Phạm Công Danh đang có ý định đàm phán mua cổ phần nhóm Phú Mỹ.
Bị cáo có hỏi kỹ Phạm Công Danh về việc tái cơ cấu không?
Phạm Công Danh có đưa ra các ý tưởng liên kết các doanh nghiệp ngành xây dựng và lập ra ngân hàng phục vụ cho các doanh nghiệp ngành xây dựng. Vì thế, bị cáo tâm huyết với đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại tín
Bị cáo có hỏi vì sao Đại Tín phải cơ cấu không?
Có. Lúc đó có mấy điểm chính là chính sách tái cơ cấu của NH yếu trong hệ thống ngân hàng của Nhà nước.
Viết đề án tái cơ cấu bao lâu?
Viết từ năm 2012 đến tháng 5/2013 mới hoàn chỉnh (1 năm 2 tháng).
Lúc viết thì Phạm Công Danh có cho bị cáo biết tình trạng của Đại tín không?
Bị cáo có biết thời điểm đó lỗ lũy kế khoảng 6 nghìn tỷ, vốn chủ sở hữu thực âm khoảng hơn 2 nghìn tỷ; tổng dư nợ từ dân khoảng 11 nghìn tỷ và nợ chưa phải nợ nhóm 5 cao, khoảng 6 tháng thì sẽ không có khả năng trả nợ.
Bị cáo dựa trên cơ sở nào để cơ cấu khi mà ngân hàng thua lỗ lớn như thế?
Bị cáo tính toán xây dựng dựa trên mong muốn tăng trưởng tín dụng 10.000 tỷ mỗi năm. Bị cáo dự kiến dựa trên mức tăng trưởng từ ngành vật liệu xây dựng. Ngoài ra, anh Danh còn có ý tưởng xây dựng sàn vật liệu xây dựng và ý tưởng liên kết 4 nhà gồm nhà đầu tư, ngân hàng….để tăng trưởng tín dụng để lấp dần lỗ lũy kế.
Bài toán về vật liệu xây dựng không đủ để vực dậy được VNCB nên giải pháp tiếp được đưa ra là tăng vốn điều lệ.
Theo Trí thức trẻ