TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

HSBC dự báo thâm hụt ngân sách 6,6% GDP, nợ công 64,5% GDP trong 2016

    Biên độ dao động chính sách tài chính bị thu hẹp

    Trong báo cáo Triển vọng kinh tế Việt Nam tháng 6/2016, HSBC nhận định biên độ giao động cho chính sách tài chính đang bị giới hạn.

     qua trinh phat trien cua can can ngan sach o viet nam (bao gom cac khoan chi ngoai ngan sach) qua cac nam.

     Quá trình phát triển của cán cân ngân sách ở Việt Nam (bao gồm các khoản chi ngoài ngân sách) qua các năm.

     

    Thâm hụt trong năm 2010 và 2011 vẫn nằm trong vòng kiểm soát, nhưng lại bị nới rộng đáng kể trong năm 2012. Từ đó, thâm hụt ngân sách vẫn tăng cao và ước tính đạt mức 6% trên GDP vào năm 2015.

     
    ngan sach cua viet nam suy giam co the bat nguon tu viec loi nhuan giam deu (mac du tinh trang thieu kiem soat chi tieu cung la mot van de).

    Ngân sách của Việt Nam suy giảm có thể bắt nguồn từ việc lợi nhuận giảm đều (mặc dù tình trạng thiếu kiểm soát chi tiêu cũng là một vấn đề).

     

    Lợi nhuận tài chính suy giảm vì hai nguyên nhân chính: Doanh thu dầu mỏ nhà nước giảm, do giá cả hàng hóa toàn cầu sụt giảm mạnh và doanh thu thuế các ngành không thuộc dầu mỏ cũng đi xuống.

    Doanh thu dầu mỏ chiếm 4,3% GDP năm 2012 nhưng HSBC ước tính con số này đã hạ xuống mức 1,5% GDP trong năm 2015 dựa trên chuyển biến giá cả hàng hóa.

    nguoc lai, doanh thu tai chinh tu cac nganh ngoai dau mo (chu yeu la thue) lai tang manh trong nhung nam gan day, mac du xu huong nay cung dang cham lai.

    Ngược lại, doanh thu tài chính từ các ngành ngoài dầu mỏ (chủ yếu là thuế) lại tăng mạnh trong những năm gần đây, mặc dù xu hướng này cũng đang chậm lại.

    ba nguon thu thue chinh tai viet nam: thue thu nhap doanh nghiep, thue gia tri gia tang va thue quan.

    Ba nguồn thu thuế chính tại Việt Nam: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế quan.

     

    Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), xét về hiệu suất thu thuế, Việt Nam đang trội hơn các nước trong khu vực nhưng cơ sở này lại đang dần mai một.

    Ví dụ, tỷ lệ thuế doanh nghiệp tiêu chuẩn đã giảm từ 25% xuống còn 22% vào tháng 1/2014 và nằm ở mức 20% vào ngày 1/1/2016.

    Hơn nữa, vùng kinh tế đặc biệt và một số lĩnh vực ưu tiên cao được áp dụng mức thuế ưu đãi như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, công nghệ cao, phát triển hạ tầng, phần mềm. Trong khi đó, doanh thu thuế quan vẫn chịu áp lực, do Việt Nam đang tham gia ngày một nhiều các hiệp định thương mại tự do.

    Thiếu nỗ lực mở rộng cơ sở thuế và cải thiện hiệu quả thu thuế, doanh thu tài chính từ các ngành không phải dầu mỏ sẽ tiếp tục chịu áp lực trong những năm kế tiếp.

    Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, đến năm 2018, Việt Nam sẽ phải cắt giảm các mức thuế suất xuống 0% cho các đối tác thương mại ASEAN ở hầu hết mọi dòng thuế hiện nay.

    Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng yêu cầu Việt Nam gỡ bỏ hầu hết hàng rào thuế quan đối với các đối tác thương mại TPP trong vòng mười năm tới (tuy triển vọng phê chuẩn TPP vẫn chưa chắc chắn do thái độ tranh luận tại Mỹ).

    Trong khi đó, doanh thu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng sẽ là thách thức ảnh hưởng đến yếu tố cạnh tranh. Vào năm 2015, thu nhập không chịu thuế gia tăng góp phần làm giảm doanh thu từ thuế. Nhưng xu hướng này không có khả năng sẽ kéo dài.

    HSBC dự đoán thâm hụt ngân sách tiếp tục được nới rộng trong năm 2016, đạt mức 6,6% GDP.

    Thâm hụt ngân sách 6,6% GDP, nợ công 64,5% GDP

    Thâm hụt ngân sách tăng là vấn đề do tỷ lệ nợ công của Việt Nam đã thực sự cao. HSBC ước tính nợ công Việt Nam (bao gồm nợ nước ngoài và trong nước - đáng chú ý là của chính quyền trung ương và địa phương, cộng với bảo lãnh chính phủ) đã tăng từ 59,6% năm 2014 lên 63,3% GDP vào cuối năm 2015.

     
    van de no ngay cang tram trong hon do lam phat cham lai (anh huong den gdp danh nghia) va dong tien viet nam mat gia (lam tang gia tri no nuoc ngoai).

    Vấn đề nợ ngày càng trầm trọng hơn do lạm phát chậm lại (ảnh hưởng đến GDP danh nghĩa) và đồng tiền Việt Nam mất giá (làm tăng giá trị nợ nước ngoài).

     

    HSBC kỳ vọng tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên 64,5% GDP trong năm 2016, đạt ngưỡng giới hạn của Quốc Hội.

    Các nhà đầu tư đang lo ngại về khả năng Nhà nước có thể tăng mục tiêu nợ công trên GDP lên 65%. Báo cáo mới nhất của Fitch đã nhấn mạnh, Chính phủ vẫn giữ nguyên mục tiêu trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 2016.

    Các nhà quản lý cũng đã nhấn mạnh các kế hoạch nhằm tránh vi phạm mục tiêu đề ra bằng cách giảm chi tiêu trong kỳ và hạn chế sử dụng bảo lãnh chính phủ.

    HSBC đồng ý rằng việc bám sát trần nợ là rất quan trọng, vì chính điều này áp những quy định lên việc sử dụng ngân sách và giúp đảm bảo khu vực tư nhân không lấn áp những khu vực kinh tế khác.

    Tái phân bổ chi tiêu vào đầu tư hạ tầng cũng là vấn đề trọng yếu để gia tăng sức cạnh tranh và năng suất của Việt Nam.

     
    chi tieu trong ky lien tuc gia tang qua cac nam dan den dau tu cong suy giam, day la co so chinh yeu de nang tiem nang tang truong lau dai cua viet nam.

    Chi tiêu trong kỳ liên tục gia tăng qua các năm dẫn đến đầu tư công suy giảm, đây là cơ sở chính yếu để nâng tiềm năng tăng trưởng lâu dài của Việt Nam.

     

    Điều quan trọng là tình trạng tài chính công của Việt Nam đã khá căng thẳng, đặc biệt khi so sánh với những đối thủ khác trong nhóm các thị trường mới nổi tại châu Á.

     
    chi tieu cong gia tang se giup dam bao muc tieu tang truong cua chinh phu. nhung chi phi nay se lam tang nguy co tai chinh trong tuong lai.

    Chi tiêu công gia tăng sẽ giúp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của chính phủ. Nhưng chi phí này sẽ làm tăng nguy cơ tài chính trong tương lai.

     

    3 mấu chốt trong cải cách tài chính

    Trong thời kỳ trung hạn, HSBC khuyến nghị cải cách tài chính chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau:

    Đầu tiên là mở rộng cơ sở lợi nhuận. Các biện pháp hành chính nhằm hạn chế trốn thuế, công bố các trường hợp gian lận thuế, và đơn giản hóa quá trình hoàn thuế VAT có thể giúp thu hẹp khoảng cách do cắt giảm thuế trên nhiều lĩnh vực và giảm thuế quan gây ra.

    Thứ hai là chi tiêu công hiệu quả hơn. Lương cơ bản cho toàn bộ nhân viên cần được điều chỉnh để tạo cơ hội cho đầu tư công và các biện pháp chi tiêu xã hội chính như là giáo dục. Việc điều chỉnh này cần được tiến hành sâu rộng hơn và các chính sách dịch vụ dân sự hiệu quả và toàn diện phải thay thế việc hạn chế tuyển dụng.

    Thứ ba là điều chỉnh phương pháp kế toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế: Điều chỉnh kế toán tài chính phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo điều kiện dễ dàng so sánh xuyên quốc gia. Truyền thông tài chính được cải thiện có thể giúp nâng cao nhận thức thị trường về nguy cơ và gia tăng trách nhiệm cùng khả năng quản lý.
    Tin vui là những cải cách này đang trong quá trình thực hiện: vào năm 2017, Việt Nam sẽ áp dụng chuẩn báo cáo tài chính mà theo đó chi phí đầu tư ngoài ngân sách sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước.

    Tuy nhiên, những cải cách này không thể thực hiện một sớm một chiều. Hiện tại, HSBC nghĩ tăng trưởng tuy chậm nhưng bền vững là điều cần hướng đến.



    THẢO MAI
    Theo Bizlive

    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn