TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin trong nước đọc nhanh 05-01-2016

    Tiếp tục phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ về các Bộ

    tiep tuc phan bo kinh phi su nghiep khoa hoc va cong nghe ve cac bo

    Tiếp tục phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ về các Bộ


    Tại Nghị Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2015, Chính phủ thống nhất cho phép tiếp tục thực hiện việc phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ về các Bộ, cơ quan Trung ương được giao quản lý chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.

    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳtháng 12/2015.

    Theo đó, về việc phân bổ kinh phí cho sự nghiệp khoa học và công nghệ, Chính phủ thống nhất cho phép tiếp tục thực hiện việc phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ về các Bộ, cơ quan Trung ương được giao quản lý chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP.

    Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, đề xuất, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP.

    Đồng thời, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương xây dựng dự án phân bổ kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2016, trình Chính phủ xem xét, quyết định trong Quý I năm 2016.


    TPHCM nhắm đích trung tâm lớn về kinh tế, thương mại của ASEAN

    tphcm nham dich trung tam lon ve kinh te, thuong mai cua asean

    TPHCM nhắm đích trung tâm lớn về kinh tế, thương mại của ASEAN


    TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, thương mại, khoa học-công nghệ của khu vực Đông Nam Á.

    Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong Được bầu giữ nhiệm vụ Chủ tịch UBND thành phố, ông Nguyễn Thành Phong chia sẻ cảm xúc tự hào, vinh dự cũng như trách nhiệm nặng nề của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước của một thành phố, một đô thị lớn với 10 triệu dân, giữ vị trí trung tâm kinh tế-văn hóa, khoa học công nghệ của cả nước.

    Cho biết lãnh đạo Thành phố nhiệm kỳ này kế thừa nhiều thành tựu to lớn của các thế hệ lãnh đạo trước đây, ông Nguyễn Thành Phong khẳng định, “chúng tôi sẽ phát huy những thành tựu đó để làm sao phấn đấu thực hiện có hiệu quả mục tiêu đưa TPHCM giữ vững vai trò đầu tàu, xây dựng thành phố trở thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, thương mại, khoa học-công nghệ của khu vực Đông Nam Á như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra”.

    Nhân dịp năm mới 2016, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã chia sẻ về những dự định cũng như quyết tâm thực hiện của Thành phố nhiệm kỳ tới nhằm tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội.

    Trước những bức xúc của người dân Thành phố về tình trạng ngập nước, kẹt xe, thực phẩm “bẩn”, tai nạn giao thông… với cương vị là người đứng đầu Thành phố, ông sẽ giải quyết những vấn đề này như thế nào?

    Ông Nguyễn Thành Phong: Đối với những vấn đề gây bức xúc cho người dân Thành phố hiện nay, có những vấn đề cần phải có những giải pháp hiệu quả hơn nữa, mang tính đột phá hơn nữa mới có thể giải quyết được. Trong Nghị quyết Đại hội vừa qua, thành phố đã đề ra 7 chương trình đột phá. Cái quyết liệt hiện nay đối với UBND Thành phố là phải có kế hoạch cụ thể, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện 7 chương trình này.

    Trong nhiệm kỳ vừa qua, Thành phố đã đề xuất rất nhiều phương án với Trung ương nhằm cho Thành phố có một cơ chế riêng để phát triển. Trong nhiệm kỳ tới, ông sẽ tiếp tục theo đuổi vấn đề này như thế nào?

    Ông Nguyễn Thành Phong: Thời gian qua, chúng tôi đã nỗ lực đề đạt những cơ chế để tạo sự bứt phá cho Thành phố, một trong những đề xuất đó là chính quyền đô thị. Vấn đề này chưa được Trung ương chấp nhận nên trong nhiệm kỳ này chúng tôi sẽ tiếp tục kiên trì, đề xuất với Trung ương để có cơ chế phát huy được năng lực của đội ngũ quản lý, tạo điều kiện thúc đẩy Thành phố phát triển.

    Trong yêu cầu xây dựng kinh tế vùng của TPHCM, vấn đề liên kết vùng cũng rất được quan tâm, xem đây như một điều kiện để mở rộng và tối ưu hóa nguồn lực tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của Thành phố. Thành phố sẽ vươn xa hơn nếu biết phát huy nguồn lực của những địa phương lân cận bằng một chương trình liên kết theo cơ chế là tác động lẫn nhau để thúc đẩy nhau cùng phát triển.

    Trong những năm vừa qua, chuyển dịch cơ cấu của Thành phố rất đúng hướng, lợi thế lớn nhất của TPHCM là trung tâm cung cấp dịch vụ và tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao. Cho nên, việc tạo ra những điều kiện, cơ chế để phát triển lợi thế này là vấn đề mà sắp tới lãnh đạo Thành phố phải quan tâm và tìm giải pháp khơi dậy...

    TPHCM là địa phương có tinh thần khởi nghiệp, sự chịu đựng rủi ro cao cho nên phải tạo ra cơ chế khuyến khích để mở ra môi trường phát triển, giúp các doanh nghiệp có thể khẳng định thương hiệu trên thương trường quốc tế.

    Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của TPHCM, những người trẻ có năng lực, trình độ có những đóng góp không nhỏ. Thời gian tới, Thành phố có chủ trương gì để thúc đẩy những người trẻ đóng góp cho Thành phố nhiều hơn nữa, thưa ông?

    Ông Nguyễn Thành Phong: Đội ngũ nhân lực trẻ có chất lượng cao của Thành phố ngày càng phát triển. Bên cạnh việc tạo cơ chế, môi trường thì sự nỗ lực của đội ngũ trẻ cũng rất lớn. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở ra những môi trường thuận lợi, tạo điều kiện để thúc đẩy những người trẻ phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng bộ Thành phố đặt ra trong 5 năm tới.


    Bộ Công Thương làm gì với chỉ tiêu 2016?

    Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng: Nếu thực hiện tốt việc phối hợp với các bộ, ngành liên quan đến xuất nhập khẩu như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính… thì chắc chắn xuất khẩu trong 2016 sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với năm 2015.

    Năm 2016, chỉ tiêu ngành Công Thương được Quốc hội giao là chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10% so với năm 2015, xuất khẩu đạt 178 tỷ USD tăng 10% so với năm 2015, tỷ lệ nhập siêu duy trì dưới mức 5%. Ông nhìn nhận thế nào về những chỉ tiêu này?

    Mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội giao cho ngành Công Thương trong năm 2016 cao hơn nhiều so với năm 2015. Ngay từ lúc này, chúng tôi đã bàn bạc, tính toán đề ra nhiều giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu này.

    Trước hết, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, trong đó có việc tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý, nâng cao chất lượng trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp, tìm kiếm mở rộng thị trường, coi trọng phát triển thị trường trong nước với tiềm năng thị trường trên 90 triệu dân không để xảy ra tình trạng “sốt” giá, thiếu hàng…

    Thứ hai, việc tái cơ cấu ngành Công Thương, nhất là tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty sẽ được chú trọng. Sở Công Thương các tỉnh cũng phải tham mưu cho thành phố để thực hiện tái cơ cấu công nghiệp, thương mại của từng địa phương.

    Thứ ba, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, trong quá trình thực thi phải làm sao trển khai tốt để tận dụng ưu đãi, đồng thời có biện pháp kịp thời ứng phó phù hợp với thách thức, khó khăn.

    Thứ tư, tăng cường cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân nhất là những thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, thị trường, hội nhập.

    Vậy cần có những giải pháp gì để bắt kịp xu hướng hội nhập, thưa ông?

    Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), cần tổ chức thông tin tuyên truyền đến doanh nghiệp - đối tượng thực hiện cam kết, đến xã hội, người dân để mọi người hiểu rõ nội dung hiệp định, qua đó sẽ khai thác, tận dụng tốt nhất ưu đãi mà các FTA mang lại cho Việt Nam, đồng thời chủ động có biện pháp ứng phó với thách thức trong quá trình thực hiện phát sinh.

    Mặt khác, bên cạnh những khung khổ pháp lý đã có, các FTA đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần ban hành luật mới cũng như sửa đổi, bổ sung những luật chưa phù hợp tạo khung khổ thuận lợi cho quá trình hội nhập.

    Trong năm 2015, một số ngành của Việt Nam không đạt mục tiêu đề ra. Bộ Công Thương có giải pháp gì để xuất khẩu những ngành hàng này trong năm 2016 này?

    Năm 2015 là năm cực kỳ khó khăn đối với xuất khẩu, nhiều mặt hàng có lợi thế giảm giá. Ví dụ như, giá dầu thô giảm tới 70% so với năm 2014, một số mặt hàng nông sản như cà phê, cao su… giảm sâu. Đây là những nguyên nhân khách quan. Nếu những mặt hàng này không giảm giá sâu thì chắc chắn mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hoàn toàn đạt được.

    Để năm 2016 đạt mục tiêu Quốc hội giao thì tôi nghĩ rằng, cần thực thi tốt các FTA, ưu đãi các FTA mang lại, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, thủ tục cấp phép thông thoáng, dễ dàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí làm cho hàng hóa cạnh tranh hơn.

    Một biện pháp khác cũng là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đối với ngành Công Thương là tìm kiếm thị trường mới như khu vực châu Phi, Liên minh kinh tế Á – Âu, thay vì chú trọng vào các thị trường Mỹ, Đông Bắc Á.

    Tôi cho rằng, nếu thực hiện tốt việc phối hợp với các bộ, ngành liên quan đến xuất nhập khẩu như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính… thì chắc chắn xuất khẩu trong 2016 sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với năm 2015.


    Tài xế chặn trạm thu phí vì không đi đường vẫn phải nộp tiền

    Không lưu thông trên tuyến tránh quốc lộ 1A qua Quảng Bình, cộng với phí đường bộ tăng cao nên một số doanh nghiệp vận tải cho xe chặn Trạm thu phí Quán Hàu.
    hang tram xe bi tac cuc bo vi mot so xe chan tram thu phi. anh: tran hung

    Hàng trăm xe bị tắc cục bộ vì một số xe chặn trạm thu phí. Ảnh: Trần Hùng

    Khoảng 7h sáng 4/1, một số chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đưa xe đậu vào làn thu phí ở trạm Quán Hàu tại Km672 quốc lộ 1A. Việc chặn xe vào đúng giờ cao điểm buổi sáng khiến hàng trăm ôtô các loại bị tắc cục bộ ở phía Nam quốc lộ 1A.Tài xế một xe 4 chỗ chặn trạm thu phí lý giải: “Xe lưu thông trên quốc lộ 1A từ xã Võ Ninh qua thị trấn Quán Hàu (huyện Quảng Ninh), chỉ cách một con sông, không đi trên đường tránh quốc lộ 1A nhưng phải nộp phí là vô lý”. Nhiều tài xế không đồng ý với mức phí tăng từ 20.000 lên 35.000 đồng/xe 4 chỗ áp dụng từ đầu năm 2016.

    cac lai xe da giai tan du khong vua long voi giai thich. anh: tran hung

    Các lái xe đã giải tán dù không vừa lòng với giải thích. Ảnh: Trần Hùng

    Công an huyện Quảng Ninh phải huy động nhiều cán bộ giữ gìn trật tự. Những xe tuyến đường dài được linh động đi ở làn xe máy, xe thô sơ. Nhân viên trạm thu phí phải ra khỏi cabin để bán vé, nhằm giải quyết nhanh ùn tắc.

    Sau 2 tiếng, những tài xế chặn trạm thu phí chịu dời đi dù không vừa lòng sau khi được thuyết phục, giải thích.

    Trạm thu Quán Hàu đặt tại xã Võ Ninh nhằm thu phí cho hai tuyến tránh TP Đồng Hới và tránh quốc lộ 1A. Việc đặt trạm ở đây khiến một số phương tiện không đi qua 2 tuyến tránh này nhưng vẫn phải nộp phí.


    TP HCM sắp có hạn hán dài nhất trong 60 năm

    Đợt hạn năm nay được dự báo rất nghiêm trọng, có thể gây thiếu nước, xâm nhập mặn làm gián đoạn việc khai thác và cung cấp nước sạch trên địa bàn TP HCM.

    Trong kế hoạch phòng chống hạn hán và đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino sắp tới, TP HCM yêu cầu các ngành liên quan thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, chuyển đổi mô hình cây trồng, vật nuôi hợp lý. Để đối phó với những biến đổi khí hậu bất thường như nắng nóng, khô hạn... dẫn đến thiếu nước, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên (Sawaco) đã lập các phương án cấp nước khẩn như: bằng xe bồn, an toàn thông qua các giếng lẻ...Bên cạnh đó, Sawaco sẽ phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa và Công ty Thủy điện Trị An để được hỗ trợ xả nước đẩy mặn khi cần thiết. Về lâu dài, công ty này cũng nghiên cứu phương án xây dựng hồ dự trữ nước thô cho nguồn nước sông Sài Gòn để ứng phó trường hợp nó thay đổi theo chiều hướng xấu hay khi xảy ra các sự cố bất thường...

    muc nuoc ho dau tieng thap hon gan 1,5 m so voi nam 2014 co the gay thieu nuoc ngot phuc vu sinh hoat, tuoi tieu va day man cho khu vuc tp.hcm va tinh tay ninh. anh: thanh tuyet.

    Mực nước hồ Dầu Tiếng thấp hơn gần 1,5 m so với năm 2014 có thể gây thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu và đẩy mặn cho khu vực TP.HCM và tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Thanh Tuyết.

    Trong khi đó, về phía hồ Dầu Tiếng - cung cấp nước ngọt duy nhất cho hàng chục nghìn hecta lúa, hoa màu, nước sạch, đẩy mặn cho Tây Ninh và TP HCM - đơn vị quản lý cho biết sẽ phải lên phương án xả nước luân phiên để tiết kiệm nước. Cụ thể, sau khi xả nước phục vụ tưới tiêu cho Tây Ninh 3 ngày sẽ chuyển sang phục vụ TP HCM 4 ngày (hoặc ngược lại), thay vì phải xả liên tục bảy ngày cho các địa phương như trước đây. Nhờ đó, lượng nước xả trên kênh có thể giảm 20-30%.

    Chi cục Thủy lợi phòng chống lụt bão TP HCM (Sở NN&PTNT TP HCM) cũng khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, chuyển đổi mô hình cây trồng, vật nuôi hợp lý...

    Theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện tượng El Nino tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam và có thể đạt cường độ của đợt El Nino mạnh kỷ lục năm 1997-1998 và kéo dài đến hết mùa đông xuân năm nay. 

    Ngoài cường độ mạnh, El Nino năm 2015-2016 được cho là sẽ kéo dài nhất trong khoảng 60 năm qua. Khả năng mùa mưa sẽ đến muộn và kết thúc sớm, tổng lượng mưa, dòng chảy hầu hết khu vực đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Đặc biệt là Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. Vì vậy mực nước tại các hồ thủy lợi, thủy điện đều thấp hơn cùng kỳ 2014 và TP HCM được nhận định là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn