TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin trong nước đọc nhanh trưa 10-01-2016

    Hàng chục chuyến bay Trung Quốc xâm phạm vùng kiểm soát của Việt Nam

    Khu vực máy bay Trung Quốc hoạt động những ngày qua có các đường bay quốc tế mà các quốc gia và ICAO thoả thuận thông thương ở khu vực biển Đông.

    Trao đổi với báo chí chiều 8/1, Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết, từ ngày 1 đến 8/1, Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng bay Hồ Chí Minh (FIR). Riêng sáng 8/1 có 4 chuyến bay (2 chuyến bay vào, 2 chuyến bay ra) mà không thông báo để tới đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam.Cục Hàng không xác định, các máy bay này đã vi phạm quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) liên quan đến hoạt động bay như không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam và không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh.

    vung thong bao bay ho chi minh (vong xanh) nam sat khu vuc quan dao truong sa.

    Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (vòng xanh) nằm sát khu vực quần đảo Trường Sa.

    Theo ông Thanh, khu vực máy bay Trung Quốc hoạt động những ngày qua có các đường bay quốc tế mà các quốc gia và ICAO thoả thuận thông thương ở khu vực biển Đông. Những đường bay ở đây có mật độ cao nên việc máy bay lạ xâm nhập đã uy hiếp nghiêm trọng hoạt động bay trong khu vực. 

    Theo quy định của ICAO, máy bay bay trong vùng trời có kiểm soát của Việt Nam phải gửi thông báo bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu của Việt Nam. Khi thực hiện chuyến bay, hãng phải có liên lạc với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu để được nhận thông tin liên quan.

    Ngày 7/1, Cục hàng không Việt Nam đã có thư thông báo về máy bay lạ xâm nhập vùng FIR Hồ Chí Minh cho Văn phòng ICAO ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Bangkok để đề nghị ICAO có biện pháp giải quyết nhưng hiện chưa nhận được phản hồi. Cục Hàng không sẽ có thông báo cho các quốc gia lân cận cùng phối hợp, phản đối hoạt động bay uy hiếp an toàn hàng không.

    Ngày 6/1, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này tiếp tục cho phép 2 máy bay đáp xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc ra đá Chữ Thập diễn ra vào ngày 2/1.

    Sau vụ việc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối. "Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động tương tự và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói.


    Hải quan Bình Dương phấn đấu thu nộp ngân sách 10.500 tỉ đồng năm 2016

    Ngày 7-1, Cục Hải quan Bình Dương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2016. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm tới dự và chỉ đạo hội nghị.

    Báo cáo kết quả công tác, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Nguyễn Trường Giang cho biết, năm 2015, Cục Hải quan Bình Dương đã đạt được kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, thu nộp ngân sách được 10.304 tỉ đồng, đạt 102,2% chỉ tiêu phấn đấu Tổng cục Hải quan giao, tăng 4,71% so với  năm 2014. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử cho 4.541 doanh nghiệp, tăng 10,65%; Tổng kim ngạch XNK đạt tỉ gần 35 tỉ USD, tăng 4,81%, so với năm 2014.

    Việc triển khai kiểm tra hàng hóa qua máy soi container tại địa điểm kiểm tra tập trung giúp cho doanh nghiệp thông quan nhanh hàng hóa và giảm chi phí. Tổng cộng năm 2015, đơn vị đã soi chiếu được 5.281 container thuộc 3.822 tờ khai, phát hiện vụ 7 vi phạm với tổng số tiền xử phạt nộp ngân sách nhà nước trên 163 triệu đồng.

    Đánh giá cao sự tích cực của Cục Hải quan Bình Dương trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hoạt động XNK hàng hóa, lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cho rằng: thời gian qua Cục Hải quan Bình Dương thường xuyên thực hiện công tác đối thoại với các doanh nghiệp; phối hợp với đại lý hải quan, Câu lạc bộ các nhà XNK Bình Dương tổ chức hội thảo nhằm tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách mới, giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quan.

    Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái trao Giấy khen của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho Hải quan Bình Dương về thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách 2015.

    Trong năm 2015, Cục Hải quan Bình Dương cũng đã phát hiện, lập biên bản tổng cộng 458 vụ vi phạm hành chính. Trong đó, có 49 vụ vi phạm về gian lận thương mại, tổng số tiền phạt và truy thu thuế gần 83 tỷ đồng. Công tác kiểm tra sau thông quan đã đạt trên 119 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu được giao gần 40 tỷ đồng.

    Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm ghi nhận, và biểu dương kết quả đạt được của Cục Hải quan Bình Dương trong năm 2015.

    Đó là sự nỗ lực của đơn vị trong cải cách thủ tục hành chính, làm chủ hệ thống VNACCS/VCIS, phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ hiện đại… tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của doanh nghiệp. Năm 2015, Hải quan Bình Dương cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách; so với chỉ tiêu của Quốc hội, HĐND, Bộ Tài chính giao đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu.

    Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho đơn vị trong năm 2016, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái yêu cầu Cục Hải quan Bình Dương tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hải quan một cách mạnh mẽ hơn.

    Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu hải quan. Với chỉ tiêu thu ngân sách năm 2016 là 10.500 tỉ đồng, Hải quan Bình Dương ngay từ đầu năm cần xác định các giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ để làm chủ công nghệ hiện đại. Thực hiện rà soát thường xuyên phòng chống tiêu cực, ngăn chặn tham nhũng…


    TP HCM muốn xây nhà máy xử lý rác nửa tỷ USD

    Rộng 13 ha, dùng công nghệ plasma đốt tất cả loại rác ở nhiệt độ 3.000 độ C, nhà máy xử lý rác của TP HCM được đề xuất xây tại Củ Chi.

    Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM vừa kiến nghị UBND thành phố cho phép một công ty của Australia nghiên cứu hoàn chỉnh dự án xử lý chất thải bằng công nghệ plasma tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, xã Hiệp Phước, huyện Củ Chi.

    nhieu bai xu ly rac tai tp hcm dang gay o nhiem moi truong nghiem trong. anh:n.v

    Nhiều bãi xử lý rác tại TP HCM đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh:N.V

    Thời gian thực hiện trong 50 năm, nhà máy có tổng vốn đầu tư khoảng 520 triệu USD, rộng 13 ha. Công suất xử lý mỗi ngày 2.000 tấn rác sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp nguy hại khoảng 700-1.000 tấn, bùn thải các loại từ 1.000-2.000 tấn.

    Đơn giá xử lý rác sinh hoạt khoảng 32 USD một tấn, bùn thải 60 USD... Tuy nhiên, theo chủ đầu tư, nếu được giao 1.000 tấn rác mỗi ngày, giá sẽ là 31,88 USD một tấn; 2.000 tấn rác mỗi ngày thì giá là 30,88 USD; còn nếu hơn giá giảm còn 29,88 USD.

    Công nghệ sử dụng tại nhà máy được cho là tiết kiệm đất và đảm bảo tuyệt đối tiêu chuẩn về môi trường, quy trình vận hành hoàn toàn khép kín, thành phố không phải cung cấp chất thải đã được phân loại. Bên cạnh đó, dự án không dựa vào ngân sách để tồn tại mà tự cân đối nguồn thu từ chủ các nguồn thải khác như bùn thải, chất thải rắn công nghiệp và nguy hại.

    Hiện, mỗi ngày TP HCM thải ra khoảng 7.000-8.000 tấn rác, trong đó rác hữu cơ chiếm gần 82%.


    VTV có thể dùng tiền cổ phần hóa để xây tháp truyền hình

    Chính phủ sẽ xem xét vấn đề vốn cho dự án sau khi VTV trình phương án, kế hoạch đầu tư... và thu được tiền từ cổ phần hóa các đơn vị thành viên.

    Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa ký văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về sắp xếp, tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc Đài truyền hình Việt Nam (VTV), trong đó đề cập đến việc sử dụng vốn cho dự án xây tháp truyền hình.Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu khi có phương án đầu tư, kế hoạch nguồn vốn và kế hoạch triển khai dự án, VTV sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định việc đầu tư vốn từ số tiền mà VTV thu được sau cổ phần hóa các đơn vị thành viên. Số tiền này cần được chuyển về quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trước khi Chính phủ quyết định.

    du an xay dung thap truyen hinh viet nam duoc du luan het suc quan tam. anh minh hoa

    Dự án xây dựng tháp Truyền hình Việt Nam được dư luận hết sức quan tâm. Ảnh minh họa

    Trước đó, sau khi VTV công bố ý tưởng xây dựng tháp truyền hình cao 636m, trong nhiều ý kiến thì nguồn tiền đầu tư được dư luận khá quan tâm. Khi đó, lãnh đạo nhà đài khẳng định tiền để xây tháp truyền hình Việt Nam sẽ được lấy từ nguồn xã hội hóa, Nhà nước không bỏ tiền ra để làm công trình.

    Về phần cổ phần hóa các đơn vị thành viên, trong quý I năm nay, 2 đơn vị trực thuộc VTV là Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) và Công ty Dịch vụ truyền hình Viễn thông Việt Nam (VTVbroadcom) sẽ được cổ phần hóa, trong đó Nhà nước sẽ nắm giữ 51% vốn điều lệ tại VTVcab. Truyền hình Việt Nam cũng sẽ thoái một phần vốn tại Truyền hình Cáp SaigonTourist (SCTV) để chuyển đơn vị này thành công ty cổ phần.

    Ngược lại, VTV sẽ tiếp tục duy trì phần vốn nhà nước tại Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV), đơn vị quản lý hệ thống truyền hình K+. Trước đó, lãnh đạo VTV từng cho biết có kế hoạch thoái vốn khỏi K+. Sau khi hoàn tất việc này, VTV chỉ quản lý nội dung, không có vai trò trong việc kinh doanh tại đơn vị.

    Cũng theo chỉ đạo của Thủ tướng, VTV sẽ tăng phần vốn Nhà nước tại VTVcab bằng cách chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp tại Công ty Cổ phần Truyền thông quảng cáo Đa phương tiện (SmartMedia) sang cho đơn vị này.


    Ba cái khó khi xây hạ tầng giao thông TP.HCM

    Nhiều vấn đề tồn tại lâu nay của giao thông TP.HCM dường như vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng.

    mot cong trinh xay dung tren duong hoang van thu, p.8, q.phu nhuan, tp.hcm chiem dung via he, can tro giao thong - anh: hoai linh

    Một công trình xây dựng trên đường Hoàng Văn Thụ, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.HCM chiếm dụng vỉa hè, cản trở giao thông - Ảnh: Hoài Linh

    Vấn đề này được 
nêu ra tại hội nghị sơ kết ba năm về công tác bảo đảm trật tự an toàn và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn TP, do Thành ủy TP.HCM tổ chức ngày 8-1.

    Chủ trì hội nghị là ông Tất Thành Cang - ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phó bí thư Thành ủy TP.HCM.

    Tại hội nghị, báo cáo của Ban an toàn giao thông (ATGT) TP và ý kiến của lãnh đạo Ban ATGT quốc gia đã đánh giá cao những việc mà TP làm được trong ba năm qua. Nhưng bên cạnh đó, nhiều vấn đề tồn tại bấy lâu của giao thông TP dường như vẫn chưa tìm thấy được lời giải thỏa đáng.

    20% nguyên nhân 
tai nạn do cơ sở hạ tầng

    Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Tường - phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP - cho biết trong ba năm (2012-2015), toàn TP xảy ra 12.861 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.141 người, bị thương 11.686 người.

    Cả ba chỉ số này đều giảm. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là 20% nguyên nhân tai nạn do lỗi kỹ thuật phương tiện và hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông không đảm bảo.

    Ông Bùi Xuân Cường, giám đốc Sở GTVT, cho biết hiện TP có khoảng 7,45 triệu xe cá nhân, tăng gấp 1,5 lần so với ba năm trước. Với số phương tiện như trên, cộng thêm số phương tiện từ các tỉnh, thành đổ về, mỗi ngày TP có khoảng 10 triệu phương tiện lưu thông.

    Trong khi đó, mật độ đường giao thông chỉ đạt 
1,9km/km2, thấp hơn quy chuẩn xây dựng VN về quy hoạch xây dựng là 10-13,3km/km2. Mỗi ngày công an TP tiếp nhận đăng ký mới 150 ôtô, 900 xe máy.

    Ở khu vực cảng Cát Lái mỗi ngày có 20.000 xe container đi qua, còn ở trạm thu phí xa lộ Hà Nội mỗi ngày có khoảng 50.000 lượt ôtô và 500.000 lượt xe hai bánh đi qua.

    Nói về hệ thống cảng biển ở TP.HCM, ông Khuất Việt Hùng - phó chủ tịch chuyên trách Ban ATGT quốc gia - cho biết điểm đặc biệt nhất của TP so với tất cả các địa phương khác, làm cho tình hình giao thông trở nên phức tạp là hệ thống cảng biển nằm trong đô thị.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội nghị, đại tá Trần Thanh Trà, trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TP.HCM, nói ở khu vực cảng, dù PC67 đã bố trí hàng trăm CSGT phối hợp với lực lượng Thanh niên xung phong, lực lượng địa phương nhưng cũng điều tiết giao thông không xuể.

    Số vụ tắc đường tại khu vực trung tâm và các trục giao thông chính ra vào TPgia tăng do số lượng phương tiện giao thông cá nhân hằng năm tăng khoảng 7% nhưng TP chậm có chính sách kiềm chế.

    Bên cạnh đó, còn do việc chiếm dụng mặt đường để triển khai thi công các dự án cùng với việc chậm di dời các khu công nghiệp, nhà máy, cảng, bến xe khách liên tỉnh, bệnh viện, trường học... ra khỏi trung tâm TP.

    Vậy bài toán về hạ tầng giao thông sẽ được giải quyết như thế nào? Ông Bùi Xuân Cường cho biết hạ tầng giao thông từ năm 2015-2020 cần khoảng 255.000 tỉ đồng để đầu tư, trong khi nguồn vốn ngân sách trung bình chỉ khoảng 10.000-11.000 tỉ đồng.

    Điều đó đòi hỏi TP phải có những chính sách phù hợp, không trông chờ vào ngân sách.

    “Xây dựng hạ tầng giao thông có ba cái khó. Sợ nhất là khâu giải phóng mặt bằng. Rồi tới vốn và tổ chức thực hiện quản lý dự án” - ông Cường nói và dẫn ra nhiều bài học về giải phóng mặt bằng.

    Chẳng hạn như cầu Rạch Chiếc nhờ công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện quyết liệt đã tiết kiệm được 200 tỉ đồng.

    Trong khi nhiều công trình do chậm giải phóng mặt bằng, làm dự án chậm tiến độ, đội vốn... Ngay cả tuyến đường sắt đô thị số 2 cũng đang có nguy cơ chậm tiến độ do vướng chuyện giải phóng mặt bằng.

    “Làm việc thủ công hoài, cực lắm”

    Đó là lời “than thở” của phó giám đốc Công an TP Trần Đức Tài về điều kiện làm việc của lực lượng. Ông nói nhu cầu bức thiết của ngành là có thêm trang thiết bị kỹ thuật để tăng năng lực điều tiết, ngăn chặn vi phạm như cân tải trọng, camera, xe môtô.

    “Phương tiện làm việc của công an TP cách đây hơn 10 năm là rất ngon, nhưng hiện giờ còn thua cả Đồng Nai và các tỉnh. Anh em làm việc thủ công hoài, cực lắm.

    Camera thì mỗi tổ công tác không đủ một cái. Đó là cái khó về ngân sách, nhưng cái gì đáng thì đầu tư sớm cho anh em làm việc. Chúng tôi chỉ muốn trang bị thêm phương tiện công cụ để làm việc” - ông Tài nói.

    Ông Tài còn bày tỏ mong muốn nhiệm kỳ này TP sẽ làm bằng được trung tâm chỉ huy giao thông TP. Ông cho rằng đó là đề án rất hay, không chỉ phục vụ cho chỉ huy, điều khiển giao thông mà còn phục vụ công tác đảm bảo an ninh an toàn của TP.

    Vậy mà nhiều năm qua nói rất nhiều vẫn chưa làm được. Hiện TP mới có 300 camera giao thông kết nối về trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông.

    Một nhiệm vụ quan trọng thời gian tới mà Ban ATGT TP đề ra là phải kiên quyết lập lại trật tự lòng lề đường. Bí thư quận, huyện ủy sẽ phải chịu trách nhiệm trước Ban thường vụ Thành ủy nếu trên địa bàn còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm lòng lề đường.

    Đánh giá về tình hình này, ông Bùi Xuân Cường bày tỏ quan ngại về trật tự lòng đường, vỉa hè. Ông cho biết hiện TP có 15 triệu m2 vỉa hè, nếu phát huy được sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giao thông toàn TP.

    “Hiện chỉ 9,8% người dân chọn xe buýt, thấp hơn chỉ tiêu, điều đó có trách nhiệm của ngành, nhưng cũng có nguyên nhân là không kết nối giao thông đi bộ được”.

    Nói về chuyện tuyên truyền luật an toàn giao thông mà ban bệ nào cũng in tờ bướm rồi thả mà không biết hiệu quả tới đâu, Phó bí thư Thành ủy TP Tất Thành Cang kết luận:

    “Đừng xem đây là chuyện của Sở GTVT, của ngành công an mà là của tất cả chúng ta, phải thay đổi đi nếu còn thờ ơ và chưa thấy hết trách nhiệm của từng ngành từng cấp...”.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn