TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 03-06-2016

    Thủ tướng: Không tăng giá điện trong năm 2016

    Đó là chỉ đạo của Thủ tướng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016 diễn ra ngày 1/6 sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày tóm tắt Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo điều hành giá năm 2015, các tháng đầu năm 2016 và phương hướng điều hành giá năm 2016.

    Thủ tướng nhấn mạnh, về phương hướng điều hành giá trong thời gian tới cần tôn trọng nguyên tắc tuân theo cơ chế thị trường, bảo đảm nguồn cung hàng hóa, quản lý tốt lộ trình điều chỉnh giá, kiểm soát chặt chẽ chi phí, không sử dụng mệnh lệnh hành chính để kiểm soát giá.

    Thủ tướng cũng lưu ý, việc dự báo sát tình hình, đánh giá đúng tác động của điều chỉnh giá, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để tránh biến động giá do yếu tố tâm lý.

    Yêu cầu đặt ra là phải có các kịch bản điều hành giá, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu mà Quốc hội đã thông qua, Thủ tướng nêu rõ.

    nam 2016 nguoi dan se khong con noi lo tang gia dien

    Năm 2016 người dân sẽ không còn nỗi lo tăng giá điện

    Về giá xăng dầu, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu với tinh thần bám sát giá thị trường thế giới, kiểm soát chặt chẽ chi phí, sử dụng hiệu quả Quỹ bình ổn giá.

    Thủ tướng yêu cầu, không tăng giá bán lẻ điện trong năm 2016, không thành lập Quỹ bình ổn giá điện và không tăng phí BOT. Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải sớm tổng kết và báo cáo Thủ tướng về vấn đề tổng vốn đầu tư, kiểm soát số lượng xe, thời gian hoàn vốn ở các dự án BOT, để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Về giá dịch vụ y tế, có lộ trình, bước đi phù hợp, không điều chỉnh đồng loạt cả 63 tỉnh, thành phố; bảo đảm giá dịch vụ y tế phải tương xứng với chất lượng khám chữa bệnh. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẩn trương trình phương án đấu thầu tập trung đối với thuốc dùng cho bảo hiểm y tế. Mục tiêu là để giảm giá thuốc cho người bệnh.

    Về một số mặt hàng khác như lương thực, thực phẩm, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là bình ổn giá cả, không để tăng giá đột biến do thiếu hàng.

    Thủ tướng cũng quyết định giữ nguyên biện pháp quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đến quý IV năm nay, để bình ổn giá mặt hàng này.


    Bổ nhiệm Chủ tịch BIC làm Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB

    Ông Phạm Quang Tùng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VDB thay ông Nguyễn Quang Dũng, Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý VDB, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/6/2016. Đồng thời, Thủ tướng cũng quyết định thôi nhiệm ba thành viên Hội đồng Quản lý VDB.

    Thủ tướng mới đây đã có quyết định bổ nhiệm ông Phạm Quang Tùng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thay ông Nguyễn Quang Dũng, Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý VDB, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/6/2016.

    Cùng với việc đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc BIDV, ông Tùng hiện còn kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) .

    ong pham quang tung (1971) tham gia cong tac tai bidv tu nam 1996. ong tung tham gia hoat dong kinh doanh bao hiem tu thang 11/2005 voi vi tri pho tong giam doc cong ty lien

    Ông Phạm Quang Tùng (1971) tham gia công tác tại BIDV từ năm 1996. Ông Tùng tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm từ tháng 11/2005 với vị trí Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên

    doanh Bảo hiểm Việt Úc (BIDV-QBE) và được giao quản lý và điều hành BIC trên cương vị Giám đốc Công ty từ tháng 1/2006. Từ ngày 01/10/2010 ông Tùng được đề cử làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BIC.

    Hiện nay ông Tùng đang giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV kiêm Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV và Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ BIDV - Metlife

    Một số thay đổi khác trong cơ cấu nhân sự HĐQT Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng đã được Thủ tướng quyết định. Theo đó, ba thành viên Hội đồng Quản lý VDB, thôi giữ chức thành viên Hội đồng Quản lý VDB bao gồm ông Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính và ông Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư .

    Thủ tướng Chính phủ cũng đã bổ nhiệm ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCS&XH thay ông Nguyễn Văn Bình đã nhận công tác khác.

    ong le minh hung, thong doc ngan hang nha nuoc viet nam kiem chu tich hoi dong quan tri nhcs&xh

    Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCS&XH

    Ngân hàng chính sách & xã hội (VBSP) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là hai Ngân hàng chính sách của Chính phủ. Đây là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư. Trong khi, VBSP được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác thì VDB hướng tới cho vay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu.

    Do hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nên tổ chức này được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.


    "Đổ xô" trồng cây ăn quả tại Gia Lai

    Sau những tháng nắng hạn lịch sử, nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn Gia Lai để đầu tư vùng nguyên liệu cây ăn quả và xây dựng nhà máy chế biến. Diện tích chanh dây do Nafoods (NAF) đầu tư lên đến 3.000 ha. Trong khi đó, HAGL dự kiến có hơn 684ha trồng cây ăn quả.

    Những ngày cuối tháng 5/2016, UBND tỉnh Gia Lai bận rộn hơn với các chỉ đạo liên quan đến các dự án trồng cây ăn quả của tỉnh. Xét theo đơn xin đề nghị của các doanh nghiệp cùng đề xuất của Sở KH&ĐT, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho phép Nafoods Group đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chanh dây với diện tích khoảng 3.000 ha. Cùng với đó, Hoàng Anh Gia Lai cũng được phép chuyển đổi từ trồng cỏ sang trồng cây ăn trái trên tổng diện tích hơn 600ha.

    CTCP Hoàng Anh Gia Lai đã đề xuất xin được chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng cỏ nuôi bò sang trồng cây ăn trái và xây dựng nhà máy nước ép trái cây cũng từ giữa tháng 2/2016. Tới ngày 25/5, Tập đoàn đã được đồng ý về chủ trương chuyển đổi 195,8 ha tại xã Ia Pếch, huyện Ia Grai của Bò sữa Tây Nguyên và 488,8 ha tại các xã Lơ Pang, Kon Thụp, Đê Ar, huyện Mang Yangi của Chăn nuôi Gia Lai. Tổng cộng 684,6 ha đất này sẽ được chuyển sang trồng cây ăn trái để cung cấp cho NM chế biến các sản phẩm từ cây ăn trái của HAGL. Kế hoạch "trồng cây gì" trên khu đất này đến nay vẫn chưa được HAGL công bố.

    Còn với CTCP Nafoods Group (mã NAF-HoSE), doanh nghiệp này đã gửi đơn xin đề nghị lên UBND tỉnh từ cách đây hơn nửa năm, ngày 2/12/2015. Theo đề xuất của Sở KH&ĐT cùng quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Nafoods sẽ được phép đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chanh dây gắn với xây dựng nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh. Trong khoảng 3.000 ha mà Nafoods được cấp phép, sẽ có 1.300 ha sản xuất nông hộ tại các huyện: Kbang (400 ha), Mang Yang (500 ha), Chư Prông (300 ha), Đak Pơ (70 ha) và Ia Grai (30 ha). Ngoài ra, diện tích sản xuất tập trung liên kết với các doanh nghiệp trồng cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là 1.700 ha.

    nam 2025, nafoods du kien phat trien vung nguyen lieu 3.000 ha chanh day tai gia lai

    Năm 2025, Nafoods dự kiến phát triển vùng nguyên liệu 3.000 ha chanh dây tại Gia Lai

    Nafoods Group được yêu cầu ký kết hợp đồng đầu tư, thu mua, bao tiêu nguyên liệu chanh dây trên địa bàn tỉnh theo giá thị trường (có cam kết cụ thể về bảo đảm giá thu mua để nông dân không bị thua lỗ khi hợp đồng với công ty); triển khai xây dựng nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu chanh dây trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện bắt đầu từ năm 2016. Sau 2 năm phát triển ổn định vùng nguyên liệu, Công ty tiến hành xây dựng nhà máy chế biến và đi vào hoạt động trong năm 2018.

    Chanh dây đồng thời cũng là mặt hàng chủ lực của Nafoods. Doanh nghiệp này là đầu mối thu mua 60-70% sản lượng chanh dây của toàn Việt Nam. Theo chia sẻ của Nafoods, sản lượng chanh leo hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng 60% công suất chế biến của nhà máy tại Nghệ An của doanh nghiệp.

    Tại Gia Lai, giá chanh dây những tháng đầu năm ghi nhận mức tăng đáng kể từ 10.000 đồng/kg lên 40-50.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân cũng chuyển sang loại cây trồng này nhưng phần lớn là tự phát. Tại cuộc họp Nhóm công tác thu hút đầu tư nông nghiệp nông thôn của Bộ NNPTNT tổ chức mới đây, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết dự kiến sẽ quy hoạch khoảng 10.000ha để trông loại cây ăn trái này.


    Bến Bạch Đằng Sài Gòn được đề xuất xây trung tâm thương mại ngầm

    UBND TP HCM vừa giao quận 1 phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, lập báo cáo đầu tư dự án Khu công viên cảng Bạch Đằng do một doanh nghiệp đề xuất.Động thái của công ty này diễn ra sau khi thành phố kêu gọi tham gia đầu tư dự án quy hoạch khai thác phát triển Khu công viên cảng Bạch Đằng theo hình thức xã hội hóa (đoạn từ công viên phía trước Bảo tàng Tôn Đức Thắng đến trước đường Hàm Nghi).

    khu vuc ben bach dang,doi dien ngan hang sai gon cong thuong. anh:an nhon

    Khu vực Bến Bạch Đằng,đối diện Ngân hàng Sài Gòn Công Thương. Ảnh:An Nhơn

    Theo đó, công ty sẽ nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết và đầu tư dự án trên diện tích 17,08 ha (hơn 7 ha mặt đất công viên và diện tích mặt nước khoảng 10 ha). Dự án bao gồm các chức năng như: công viên, trung tâm thương mại ngầm, bãi đậu xe ngầm, hệ thống giao thông kết nối với bến tàu, bến du lịch khu vực sông Sài Gòn… Đơn vị này đề xuất tự bỏ kinh phí nghiên cứu lập báo cáo và dự án đầu tư.

    Sau khi đầu tư hoàn chỉnh phần hạ tầng kỹ thuật, công ty sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng nghiệm thu, đưa vào khai thác sử dụng. Đổi lại, đơn vị nghiên cứu xin UBND TP HCM chấp nhận cho đầu tư kinh doanh một phần trung tâm thương mại ngầm, bãi đậu xe ngầm. Ngoài ra, đơn vị này cũng đề xuất được phép khai thác kinh doanh ẩm thực trong khu công viên của dự án khi đầu tư hoàn chỉnh.

    Theo quy hoạch phát triển đô thị của TP HCM, khu trung tâm được quy hoạch với diện tích 930 ha. Trong đó, công viên Bạch Đằng (thuộc bờ tây sông Sài Gòn) là một trong những khu vực đặc biệt, được áp dụng quy chế xây dựng phát triển đặc biệt. Nơi này không có đất tư nhân, công trình chỉ được thiết kế nhà hóng mát hoặc những kết cấu tương tự phải tuân thủ theo quy định hiện hành.

    Trước đó, lãnh đạo UBND TP HCM khẳng định khu vực này sẽ được quy hoạch đầu tư nâng cấp, chỉnh trang để trở thành khu vực vui chơi, giải trí cho người dân và phục vụ du lịch. Thành phố đã giao Tổng công ty Du lịch Sài Gòn lập dự án đầu tư, khai thác và quản lý công viên cảng Bạch Đằng.

    Quy hoạch tại đây phải được thiết kế hài hòa, đối xứng với quảng trường trung tâm (thuộc khu đô thị Thủ Thiêm) bên bờ đông sông Sài Gòn và hài hòa với các công trình, cảnh quan trong khu vực trục đường Nguyễn Huệ với điểm nhấn là tượng đài Bác Hồ.


    TS Phạm Sỹ Liêm: Chuyện ngược đời, đất vàng dắt quy hoạch

    Tiếp tục phản ảnh hiện tượng cổ phần hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vàng trụ sở các DNNN không minh bạch đã khiến thất thoát tài sản nhà nước rất nhiều. TS Phạm Sỹ Liêm – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu dẫn chứng hàng loạt các cao ốc thi nhau mọc trên đất di dời, cổ phần hóa doanh nghiệp như tòa nhà 8B Lê trực, Công ty CP Dệt Mùa Đông ở 47 Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội)… các dự án được xây dựng trên khu đất cổ phần hóa do DNNN nhượng lại hoặc phát triển trên đất cổ phần hóa.

    Mới đây nhất là khu đất của Xí nghiệp cơ khí Hà Nội đang thực hiện xong việc nhượng lại khu triển lãm Giảng Võ Hà Nội và sẽ còn nhiều dự án tương tự như vậy nữa.

    Theo ông Liêm, nguyên nhân của những bất cập trên xuất phát từ một Nghị định chống ách tắc giao thông đô thị của Chính phủ ban hành từ năm 2008. Theo Nghị định trên, thành phố có chủ trương di dời các nhà máy, xí nghiệp, trường đại học, bệnh viện ra ngoài nội đô để giảm tải cho thành phố.

    Tuy nhiên, trong khi hàng loạt các trường đại học, các công ty, xí nghiệp thực hiện chủ trương di dời thì ngay lập tức diện tích các khu đất này (thường là các khu đất vàng) đã được thực hiện mua bán, sang nhượng cho các nhà đầu tư khác. Từ đây, rất nhiều cao ốc, trung tâm thương mại đã mọc lên, không những tăng thêm áp lực cho nội đô mà còn là cơ hội cho tham nhũng, thất thoát tài sản nhà nước xảy ra.

    TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng đang chỉ ra một hiện tượng khác khi các doanh nghiệp địa ốc lớn thâu tóm đất vàng, đó là vấn đề quy hoạch đô thị.

    “Tôi hoàn toàn hoan nghênh nhà cao tầng. Có nhà cao tầng là tốt nhưng nhà cao tầng rồi thì hạ tầng cơ sở xung quanh phải cải tạo đồng bộ, cải tạo bên trên đồng thời phải cải tạo hạ tầng (đường, điện, nước...) thì mới tương xứng. Vấn đề này lại không thấy ai lo.

    Hà Nội hay các tỉnh thành khác đều đang xảy ra một hiện tượng “bất động sản dẫn dắt quy hoạch (tức là quy hoạch chạy theo để hợp thức hóa cho các dự án bất động sản). Đây là nghịch lý, trong khi thế giới phải xây dựng quy hoạch rồi mới có cao ốc nhưng chúng ta lại đang làm ngược lại”, ông Liêm nói.

    Vì thế, vị chuyên gia mới cho rằng, câu chuyện kêu gào thiếu bài đỗ xe, tắc đường là chuyện muôn thuở và còn lâu mới giải quyết được nếu vẫn còn tình trạng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mua chuộc cơ quan quản lý và dẫn dắt quy hoạch.

    Vấn đề nữa là nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước. Theo ông Liêm, câu chuyện này là rõ ràng và ai cũng thấy. Về lý thuyết, đất vàng sau khi DNNN di dời phải được bàn giao lại cho địa phương hoặc các bộ ngành quản lý. Khu đất ấy sẽ xác định có thể là trụ sở các sở, ngành của thành phố, khách sạn, công viên, nhà trẻ, trường học, thậm chí là nhà đỗ xe cao tầng...

    Trong trường hợp muốn bán lại, nhượng lại cho chủ đầu tư khác phải tổ chức đấu thầu, phải qua cạnh tranh mới có giá thực sự, nếu không người dân sẽ không biết giá thực là bao nhiêu. Nhưng thực tế, hầu hết các khu đất vàng đều được chuyển nhượng, sang tên hoặc chỉ định đầu tư mà không hề qua đấu giá công khai, nên mới xảy ra thất thoát, lãng phí rất lớn. Mới có hiện tượng đất cứ hở là lại mọc lên cao ốc.

    Liên quan tới câu chuyện này lại phát sinh một vấn đề nữa. Đó là quyền lợi của những người dân khi mua nhà trên khu đất này. Tại Điều 126, 147 Luật Đất đai 2013 quy định về thời hạn sử dụng đất, theo đó, đất giao cho cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh chỉ có thời hạn từ 50-70 năm. Hết thời hạn, nếu không có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước sẽ thu hồi lại thửa đất này.

    Ông đặt câu hỏi, quyền sở hữu của những người mua các căn hộ xây trên khu đất này liệu có đồng nghĩa với thời hạn thuê 50-70 năm của chủ đầu tư hay không?(BĐV)


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn