TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 09-05-2016

    Nga hủy bỏ thị thực cho khách du lịch theo nhóm từ Việt Nam

    Nga dự định tăng số lượng người đến thăm đất nước bằng cách bãi bỏ thị thực cho một số loại du khách, thep Sputniknews.
    san bay quoc te sheremetievo cua nga. anh sputnik/georgiy kurolesin

    Sân bay quốc tế Sheremetievo của Nga. Ảnh Sputnik/Georgiy Kurolesin

    Trong tương lai, các nhóm khách du lịch từ Trung Quốc, Ấn Độ và Iran sẽ có thể đến Liên bang Nga mà không cần xin visa.
    Cơ quan Du lịch Liên bang đã đưa ra đề xuất như vậy, Phó trưởng ban Nikolai Korolev cho biết.
    "Thực tế việc thực hiện các thỏa thuận liên chính phủ chứng tỏ tính hiệu quả về mặt tăng số lượng các chuyến đi, và có thể kiểm soát dòng khách du lịch tốt hơn, bởi vì có bên tiếp nhận là tổ chức du lịch cụ thể sẵn sàng cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách du lịch", ông Nikolay Korolev nói.

    Khánh thành trường Phật giáo 1.000 tỷ đồng ở Sài Gòn

    Học viện Phật giáo lớn nhất Việt Nam với tổng kinh phí xây dựng hơn 1.000 tỷ đồng đã khánh thành giai đoạn 1 vào sáng 8/5.
    mot toa nha cua hoc vien phat giao viet nam tai tp.hcm. anh: manh tung

    Một tòa nhà của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Ảnh: Mạnh Tùng

    Sau ba năm xây dựng, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) đã hoàn thành khu hành chính, dãy học đường, dãy Tăng viện và dãy Ni viện, chánh điện tạm và khu bếp trên khu đất rộng 8 ha.

    Sắp tới, với 14 ha đất còn lại, học viện sẽ xây dựng khu hội trường, tòa thư viện, chánh điện chính, nhà khách... với tổng chi phí xây dựng khoảng 1.000 tỷ đồng. Khi toàn bộ công trình học viện được hoàn tất thì đây là nơi tu Phật học nội trú lớn nhất nước.

    Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM có nguồn gốc từ Đại học Vạn Hạnh và tiền thân là trường Cao cấp Phật học Việt Nam do Hòa thượng Thích Minh Châu sáng lập.

    Năm 2012, Học viện được Thủ tướng Chính phủ cho phép đào tạo thí điểm hệ cao học. Hiện, học viện này có 11 khoa: Triết học Phật giáo, Hoằng pháp, Lịch sử Phật giáo, Anh ngữ Phật pháp, Công tác xã hội, Giáo dục mầm non…


    Thủ tướng khuyến khích sinh viên tiên phong khởi nghiệp

    Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam muốn trở thành quốc gia khởi nghiệp thì chính các bạn sinh viên phải khởi nghiệp đầu tiên.

    thu tuong nguyen xuan phuc gap go, noi chuyen voi can bo, giang vien va sinh vien truong dh hai phong chieu 8-5 - anh: tien thang

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường ĐH Hải Phòng chiều 8-5 - Ảnh: Tiến Thắng

    Chiều 8-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường đại học Hải Phòng.

    Trao đổi tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trên thế giới các chính khách đều đến nói chuyện ở trường đại học. Ở ta lâu nay thì chưa thành nếp, do vậy đặt ra yêu cầu là nói chuyện với các em nhiều hơn.

    “Hôm nay tôi không đọc bài phát biểu mà muốn nói chuyện với các em” - Thủ tướng nói.

    Thủ tướng nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính giáo dục đào tạo đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Nếu như năm 2000 tỉ lệ lao động qua đào tạo chỉ có có 16% thì nay đã lên 51%, trong đó có sự đóng góp lớn của các trường đại học nói chung, Đại học Hải Phòng nói riêng.

    Thủ tướng nêu vấn đề vì sao sinh viên VN ra nước ngoài nhiều, vấn đề chính là do chất lượng giáo dục.

    “Tôi vừa làm việc với Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản. Ông cho biết ở Nhật Bản có 38.000 sinh viên Việt Nam. Ở nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, thì viện, trường gắn chặt với sản xuất, kinh doanh, gắn với các vấn đề địa phương. Ở ta, giáo dục đào tạo tuy có nhiều thành tích, nhưng nhiều bạn sinh viên ra trường còn lớ ngớ lắm” - Thủ tướng nói.

    Thủ tướng chỉ rõ các trường đại học cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhất là với những trường nổi tiếng trên thế giới.

    Theo Thủ tướng, điều quan trọng nhất với các trường là đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học. Do vậy, nhà trường cần quan tâm xây dựng đội ngũ có tâm, có tầm.

    Thầy cô giáo là tấm gương, phải làm cho sinh viên sáng tạo hơn, chủ động hơn. Học đại học không phải chỉ là ghi chép.

    Khẳng định sinh viên là trung tâm của nhà trường, Thủ tướng dặn các bạn sinh viên cần sống có lý tưởng, sống có hoài bão. Việt Nam muốn trở thành quốc gia khởi nghiệp thì chính các em phải khởi nghiệp đầu tiên.

    “Các em phải có hoài bão. Chúng tôi cũng trưởng thành từ những cán bộ, công dân bình thường, không phải tất cả đều sẽ trở thành thủ tướng, nhưng mỗi công dân tốt đều có thể đóng góp cho đất nước mình” - Thủ tướng nhấn mạnh. 

    Ông Phạm Văn Cương, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường có nhiệm vụ đào tạo đại học đa ngành cho vùng duyên hải Bắc bộ. Trường có 38 đơn vị trực thuộc, 14 khoa, 1 viện, 800 cán bộ, viên chức với quy mô đào tạo khoảng 18.000 sinh viên. 


    Đà Nẵng hạ thủy hai tàu cá vỏ thép thiết kế riêng

    Ngày 8-5, tại âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), Công ty cổ phần kỹ thuật biển Stech hạ thủy tàu cá vỏ thép ĐNa-90767 TS của anh Nguyễn Sương (37 tuổi, trú huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi).

    ha thuy tau ca dna-90767 ts - anh: tan luc

    Hạ thủy tàu cá ĐNa-90767 TS - Ảnh: Tấn Lực

    Con tàu được khởi đóng từ tháng 9-2015 với công suất 820 CV, trị giá 17,5 tỉ đồng theo nguồn vốn vay của chương trình đóng tàu nghị định 67. Dự kiến ngày 20-5 tàu sẽ ra khơi.

    Anh Sương cho hay con tàu này không sử dụng mẫu thiết kế sẵn của Bộ NN&PTNT mà được Viện thiết kế Trường đại học Hàng hải (Hải Phòng) thiết kế mới theo ý tưởng của anh.

    “Cảm nhận ban đầu khá hài lòng, tàu có độ ổn định cao, ít rung lắc vì thiết kế giống tàu cá vỏ gỗ” -anh Sương cho hay.

    Trước đó, ngày 7-5 tại đây đã hạ thủy tàu cá vỏ thép QT-98777 TS của chủ tàu Võ Minh Bình (52 tuổi, trú huyện Gio Linh, Quảng Trị). Tàu ông Bình có công suất 822 CV, trị giá 14,5 tỉ đồng. Sử dụng thiết kế được điều chỉnh từ mẫu của Bộ NN&PTNT.


    TP.HCM cần hơn 2.000 tỉ đồng chống ngập

     Nhu cầu vốn chống ngập cho TP năm 2016 là 2.008,8 tỉ đồng, hiện tại được bố trí 725,3 tỉ đồng, còn thiếu gần 1.300 tỉ đồng. 

    nguoi dan song gan khu vuc bo ke thanh da, q.binh thanh, tp.hcm lo lai phai chiu canh song chung voi trieu cuong dang cao - anh: thanh tung

    Người dân sống gần khu vực bờ kè Thanh Đa, Q.Bình Thạnh, TP.HCM lo lại phải chịu cảnh sống chung với triều cường dâng cao - Ảnh: Thanh Tùng

    Với 725,3 tỉ đồng, TP đã bố trí vốn để triển khai 56 dự án. Trong đó, nhiều nhất là vốn dành cho 23 công trình đã thực hiện từ trước đó. 

    Khi các dự án này hoàn thành sẽ giải quyết hoàn toàn 6 điểm ngập do mưa (Đỗ Xuân Hợp, Kinh Dương Vương, An Dương Vương, quốc lộ 13, Nguyễn Xí, Ung Văn Khiêm); cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè hoàn thành đưa vào vận hành để bảo vệ một phần lưu vực các quận 1, 3, 10, Bình Thạnh, Phú Nhuận.

    Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP cho rằng cần rà soát quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM đã được Thủ tướng phê duyệt cuối năm 2008, quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2001 vì quy hoạch không còn phù hợp.

    Trong vòng 40 năm (1962-2001) TP xuất hiện 9 trận mưa trong 3 giờ, riêng 10 năm trở lại đây đã xuất hiện 30 trận. Trong 2 năm 2013-2014 có 3 trận và chỉ trong 60 phút lượng mưa đã đạt tới 100-122mm, đỉnh triều có lúc chạm mức +1,68m.

    Hạ tầng thoát nước TP không đáp ứng được gia tăng dân số khi so với trước năm 1975 đã tăng lên hơn 5 lần (từ 2 triệu lên hơn 10 triệu dân).


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn