TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 26-03-2016

    5 người Việt bị phạt tù ở Singapore vì ăn cắp

    cua hieu thoi trang h&m trong trung tam thuong mai ion orchard o singapore - anh: channel news asia/today.

    Cửa hiệu thời trang H&M trong trung tâm thương mại ION Orchard ở Singapore - Ảnh: Channel News Asia/Today.

    5 du khách Việt Nam đã bị nhà chức trách Singapore phạt tù vì đánh cắp số quần áo trị giá hơn 17.000 Đô la Singapore, tại các cửa hiệu H&M và Zara ở đảo quốc này, trong vòng chưa đầy 48 giờ đồng hồ.

    Theo trang Channel News Asia, trong số 5 người trên, có 4 người lĩnh án 28 tháng tù mỗi người. Người còn lại giữ vai trò chủ mưu bị kết án 31 tháng.

    Nhóm người này nhập cảnh vào Singapore từ Malaysia vào hôm 27/1/2016. Ngày hôm sau, họ bắt đầu ăn cắp đồ tại trung tâm thương mại ION Orchard.

    Người bị cho giữ vai trò đứng đầu trong vụ ăn cắp là Dinh Ngoc Luan, 27 tuổi. Luan dự định sẽ mang số quần áo đánh cắp được về Việt Nam để bán.

    Channel News Asia mô tả, tại ION Orchard, Hoang Dinh Cong sẽ đứng chờ sẵn tại một chỗ được xác định từ trước, tay cầm một va-li. Trong khi đó, những đồng phạm còn lại gồm Nguyen Quoc Hung, Nguyen Thi Luong và Dang Bich Thao sẽ vào một cửa hiệu cùng với Luan. Tất cả những người này cùng mang theo túi giấy màu nâu để đựng quần áo ăn cắp.

    Những chiếc túi giấy này sau đó được nhà chức trách phát hiện được lót bằng vật liệu đặc biệt. Việc lót túi như vậy được cho là lý do tại sao hệ thống cảnh báo an ninh không phát hiện được món đồ bị đánh cắp khỏi cửa hiệu.

    Sau mỗi “chặng”, những người này chuyển số đồ “thu hoạch” được từ túi giấy sang va-li hành lý mà Cong cầm. Tiếp đó, họ nhằm vào một cửa hiệu khác.

    Ba trong số những người này đã bị cảnh sát tuần tra trung tâm thương mại phát hiện với tang vật ăn cắp trên tay. Ngay sau đó, họ đã bị bắt. Hai người còn lại tẩu thoát, nhưng cuối cùng cũng sa lưới cảnh sát khi tìm cách xuất cảnh khỏi Singapore thông qua cửa khẩu Woodlands.

    Phó công tố viên Singapore Sivabalan Thanabal cho biết nhóm người Việt này đã tới Singapore “với mục đích rõ ràng là ăn cắp”, lợi dùng lòng hiếu khách của nước này. Ông thúc giục tòa án đưa ra án phạt thích đáng để “ngăn những nhóm có tư tưởng tương tự nhằm vào Singapore”.

    Vị Phó công tố viên cũng nói chiến dịch ăn cắp của nhóm người Việt trên đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Chỉ trong vòng chưa đầy 48 giờ đồng hồ sau khi tới Singapore, nhóm này đã đánh cắp được một lượng quần áo trị giá tới 17.380 Đô la Singapore.

    Với tội danh ăn cắp, 5 người này có thể chịu án tù lên tới 7 năm và bị phạt tiền.


    Nguyên Giám đốc Selaco lừa đảo hơn 11 tỷ đồng

    bi can huy va nhung giay to gia mao de lua dao nguoi lao dong.

    Bị can Huy và những giấy tờ giả mạo để lừa đảo người lao động.

    Dù biết rõ chi nhánh công ty không có chức năng tuyển người lao động xuất khẩu, nhưng Năng vẫn để Huy tuyển người đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản.

    Huy đã thực hiện hành vi lừa đảo và chiếm đoạt của người lao động số tiền gần 11 tỷ 500 triệu đồng. Làm rõ hành vi đưa 11 người đi lao động xuất khẩu trái phép Chiếm dụng tiền của lao động xuất khẩu Giám đốc 'đẻ' hàng ngàn chứng chỉ giả, lừa đảo người lao động xuất khẩu

    Nguyễn Trí Năng (44 tuổi, trú tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) nguyên là Giám đốc Công ty Selaco-Chi nhánh Hưng Yên. Lợi dụng chức vụ được giao, trong thời gian đương chức, Năng đã tự ý tuyển dụng Chu Đình Huy (32 tuổi, trú tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội) là lao động tự do vào làm việc tại chi nhánh này.

    Dù Năng biết rõ, chi nhánh công ty không có chức năng tuyển dụng và thu tiền của người lao động xuất khẩu, nhưng Năng vẫn để Huy toàn quyền quyết định nhiều vấn đề ở chi nhánh liên quan đến việc thu tiền, tuyển người đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản.

    Từ hành vi sai phạm của Năng, Huy đã thực hiện hành vi lừa đảo và chiếm đoạt của người lao động số tiền gần 11 tỷ 500 triệu đồng. Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố hai bị can này.

    Với danh nghĩa của Công ty Selaco-Chi nhánh Hưng Yên, Huy và Năng đã thông báo tiếp nhận hồ sơ, sơ tuyển, tổ chức hướng dẫn người lao động đi khám sức khỏe, thông báo cho người lao động đã trúng tuyển.

    Để tạo lòng tin với người lao động, Huy đã giới thiệu với mọi người rằng, mình là Trưởng phòng đối ngoại của Công ty Selaco-Chi nhánh Hưng Yên và sẽ trực tiếp làm các thủ tục cho người lao động xuất cảnh. Đồng thời, thông qua các lớp học tiếng Nhật, Huy còn đưa một số đối tượng người nước ngoài về nói chuyện.

    Trong thời gian người lao động học tiếng, Huy yêu cầu họ nộp tiền để làm thủ tục đi lao động xuất khẩu tại Nhật Bản. Huy và Năng đã sử dụng phiếu thu có đóng dấu treo của Công ty Selaco-Chi nhánh Hưng Yên để viết phiếu thu, thu tiền của nhiều người lao động và nhận tiền của họ.

    Ngoài ra, Huy còn thuê một số đối tượng (chưa xác định rõ) làm giả các thẻ lưu trú, Visa và scan ảnh của người lao động vào đó, rồi gửi qua email cho người lao động tin tưởng. Tiếp đó, Huy lại thông báo ngày bay, giờ bay cho người lao động, rồi lại thông báo hoãn để họ yên tâm chờ đợi được đi xuất khẩu lao động.

    Từ tháng 2 đến tháng 9-2013, Huy đã trực tiếp thu và thông qua 4 người môi giới thu tiền dịch vụ để nhận của nhiều người có nhu cầu xuất khẩu lao động tại Nhật Bản số tiền gần 11 tỷ 500 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này, Huy đã chiếm đoạt và sử dụng vào mục đích cá nhân.

    Cơ quan điều tra xác định, trong vụ án này, Năng đã có hành vi lợi dụng chức vụ được giao là Giám đốc Công ty Selaco-Chi nhánh Hưng Yên để thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ, vượt quá thẩm quyền cho phép như nhận Huy vào làm việc, thành lập và bổ nhiệm hai Trưởng văn phòng tại huyện Vũ Thư và huyện Đông Anh để lợi dụng phiếu thu và danh nghĩa của Công ty Selaco- Chi nhánh Hưng Yên thu tiền của rất nhiều người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Số tiền Huy được hưởng lợi từ những hành vi trái phép là gần 1,9 tỷ đồng.

    Với hành vi phạm tội đã gây ra, bị can Huy bị truy tố về tội lừa đảochiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt cho tội danh này từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Bị can Năng bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Khung hình phạt dành cho tội danh này từ 10 năm đến 15 năm tù.


    Một vụ án, 35 cán bộ hải quan ‘nhúng chàm’

    tru so cong ty co phan thuc pham cong nghe sai gon do bi can le dung lam giam doc bi thiet hai hon 52 ti dong. anh: n.duc

    Trụ sở Công ty Cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn do bị can Lê Dũng làm giám đốc bị thiệt hại hơn 52 tỉ đồng. Ảnh: N.ĐỨC

    Trong số này có ba cán bộ hải quan của TP.HCM và 32 cán bộ hải quan, gồm chi cục trưởng, chi cục phó của một cửa khẩu ở An Giang.

    Như chúng tôi đã thông tin , VKSND TP.HCM đã truy tố 46 bị can trong vụ án Lê Dũng (nguyên giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn, Infoodco có 51% vốn nhà nước, thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn) và đồng phạm chiếm đoạt gần 126 tỉ đồng của Nhà nước. Trong đó, tiền đã được hoàn thuế VAT là hơn 80 tỉ đồng.

    Các bị can bị truy tố về các tội buôn lậu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng nói, trong số này có đến 35 bị can là cán bộ hải quan của TP.HCM (ba người) và An Giang (32 người).

    Bán khống “moi” hàng chục tỉ tiền hoàn thuế

    Cáo trạng xác định bị can Lê Dũng dùng pháp nhân công ty nhà nướccùng với Trần Thị Bích Tuyền, Hứa Châu (giám đốc hai DNTN) và nhiều cán bộ hải quan câu kết “moi” tiền của Nhà nước.

    Theo đó, các bị can này xuất khẩu 20.000 kg gạo trị giá 190 triệu đồng tại cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IV (TP.HCM) nhưng khai báo là 3.000 thùng thuốc lá hiệu Craven “A” trị giá đến 23,6 tỉ đồng.

    Sau đó, Dũng, Tuyền và nhiều bị can khác lập các hợp đồng mua bán và thanh toán khống thuốc lá điếu qua Campuchia nhằm có bộ hồ sơ xuất khẩu xin hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT).

    Bằng cách này, Dũng và các đối tượng được Cục Thuế TP.HCM cho hoàn hơn 80,3 tỉ đồng tiền thuế. Các đối tượng chia nhau số tiền trên, trong đó Dũng để lại Infoodco hơn 19 tỉ đồng. Hứa Châu hưởng hơn 32 tỉ đồng và Tuyền hưởng 29 tỉ đồng.

    Theo cáo trạng, Tuyền dùng một phần tiền được chia đưa cho nhân viên (Nguyễn Ngọc Mẫn) để hối lộ cho ba cán bộ hải quan TP.HCM gồm Nguyễn Tiến Lộc, Đinh Văn Trí, Lê Hà và Nguyễn Thanh Long (cán bộ hải quan An Giang) để thông quan hàng hóa giả tạo. Tuy nhiên, các bị can này phủ nhận lời khai của Mẫn. Riêng bị can Lộc, Trí thừa nhận có nhận tiền bồi dưỡng từ Mẫn với số tiền không quá 1 triệu đồng/lần.

    Cũng với thủ đoạn trên, bị can Dũng đã chỉ đạo nhân viên lập nhiều bộ hồ sơ khống xin hoàn hơn 45,6 tỉ đồng thuế VAT nhưng bị phát hiện. Dù chưa được duyệt hoàn thuế, Dũng chỉ đạo nhân viên chi trước tiền thuế VAT cho “đối tác” hơn 36 tỉ đồng. Trong đó, Hứa Châu hưởng hơn 18 tỉ đồng, Tuyền hưởng hơn 18 tỉ đồng. Tuyền đã chi 4 tỉ đồng để đưa hối lộ cho cán bộ hải quan cửa khẩu Khánh Bình (An Giang)...

    Chi cục hải quan “nhắm mắt” ký khống

    Trong vụ án trên, nhiều cán bộ hải quan đã tiếp tay cho các vi phạm. Cụ thể, bị can Đinh Văn Trí, Nguyễn Tiến Lộc (cán bộ kiểm hóa hàng xuất khẩu tại hải quan cảng Sài Gòn - khu vực IV) bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.

    Kết quả điều tra cho thấy hai cán bộ này được giao kiểm hóa hàng xuất khẩu của Infoodco. Tuy vậy, Trí không kiểm tra hàng theo quy định mà ký xác nhận kiểm hóa hàng xuất khẩu cho hai bộ tờ khai của Infoodco theo yêu cầu của Nguyễn Tiến Lộc.

    Từ hai bộ tờ khai khống xuất khẩu thuốc lá Craven “A” trị giá hơn 90 tỉ đồng này, Cục Thuế TP.HCM hoàn thuế VAT hơn 15,5 tỉ đồng. Đây cũng là số tiền mà cơ quan điều tra xác định Trí đã gây thiệt hại cho Nhà nước. Tương tự, Lộc vì động cơ vụ lợi đã không kiểm hóa theo quy định trên sáu tờ khai xuất khẩu thuốc lá của Infoodco gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 17,5 tỉ đồng.

    Còn Lê Hà, cũng là cựu cán bộ Hải quan TP.HCM, đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, tiếp nhận hồ sơ trình cho cấp trên bốn tờ khai xuất khẩu thuốc lá của Infoodco khi chưa có giấy phép của Bộ Công Thương, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1,9 tỉ đồng.

    Đáng chú ý là sai phạm của hàng loạt cán bộ ở Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình. Trong đó, bị can Nguyễn Văn Biên - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu này móc nối với Lâm Thị Thủy (người của bị can Tuyền) và chỉ đạo cấp dưới là Nguyễn Phi Công, Thái Thanh Nguồn (phó chi cục trưởng) và hàng chục cán bộ khác xác nhận khống vào các tờ khai của Infoodco xuất khống qua Campuchia.

    Tuyền đưa cho Thủy 4 tỉ đồng để “thưởng” cho Biên về việc chỉ đạo xác nhận hồ sơ xuất khẩu khống. Tuy vậy, Thủy đưa cho Biên hơn 1,1 tỉ đồng…

    Tiếp đó, Biên cùng đồng phạm trong đơn vị ký khống 120 tờ khai xuất khẩu với tổng giá trị gần 450 tỉ đồng. Biên được “thưởng” hơn 240 triệu đồng từ phi vụ này. Các cán bộ còn lại cũng được “lại quả” từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng từ việc ký khống. Cáo trạng xác định hành vi xác nhận khống của Biên gây thiệt hại hơn 52 tỉ đồng cho Nhà nước. Đến nay số tiền này không có khả năng thu hồi.


    Chi 4.800 tỷ đồng bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam năm ngoái

    bao cao cho hay, tinh den 31/12/2015, so nguoi tham gia bao hiem that nghiep tai viet nam la 10.287.594 nguoi, tang 1.067.841 nguoi, tuong ung tang 11,58% so voi nam 2014.

    Báo cáo cho hay, tính đến 31/12/2015, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam là 10.287.594 người, tăng 1.067.841 người, tương ứng tăng 11,58% so với năm 2014.

    Tổng số chi bảo hiểm thất nghiệp năm 2015 ước là 4.800 tỷ đồng, giảm 0,41% so với năm 2014, tương ứng với 20 tỷ đồng

    Những số liệu này được nêu trong báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2015, vừa được Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền gửi các vị đại biểu Quốc hội.

    Báo cáo cho hay, tính đến 31/12/2015, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam là 10.287.594 người, tăng 1.067.841 người, tương ứng tăng 11,58% so với năm 2014.

    Nhưng, số thu vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp ước là 9.470,3 tỷ đồng, giảm 21,05% so với cùng kỳ năm 2014, tương ứng với số thu giảm 2.525,3 tỷ đồng.

    Lý do số thu bảo hiểm thất nghiệp giảm là do theo quy định của Luật Việc làm, từ năm 2015, ngân sách Nhà nước không thực hiện hỗ trợ trực tiếp 1% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà sẽ căn cứ vào tình hình kết dư của quỹ để hỗ trợ, bà Chuyền giải thích.

    Cũng theo báo cáo, tính đến hết 31/12/2015, có 283.244 đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng 7,3% so với năm 2014, tương ứng tăng 19.249 đơn vị.

    Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 12.065.378 người, tăng 5,35% so với cùng kỳ năm 2014 tương ứng tăng 612.856 người.

    Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội cũng là nội dung được nêu tại báo cáo.

    Theo đó, trong năm 2015, ước số lãi thu được từ đầu tư đạt 32.000 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm 2014, đạt 106,7% so với kế hoạch Chính phủ giao đầu năm.


    “Quốc gia mà có nhiều Hòa “đại nhân” thì dân lấy gì mà ăn”

    dai bieu do van duong (tp hcm) trao doi voi bao chi ben le quoc hoi (anh: x.h)

    Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội (Ảnh: X.H)

    Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) đã nói như vậy khi trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội ngày 24.3, về việc nhà nước phải làm ngay tinh giản biên chế cũng như quyết liệt xử lý nạn tham nhũng hiện nay.

    Ông Đỗ Văn Đương cho biết: Hiện nay biên chế nhà nước đang quá nhiều. Muốn tinh giản được biên chế Nhà nước thì phải nhất thế hóa. Hiện công chức biên chế nhà nước đang quá nhiều, chi ngân sách cho lương đã 400 nghìn tỷ đồng, trong khi tổng ngân sách chỉ có 1 triệu tỷ đồng. Còn bao nhiêu chi phí khác nữa, nào chi phí hành chính, chi phí công vụ…tốn lắm. Làm không đủ chi cho riêng bộ máy nhà nước này thì làm gì còn phát triển được.

    Thưa ông, như ông vừa nói muốn tinh giản biên chế thì phải nhất thể hóa, vậy cụ thể là gì?

    Cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, cái đầu tiên và trước mắt là phải tinh giản bộ máy nhà nước, tinh giản bộ máy nhà nước được thì tinh giản biên chế được. Nhưng cần phải tránh kiểu tinh giản nhà nước hiện nay là chỉ tinh giản cái tên thôi. Ví dụ, hai Cục nhập vào làm một nhưng bộ máy thì vẫn còn đó, con người vẫn còn đó thì không giải quyết vấn đề gì cả. Mà không chỉ giảm cơ quan nhà nước mà còn phải giảm cả tổ chức đoàn thể. Như thế là phải nhất thể hóa.

    Ví như, bên Lào tỉnh trưởng, thị trưởng đã nhất thể hóa rồi và nó bớt tầng lớp trung gian đi. Một ông chỉ đạo, một ông thực hiện luôn, chứ một ông đứng ngoài sân chỉ đạo ông trọng tài là không được. Nhiều khi còn bị tuýt còi ngược lại chứ, theo tình huống trên sân cỏ chứ. Ý nói là chính sách thực thi vào cuộc sống kéo dài quá, thậm chí ngược lại. Thậm chí còn tình trạng nói một đàng, làm một nẻo.

    Thứ hai muốn tinh giản biên chế, đừng có làm đề án, xác định vị trí việc làm cho lâu dài. Theo tôi cần phải giao chỉ tiêu cụ thể, năm nay giảm 1000 người, bộ kia 2000 người, còn giảm thế nào thì tự nội bộ phải đấu tranh với nhau. Tôi nhấn mạnh, việc này phải làm ngay, có kế hoạch lộ trình, báo cáo kết quả, ngay thì mới được.

    Có ý kiến cho rằng việc nhất thể hóa như vậy thì quyền lực sẽ tập trung vào một người quá lớn?

    Không phải thế, tổ chức bộ máy nhà nước ta bao giờ cũng có sự kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan rồi, có sự kiểm soát giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, chứ không phải một người mà muốn làm gì thì làm được đâu. Ví dụ phía Uỷ ban muốn làm gì bao giờ ông cũng phải nhìn ông tư pháp xem có sai pháp luật không.

    Ông lập pháp, rồi hành pháp cũng phải kiểm soát lại Quốc hội…cái đó không ngại, các nước đã làm rồi, vấn đề ở đây là bớt bộ phận trung gian đi, coi trọng người trực tiếp làm ra sản phẩm, muốn như vậy phải là những người thực sự có chuyên môn, giảm cán bộ phong trào đi, hô khẩu hiệu đi. Nói thì được, nhưng làm thì dở, chỉ xoay sở làm lãnh đạo, ngước lên thì có quyền lực. như thế gắn với tham nhũng đấy.

    Những người có tài, thông thường người ta có đạo đức, tập trung vào chuyên môn, chứ không nghĩ tới trò xỏ lá ba que. Người có đức, nhưng đức phải nằm trong cái tài, coi trọng cái tài, tận tụy công việc chính là đạo đức. Tận tụy công việc là đạo đức chứ? Đạo đức công vụ. Một ông nói đạo đức nhưng không làm gì cả, nhưng xét về mặt công vụ, không làm gì cả đó là vô đạo đức. Đừng nói đạo đức chung chung, đạo đức gia đình, đạo đức xã hội…đạo đức phải phân loại ra thế chứ, đạo đức chung chung là cái gì

    Phát biểu tại tổ về tình hình kinh tế xã hội năm 2011 – 2015 sáng 24.3, ông có ví von về tình trạng bộ máy nhà nước cồng kềnh hiện nay như 1 ông nông dân cõng 4 công chức béo thì chết. Mấy ông công chức béo như ông nói ở đây thuộc loại nào?

    Đó là cái loại tham nhũng. "Công chức gầy béo" ở đây không phải là thể xác, mà béo ở đây là béo tổng thể, béo tài sản, gia đình vợ con hoành tráng, cổ phần cổ phiếu, tài sản nhiều, đó là loại công chức béo.

    Vậy theo ông số lượng "công chức béo" này có nhiều không?

    Không thể nói cụ thể ngay được, nhưng theo cử tri phản ánh thì chắc chắn là nhiều. Có người nói chỉ 1% dân số thôi nhưng tổng thu nhậpcủa họ bằng 99% dân số, ở một số nước đấy. Xem phim Lưu gù thấy đấy, ngân khố quốc gia có 2 triệu lạng vàng, riêng Hòa “đại nhân” có 800 triệu lạng. Thử hỏi quốc gia mà có nhiều Hòa “đại nhân”, thì dân còn gì để ăn, tài sản quốc gia hết.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn