TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh sáng 04-05-2016

    Trung Quốc “gậy ông đập lưng ông” ở Biển Đông

    Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc tranh giành chủ quyền tại Biển Đông qua đường 9 đoạn.

    mot goc da xu bi dang duoc trung quoc rao riet boi lap, xay dao nhan tao

    Một góc Đá Xu bi đang được Trung Quốc ráo riết bồi lấp, xây đảo nhân tạo

    Tuy đạt được một số kết quả, nhưng Trung Quốc sẽ không tránh được thế «gậy ông đập lưng ông».

    Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh cảm thấy bất an vì một loạt các động thái của phương Tây, theo South China Morning Post (Hong Kong) cho biết. Mỹ và châu Âu đã kêu gọi Bắc Kinh hãy tuân thủ phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực.

    Một chiến dịch vận động công luận lên án Bắc Kinh đang diễn ra rất mạnh tại Mỹ. Washington luân chuyển quân thường xuyên hơn, đóng 5 căn cứ mới tại Philippines và tuần tra chung tại Biển Đông. Nỗ lực dài hơi của Nhật đã huy động G7 lên án hành động vũ lực hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.

    Có lẽ Trung Quốc e sợ áp lực liên hoàn này «lùa» họ vào thế cờ phải «thượng tôn pháp luật», do vậy Bắc Kinh phải đối phó bằng cách tấn công trước bằng vận động ngoại giao Theo Japan Times, trong hai tuần vừa qua, Bắc Kinh đã thu được một số thành quả trong chiến thuật lôi kéo một số quốc gia ủng hộ lập trường chống quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông. Theo Bắc Kinh khoe khoang thì Ấn Độ, Nga, Pakistan, Belarus, Lào và Brunei đã nghiêng theo Trung Quốc.

    Nỗ lực vận động của Bắc Kinh được khởi động từ tháng 4, nhân một cuộc họp tay ba cấp ngoại trưởng của Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Lần đầu tiên một bản thông cáo chung về Biển Đông được công bố, nhưng với nội dung hoàn toàn là một bản sao của lập trường Trung Quốc: giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán song phương giữa hai bên có liên can.

    Vài ngày sau, bộ ngoại giao Trung Quốc ra thêm một bản thông cáo cho là ba nước Đông Nam Á là Campuchia, Lào và Brunei đồng thuận với Trung Quốc. Ngay lập tức, Phnom Penh, mặc dù có tiếng «thân» Bắc Kinh đã vội vã cải chính. Phát ngôn viên chính phủ Hun Sen tuyên bố hoàn toàn «không thảo luận, không thỏa hiệp» với Vương Nghị, khi ngoại trưởng Trung Quốc đến vận động.

    Cũng trong chiến thuật hóa giải mọi chống trả trong khu vực, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mà từ nay kiêm nhiệm tổng tư lệnh tối cao quân đội Trung Quốc ngày 28/4 đã đề nghị thăm dò «cách tiếp cận mới về an ninh khu vực», để thay thế điều mà ông Tập gọi là «tư duy lỗi thời» dựa trên một liên minh do Mỹ lãnh đạo.

    Và sau khi đã xây dựng một loạt đảo nhân tạo lấn chiếm của Việt Nam và Philippines để làm tiền đồn, bản tin của Tân Hoa Xã cùng ngày 28/4, Bắc Kinh đưa ra sáng kiến hợp tác quốc tế đặt trên nền tảng «đối tác giữa Trung Quốc, ASEAN và Đông Á».

    Theo nhận định của chuyên gia an ninh Châu Á Thái Bình dương Jonathan Bershire Miller, thâm ý của Bắc Kinh là dùng quyền lợi làm mồi nhử để phân hóa và làm rạn nứt ASEAN, bỏ rơi Philippines. Lãnh đạo Trung Quốc nghĩ rằng có thể làm phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực mất tính chính danh, khi có nhiều thành viên của ASEAN và cường quốc như Nga, Ấn, Pakistan … không ủng hộ.

    Nhưng theo chuyên gia Miller, mưu kế của Bắc Kinh sẽ khó thành, vì Trung Quốc chỉ lôi kéo được «khách hàng hay chế độ thân thiện». Tiếng nói ủng hộ lập trường của Bắc Kinh do vậy mất hết trọng lượng. Mặt khác thâm ý gây chia rẽ của Trung Quốc đã bị ASEAN tố giác. Giới ngoại giao Singapore đặt câu hỏi như tát vào mặt «phải chăng Trung Quốc muốn can thiệp vào nội bộ ASEAN?»

    Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân, trong một cuộc họp về việc thực thi Tuyên bố Ứng xử tại Biển Đông DOC tại Singapore ngày 27/4 phải thừa nhận là đã «bị sốc» trước lời tố cáo mạnh mẽ này.


    Khai mạc cuộc tập trận ADMM+ tại Brunei

    Ngày 3/5, cuộc tập trận An ninh hàng hải và Chống khủng bố đầu tiên theo cơ chế của Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) đã chính thức được bắt đầu.

    cac si quan nhan mat khau cho phan mem dieu hanh dien tap tai admm+. anh: tuoitre.vn

    Các sĩ quan nhận mật khẩu cho phần mềm điều hành diễn tập tại ADMM+. Ảnh: tuoitre.vn

    Buổi lễ khai mạc ADMM+ đã được tổ chức tại Trung tâm Điều phối Đa quốc gia (MNCC) tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei.

    Phát biểu khai mạc cuộc tập trận ADMM+, Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Hoàng gia Brunei (RBAF), ông Mohd Tawih bày tỏ tin tưởng cuộc tập trận này sẽ đưa ra cương lĩnh cần thiết về sự minh bạch và tiếp xúc công khai nhằm giảm mọi căng thẳng, tăng cường lòng tin và thiết lập sự hợp tác sâu sắc hơn giữa các nước tham gia.

    Cuộc tập trận năm nay do RBAF và Lực lượng quân sự Singapore đồng tổ chức diễn ra từ ngày 1-12/5. Đây là cuộc tập trận đa phương với mục tiêu tăng cường hợp tác quân sự cũng như khả năng liên kết giữa các nước tham gia nhằm phản ứng trước các mối đe dọa hàng hải.

    Kết thúc lễ khai mạc cuộc tập trận trên, chỉ huy RBAF, các quan chức cấp cao và quân nhân từ các nước tham gia ADMM+ cùng tham quan Trung tâm quản lý diễn tập ở MNCC.

    Cơ chế ADMM+ được đề xuất và thành lập trong các Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với mục tiêu tăng cường sự tin tưởng và hợp tác lẫn nhau giữa các nước ASEAN và các nước liên quan tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, cùng đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống xuyên quốc gia.


    Hàn Quốc cảnh báo âm mưu bắt cóc của Triều Tiên

    Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên có thể bắt cóc công dân nước này hoặc có hành động khủng bố, không lâu sau khi Bình Nhưỡng cáo buộc Seoul dụ dỗ 13 người đào tẩu.

    "Chúng tôi duy trì cảnh báo về khả năng Triều Tiên có thể bắt cóc công dân của chúng tôi, hoặc tiến hành các hành động khủng bố nước ngoài",Reuters dẫn lời Jeong Joon-hee, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc trong cuộc họp báo ngày 2/5.

    Theo người phát ngôn, tất cả các biện pháp đề phòng đã được đưa ra, nhằm đảm bảo an toàn cho công dân Hàn Quốc ở nước ngoài, bao gồm lệnh tăng cường an ninh tại các cơ quan ngoại giao.

    mot co gai trong nhom nhan vien nha hang trieu tien o thanh pho ninh ba, tinh chiet giang, trung quoc khoc khi ke voi cnn cau chuyen cac dong nghiep tron sang han quoc. anh: cnn

    Một cô gái trong nhóm nhân viên nhà hàng Triều Tiên ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc khóc khi kể với CNN câu chuyện các đồng nghiệp trốn sang Hàn Quốc. Ảnh: CNN

    Trước đó, phía Hàn Quốc cho biết 13 người, gồm một nam quản lý và 12 nữ nhân viên làm việc cho một nhà hàng Triều Tiên ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã trốn sang Hàn Quốc.

    Tuy nhiên, Bình Nhưỡng cáo buộc Seoul đã dụ dỗ 13 người này đào tẩu và tuyên bố vụ việc thực chất là hành động bắt cóc giữa ban ngày.

    Theo thống kê, khoảng 29.000 người Triều Tiên đã trốn sang Hàn Quốc trong nhiều năm qua, riêng trong năm ngoái là gần 1.300 người.

    Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh nên tình hình chính trị giữa hai nước luôn ẩn chứa nhiều bất ổn. Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn, thay vì một hiệp ước hòa bình.


    Đoàn xe quân sự Mỹ bị chặn tại Moldova

    Các thành viên Đảng Xã hội của nước Cộng hòa Moldova (MDBGS) đã cố gắng để ngăn chặn đoàn xe chở thiết bị quân sự của Mỹ lăn bánh trên lãnh thổ nước này.

    mot doan xe quan su cua my. anh: afp/ ttxvn

    Một đoàn xe quân sự của Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

    Lãnh đạo MDBGS Igor Dodon tuyên bố với các nhà báo rằng đoàn xe bị chặn của Mỹ đang trên đường tham gia cuộc tập trận Dragon Pioneer 2016. Ông Dodon cho biết họ đã kiểm tra giấy tờ của các quân nhân NATO.

    Cuộc tập trận Dragon Pioneer-2016 sẽ được tổ chức tại Moldova từ ngày 3-20/5. Theo kế hoạch, tham gia cuộc tập trận này có 165 binh sĩ Moldova và 198 quân nhân Mỹ, 58 đơn vị thiết bị quân sự Mỹ, 40 máy rà phá bom mìn và máy móc đảm bảo hậu cần của quân đội Moldova.

    Sau đó, các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng đoàn xe của quân đội Mỹ vẫn được cho phép vào lãnh thổ Moldova. Đồng thời, được biết rằng số lượng thiết bị quân sự Mỹ đem tới đã gần gấp đôi so với đăng ký ban đầu.


    Saudi Arabia phê chuẩn phân định biên giới trên biển với Ai Cập

    quoc vuong saudi arabia salman bin abdel-aziz (trai) trong chuyen tham cairo hoi thang truoc. (nguon: thx/ ttxvn)

    Quốc vương Saudi Arabia Salman Bin Abdel-Aziz (trái) trong chuyến thăm Cairo hồi tháng trước. (Nguồn: THX/ TTXVN)

    Theo phóng viên tại Cairo, ngày 2/5, Chính phủ Saudi Arabia đã phê chuẩn thỏa thuận phân định biên giới trên biển giữa nước này và Ai Cập trong một phiên họp nội các do Quốc vương Salman bin Abdel-Aziz chủ trì.

    Tuần trước, Hội đồng Shura (Quốc hội) của Saudi Arabia cũng đã bỏ phiếu thông qua thỏa thuận nói trên với đa số phiếu tán thành.

    Thỏa thuận phân định biên giới giữa Saudi Arabia và Ai Cập được lãnh đạo hai nước ký kết ngày 8/4 trong chuyến thăm Cairo của Quốc vương Salman, theo đó Ai Cập công nhận chủ quyền của Saudi Arabia đối với hai hòn đảo ở Biển Đỏ - phía Nam bán đảo Sinai - là Tiran và Sanafir.

    Sau lễ ký, làn sóng biểu tình phản đối Chính phủ Ai Cập đã nổ ra tại nhiều tỉnh, thành nước này thu hút hàng nghìn người tham gia. 

    Những người biểu tình cho rằng việc ký kết trên vi phạm điều 151 Hiến pháp hiện hành của Ai Cập, theo đó những thỏa thuận liên quan đến chủ quyền, liên minh hay hòa giải cần phải được đưa ra trưng cầu ý dân trước khi Tổng thống phê chuẩn. 

    Nhiều người biểu tình đã bị chính quyền Ai Cập bắt giữ và sẽ sớm bị đưa ra xét xử với các tội danh biểu tình không có giấy phép, gây rối trật tự công cộng.

    Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi nêu rõ quyết định chuyển giao hai hòn đảo Tiran và Sanafir dựa trên các văn bản chính thức từ các cơ quan nhà nước Ai Cập, bao gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Tình báo quốc gia. 

    Theo Trung tâm hỗ trợ Thông tin và Quyết định, cơ quan trực thuộc Chính phủ Ai Cập, Ai Cập và Saudi Arabia không có tranh chấp liên quan đến đảo Tiran và Sanafir do hai hòn đảo vốn dĩ thuộc lãnh thổ của Saudi Arabia về mặt lịch sử, Ai Cập chỉ được giao kiểm soát vào năm 1950 trong bối cảnh leo thang xung đột với Israel. 

    Năm 1967, Israel chiếm Tiran và Sanafir, nhưng sau đó trao trả lại cho Ai Cập theo điều khoản được quy định trong Hiệp định hòa bình năm 1979 giữa hai nước. Cairo tiếp tục quản lý hai hòn đảo cho đến nay.

     


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn