TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh sáng 05-05-2016

    Trung Quốc sẽ diễn tập tàu ngầm, chiến hạm tiên tiến ở Biển Đông

    Quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành thêm các cuộc diễn tập ở Biển Đông trong tháng này, liên quan đến tàu chiến và tàu ngầm tiên tiến.
    mot tau ngam hat nhan tan cong nhanh cua trung quoc. anh: ndtv

    Một tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh của Trung Quốc. Ảnh: ndtv

    Xinhua cho biết các tàu, bao gồm một tàu khu trục tên lửa dẫn đường, sẽ tham gia diễn tập chống ngầm, chống tên lửa và các bài tập khác.

    Họ không nói chính xác nơi các cuộc tập trận sẽ diễn ra, nhưng nhấn mạnh rằng đây là hoạt động thường xuyên và đã được lên kế hoạch cho năm nay.

    Theo Reuters, Trung Quốc thỉnh thoảng công bố các cuộc diễn tập như vậy ở Biển Đông, khi nước này cố gắng chứng minh họ minh bạch về việc triển khai quân sự.

    Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối quốc tế. Nước này tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ quyền bằng các hoạt động cải tạo và xây dựng trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Bắc Kinh hôm 2/5 còn điều một tấn công đổ bộ 20.000 tấn, đưa đội văn nghệ tới phục vụ lực lượng đồn trú phi pháp tại đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam,

    Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam khẳng định mọi hoạt động xây dựng của nước ngoài tại hai quần đảo này, mà không được phép của Hà Nội, đều phi pháp và vô giá trị.


    Nga trì hoãn nghị quyết lên án Triều Tiên thử tên lửa

    Ngày 3/5, một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhằm lên án các vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, đã bị hoãn sau khi Nga sửa đổi một tuyên bố được 14 thành viên còn lại nhất trí.

    hdba lhq ngay 29/4 da nhom hop (anh) de thao luan ve mot du thao tuyen bo tang cuong trung phat trieu tien lien quan den cac vu thu ten lua dan dao cua nuoc nay. anh: epa/ttxvn

    HĐBA LHQ ngày 29/4 đã nhóm họp (ảnh) để thảo luận về một dự thảo tuyên bố tăng cường trừng phạt Triều Tiên liên quan đến các vụ thử tên lửa đạn đạo của nước này. Ảnh: EPA/TTXVN

    Triều Tiên đã bắn thử 2 vật thể được cho là tên lửa đạn đạo tầm trung hôm 28/4, song đều thất bại. Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Lưu Kết Nhất cho biết HĐBA đang làm việc nhằm nhất trí về một biện pháp phản hồi các vụ thử này.

    Tuy nhiên, theo Reuters, Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin hôm 2/5 nói rằng Moskva đã thêm vào "một số điểm rất giá trị" vào dự thảo tuyên bố của HĐBA, song phía Mỹ lại đang xem xét "một cách không vui vẻ". Ông Churkin nêu rõ: "Chúng ta cần phải nói thẳng vào vấn đề, và chúng tôi cho rằng việc yêu cầu các bên liên quan giảm quy mô hoạt động quân sự trong khu vực là rất quan trọng". Ông Churkin ám chỉ các động thái của Mỹ và Hàn Quốc, sau khi Nga và Trung Quốc hôm 29/4 kêu gọi Mỹ chớ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở Hàn Quốc.

    Một nhà ngoại giao giấu tên trong HĐBA nhận định: "Triều Tiên rõ ràng đang hành động một cách nguy hiểm và khiêu khích, và mọi thành viên của HĐBA đều quan ngại về điều này, trừ Nga. Đáng nói là các sửa đổi được Nga đề xuất không nhằm vào Triều Tiên, mà lại nhằm vào các quốc gia tìm cách tự vệ trước mối đe dọa này".

    Trong động thái phản ứng, Phó Đại sứ Anh tại LHQ Peter Wilson cho hay: "HĐBA cần phản hồi nhanh chóng, chúng tôi không hiểu lý do Nga trì hoãn trong khi tất cả các thành viên khác của HĐBA, trong đó có Trung Quốc, có thể nhất trí".


    Iran doạ "cấm cửa" Mỹ ở eo biển Hormuz

    Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz chiến lược (ở Vịnh Persia) đối với Mỹ và các đồng minh của Washington nếu họ "đe doạ" nước Cộng hoà Hồi giáo này.

    tau thuyen qua eo bien hormuz. anh: ap

    Tàu thuyền qua eo biển Hormuz. Ảnh: AP

    Ngày 4/5, Quyền Tư lệnh Quân đoàn Vệ binh Cách mạnh Hồi giáo Iran, Tướng Hossein Salami đã đưa ra tuyên bố trên.

    Truyền thông Iran dẫn lời ông Salami nhấn mạnh: "Nếu người Mỹ và các đồng minh của họ trong khu vực muốn đi qua eo biển Hormuz và đe doạ chúng tôi, thì chúng tôi sẽ không cho phép họ đi vào".

    Tuyên bố trên được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei hôm 2/5 chỉ trích các cuộc tập trận của Mỹ ở Vịnh Persia. Hiện gần 1/3 tổng khối lượng dầu mỏ giao dịch bằng đường biển được vận chuyển qua eo biển Hormuz.


    Mỹ ra hạn chót buộc Tổng thống Assad "chuyển tiếp chính trị"

    Ngày 1/8 sẽ là thời hạn chót để chính quyền Damascus khởi động tiến trình chuyển tiếp chính trị, Ngoại trưởng Mỹ John Kery nói.

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo chính quyền Syria và các các “đồng minh” Nga và Iran rằng, tháng 8 tới là hạn chót để khởi động chuyển tiếp chính trị nhằm loại bỏ Tổng thống Bashar al-Assad. Nếu không, họ sẽ phải đối mặt với những hệ quả từ “cách tiếp cận mới” của Mỹ đối với cuộc xung đột kéo dài hơn 5 năm này. 
    “Ngày mục tiêu cho quá trình chuyển tiếp là 1/8/2016. Giờ đã là tháng 5 rồi. Vậy thì phải có chuyển động nào đó trong vài tháng tới, nếu không thì quả thực họ đang đòi hỏi một tiến trình hoàn toàn khác”, ông Kerry phát biểu trước báo giới tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3/5 sau hai cuộc gặp trước đó với đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura cùng với Ngoại trưởng Nga diễn ra ở thủ đô Geneva và Moskva. Mục tiêu của các cuộc tiếp xúc này là khôi phục lệnh ngừng bắn ở Syria vốn đang có dấu hiệu đổ vỡ sau các cuộc giao tranh đẫm máu trong suốt 12 ngày qua tại Aleppo. 
    ngoai truong my john kerry phat bieu truoc bao gioi hom 3/5. anh: afp

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu trước báo giới hôm 3/5. Ảnh: AFP

    Lên án cuộc tấn công của quân nổi dậy nhằm vào một bệnh viện ở Aleppo làm 20 người thiệt mạng hôm 3/5, Ngoại trưởng Mỹ vẫn hướng sự công kích nhằm vào ông Assad và hai đồng minh chủ chốt của Damascus là Nga và Iran. “Nếu ông Assad không tuân thủ điều kiện này, chắc chắn sẽ có những hệ quả không như mong muốn. Một trong số đó có thể là sự sụp đổ hoàn toàn của lệnh ngừng bắn, đi liền sau là chiến tranh tái phát. Tôi không nghĩ phía Nga mong muốn điều đó. Tôi không nghĩ ông Assad sẽ thu lợi từ xu hướng này. Thậm chí, còn có nhiều hệ quả phản đòn khác đang được thảo luận. Đó là chuyện trong tương lai”, ông Kerry bày tỏ. 
     
    Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng cho biết ông và đồng cấp người Nga đang nỗ lực để đạt được các điều khoản chi tiết tạo lập lệnh ngừng bắn bền vững có hiệu lực ở Aleppo, tránh cho khu vực này khỏi thảm cảnh sụp đổ, bởi xung đột tại đây đang tiềm ẩn những yếu tố khó lường, có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Thế nhưng liền sau đó chính ông dường như cũng không mấy tin tưởng vào “thành công” khi bình luận rằng quân nổi dậy sẽ không bao giờ chấp nhận vai trò lãnh đạo của Tổng thống Assad. “Nếu chiến lược của ông Assad theo cách nào đó cho rằng chỉ cần chiếm giữ Aleppo hoặc chiếm giữ một khu vực nào đó là giành phần thắng, thì tôi có tin cho các bạn và ông ta đây: Chiến tranh không kết thúc. Một khi ông Assad còn đó, phe đối lập sẽ không dừng giao tranh”, Ngoại trưởng Mỹ nói. 
     
    Trong các cuộc tiếp xúc với hai người đồng cấp Nga và Iran tại Moskva và Tehran, ông Kerry nhìn nhận xu thế lắng dịu sẽ không tồn tại tại lâu ở Syria nếu các bên không nhanh chóng tiến đến thành lập một chính phủ chuyển tiếp tại quốc gia Trung Đông này, “vì đơn giản là ông Assad không có khả năng thống nhất đất nước”. 
     
     
    aleppo do nat sau cac cuoc giao tranh. anh: afp

    Aleppo đổ nát sau các cuộc giao tranh. Ảnh: AFP

     

    Hãng tin AP (Mỹ) bình luận, hiện chưa thể biết được “tối hậu thư” mà ông Kerry đưa ra có hiệu quả đến đâu. Lý do là bởi đã nhiều lần chính quyền Washington “thoái” lui sau khi đưa ra những lời đe dọa: Từ việc tuyên bố số phận ông Assad “chỉ còn tính bằng ngày”, cho tới hứa hẹn sẽ đánh đòn quân sự nhằm vào Syria một khi Damascus vượt “giới hạn đỏ” sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường. 
     
    Tính đến thời điểm này, chính quyền Tổng thống Barack Obama vẫn bác bỏ khả năng can dự trực tiếp tại Syria và không có ý định tăng cường hiện diện quân sự vượt quá con số 300 lính đặc nhiệm. Truyền thông Mỹ nhìn nhận, kịch bản lớn nhất về cái gọi là “cách tiếp cận mới” mà ông Kerry đề cập nhiều khả năng chỉ là cùng với các đồng minh khác (ví như Saudi Arabia) tăng cường viện trợ vũ khí cho quân nổi dậy, trong đó có cả các hệ thống tên lửa phòng không.

    Trung Quốc đưa tàu đổ bộ 20.000 tấn đến Trường Sa

    Truyền thông Trung Quốc đưa tin một tàu tấn công đổ bộ của nước này đã đến đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa, đưa đội văn nghệ tới phục vụ lực lượng đồn trú phi pháp tại đây.
    tau con lon son 998 neo phi phap tai da chu thap thuoc quan dao truong sa cua viet nam. anh: sina.

    Tàu Côn Lôn Sơn 998 neo phi pháp tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Sina.

    Theo Sina, Trung Quốc tối 2/5 tổ chức buổi liên hoan văn nghệ trên đá Chữ Thập phục vụ binh lính và công nhân đồn trú phi pháp tại các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang mạng đăng kèm hình ảnh tàu đổ bộ 20.000 tấn Côn Lôn Sơn 998 neo tại cầu cảng ở đá Chữ Thập.

    Côn Lôn Sơn 998 là tàu tấn công đổ bộ Type 071, do Trung Quốc tự chế tạo, được biên chế cho Hạm đội Nam Hải năm 2007. Tàu có lượng giãn nước toàn tải khoảng 25.000 tấn, dài 210 m, rộng 28 m, cao 7 m, tốc độ 45 km/giờ.

    Tàu có thể vận chuyển một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, 15 - 20 xe bọc thép, 4 trực thăng Z-8 và tàu đổ bộ đệm khí. Vũ khí trên Côn Lôn Sơn 998 gồm pháo hạm AK-176 76 mm, pháo hạm H/PJ-26, thiết bị phóng tên lửa. Trung Quốc sử dụng tàu Type 071 vận chuyển binh sĩ, xe bộ binh, xe tăng, để triển khai tác chiến đổ bộ, và máy bay, nhằm thực hiện đánh chiếm đảo, mục tiêu trên biển.

    Côn Lôn Sơn 998 từng tham gia hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 hồi tháng 5/2014 khi giàn khoan này tiến vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

    Trung Quốc hiện có 4 tàu đổ bộ Type 071, trong đó đã đưa vào sử dụng cho Hạm đội Nam Hải ba tàu mang tên Côn Lôn Sơn 998, Tĩnh Cương Sơn 999, Trường Bạch Sơn 989. Tàu Nghi Mông Sơn 988 đang trong quá trình thử nghiệm và tương lai tiếp tục được biên chế cho Hạm đội Nam Hải, phụ trách hoạt động tại khu vực Biển Đông.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn