TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh tối 12-04-2016

    Một "Liên minh trên biển Đông" đang hình thành

    Nhật Bản, Mỹ, Úc được cho là đang bắt tay lập liên minh an ninh trong nỗ lực thuyết phục các quốc gia châu Á tuân thủ luật pháp quốc tế

    Ngoại trưởng 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7, gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Nhật Bản, Canada, Đức) hôm 11-4 ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ sự khiêu khích trên biển Đông và biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang leo thang yêu sách đòi chủ quyền.

    Thông điệp chỉ trích

    "Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương khiêu khích hoặc đe dọa nào nhằm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng" - tuyên bố sau cuộc họp tại TP Hiroshima - Nhật Bản nêu rõ. Song song đó, G7 kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp hàng hải quốc tế và thực hiện mọi phán quyết mang tính ràng buộc do tòa án và tòa trọng tài đưa ra. Theo hãng Reuters, G7 có ý nhắc đến vụ Philippines kiện đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hiệp Quốc.

    Trang tin Bloomberg nhận định dù không nêu đích danh Trung Quốc nhưng tuyên bố trên phát đi thông điệp chỉ trích tham vọng bá quyền trên biển của nước này. "G7 đang nói rõ rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá nếu tiếp tục khiêu khích. Tuyên bố của G7 cũng giúp Mỹ có thêm chỗ dựa để thuyết phục các đồng minh chủ chốt, trong đó có Úc, cùng hành động" - ông Malcolm Davis, nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, nhận định.

    Cũng như mọi khi, Bắc Kinh lập tức phản bác. "Nếu G7 muốn tiếp tục đóng một vai trò lớn trên thế giới, nhóm này cần tìm hiểu sự thật từ những thông tin chính xác để xử lý các vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm nhất lúc này" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng lớn tiếng.
    ngoai truong cac nuoc g7 dang hoa tuong niem nan nhan trong vu my nem bom nguyen tu xuong tp hiroshima hom 11-4anh: reuters  

    Ngoại trưởng các nước G7 dâng hoa tưởng niệm nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống TP Hiroshima hôm 11-4Ảnh: REUTERS  

    Thái độ lạ lùng

    Phản ứng hằn học không thể che giấu được sự thật rằng tuyên bố trên đã giáng một đòn mạnh vào Trung Quốc. Dù không phải thành viên G7 song Bắc Kinh liên tiếp kêu gọi nhóm không can thiệp tình hình biển Đông. Trang tin EJ Insight của Hồng Kông chỉ ra điều lạ lùng: Bắc Kinh ủng hộ mạnh mẽ việc không can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước nhưng lại thường xuyên lên tiếng bảo quốc gia khác nên và không nên nói chuyện gì. Ở đây, điều mà Trung Quốc không muốn các nước khác đề cập là hành vi xây đảo nhân tạo trái phép và quân sự hóa của họ ở biển Đông.

    Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn nhận định của giáo sư danh dự Stein Ringen tại Trường ĐH Oxford (Anh) cho biết dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, một Trung Quốc mới đang nổi lên - quyết đoán và hung hăng hơn- khiến căng thẳng với các nước láng giềng gia tăng. Ngoài ra, kinh tế tăng trưởng chậm cũng buộc Trung Quốc tìm cách"chuyển lửa" ra bên ngoài, như tăng cường bành trướng ở biển Đông.

    Trong bối cảnh đó, chuyên gia Ernest Bower của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS - Mỹ) cho rằng Nhật Bản, Mỹ, Úc đang bắt tay lập một liên minh an ninh trong nỗ lực thuyết phục mọi quốc gia châu Á tuân thủ luật pháp quốc tế. Hồi cuối tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ký một hiệp định cung cấp thiết bị và công nghệ quốc phòng với Nhật Bản. Theo ông Bower, bản thân hiệp định đó có thể không quan trọng nhưng tác động lịch sử và địa chính trị của nó rất lớn. Thỏa thuận phát đi tín hiệu về sự hình thành một cấu trúc an ninh trỗi dậy từ tình hình biển Đông.

    Thỏa thuận trên được ký sau khi Tòa án Tối cao Philippines loại bỏ trở ngại pháp lý đối với Hiệp định Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) giữa Mỹ và Philippines. Ngoài ra, Nhật còn đang hợp tác chặt chẽ với Mỹ và Úc để tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của ASEAN. Mục tiêu của sự hợp tác tay ba này còn nhằm thuyết phục Trung Quốc rằng cách tốt nhất để họ thúc đẩy những lợi ích an ninh riêng là tham gia thiết lập quy tắc trong khu vực và tuân thủ luật pháp quốc tế.


    Hồ sơ Panama: Peru khám xét Văn phòng đại diện Mossack Fonseca

    Cơ quan Quản lý thuế Peru (Sunat) đã tiến hành khám xét văn phòng của Công ty luật Mossack Fonseca tại nước này ngày 11/4 để xác định có hay không việc trốn thuế liên quan đến “Hồ sơ Panama”.

    tru so cong ty luat mossack fonseca tai panama city ngay 4/4. anh: afp/ttxvn

    Trụ sở công ty luật Mossack Fonseca tại Panama City ngày 4/4. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo phóng viên TTXVN tại Trung Mỹ, một nhóm 20 nhân viên của Sunat cùng với sự hỗ trợ của cảnh sát đã tiến hành khám xét và thu giữ các tài liệu kế toán trong văn phòng của Mossack Fonseca nằm tại quận San Isidro ở thủ đô Lima. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành một loạt các yêu cầu cũng như kiểm tra thông tin các trường hợp liên quan nhằm xác minh các công ty được thành lập thông qua Mossack Fonseca có thực hiện các hành vi trốn thuế và gian lận tài chính tại Peru hay không.

    Trong khi đó, vụ bê bối trên cũng đang thúc đẩy nhiều nước triển khai mạnh mẽ các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi trốn thuế và rửa tiền. Tại Canada, chính phủ nước này đang tăng cường các nỗ lực chống trốn thuế ở nước ngoài thông qua việc giám sát chặt các đối tượng nộp thuế “có nguy cơ cao” và tiến hành khảo sát các giao dịch liên quan ở các "thiên đường thuế" nước ngoài. 

    Phóng viên TTXVN tại Canada cho biết trong thông báo đưa ra tại thủ đô Ottawa sáng 11/4, Tổng Cục thuế Canada nêu rõ sẽ đẩy mạnh các nỗ lực nhằm truy thu 2,6 tỷ dollar Canada (CAD), tương đương 2 tỷ USD, tiền thuế thất thoát trong 5 năm qua, chủ yếu từ các nguồn tiền được cất giấu ở nước ngoài để trốn thuế trong nước. 

    Thông báo nêu rõ trong khi phần lớn người dân thuộc tầng lớp trung lưu Canada trả tiền thuế sòng phẳng, thì một số cá nhân giàu có lại tuồn tiền ra các thiên đường thuế nước ngoài hòng trốn tránh nghĩa vụ. Người đứng đầu Tổng Cục thuế Diane Lebouthillier khẳng định cơ quan này sẽ kiên quyết xử lý mạnh tay mọi sai phạm về thuế trong thời gian tới. 

    Trong kế hoạch hành động mở rộng vừa được Tổng Cục thuế Canada công bố, cơ quan này sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ chính là phát hiện, điều tra và truy tố các trường hợp trốn thuế. Dự kiến, Isle of Man sẽ là công ty đầu tiên bị “sờ gáy” do đã tiến hành các giao dịch điện tử chuyển 860 triệu CAD (tương đương 666 triệu USD) ra nước ngoài trong hơn một năm qua. Ngoài ra, 3 chủ thể khác cũng sẽ bị điều tra nhưng chưa được nêu tên cụ thể. 

    Bên cạnh 4 chủ thể trên, Tổng Cục thuế Canada cũng sẽ làm việc với các tổ chức đã giúp những người giàu có trốn thuế hay lách thuế, và tùy từng trường hợp đề xuất biện pháp xử phạt hay yêu cầu điều tra hình sự. Cơ quan này cũng cho biết sẽ thuê 100 chuyên gia tài chính và kiểm toán viên để nâng tổng số hồ sơ thẩm định hàng năm từ 600 hiện nay lên thành 3.000, qua đó có thể bổ sung thêm 432 triệu CAD (khoảng 334 triệu USD) cho tổng doanh thu thuế hàng năm. 

    Ngoài ra, Tổng Cục thuế Canada cũng sẽ đối chiếu doanh thu thuế thực tế với tổng số thuế đáng lẽ phải thu được từ toàn bộ hoạt động trong nền kinh tế, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong việc xây dựng chính sách chống trốn thuế. 

    Toàn bộ kinh phí dành cho các hoạt động này được trích từ khoản ngân sách 444 triệu CAD (khoảng 334,5 triệu USD) được Chính phủ liên bang dự kiến cấp cho Tổng Cục thuế Canada trong 5 năm tới. Trước đó, từ tháng 1/2015, cơ quan này đã lưu lại toàn bộ các giao dịch chuyển tiền quốc tế có giá trị từ 10.000 CAD (gần 8.000 USD) trở lên, đồng thời tiến hành kiểm toán đối với những trường hợp khả nghi.(TTXVN)


    Trung Quốc nói muốn "tham vấn thân thiện" về đánh cá ở Biển Đông

    Trung Quốc nói họ muốn "hiệp thương hữu nghị" với các nước láng giềng để tránh đối đầu trong các hoạt động đánh bắt cá ở những nơi có tranh chấp trên Biển Đông.

    cac tau danh ca cua trung quoc. (nguon: afp)

    Các tàu đánh cá của Trung Quốc. (Nguồn: AFP)

    Báo Philippines Daily Inquirer ngày 11/4 đưa tin, Trung Quốc nói rằng họ sẽ tiến hành "hiệp thương hữu nghị" với các nước láng giềng để tránh đối đầu trong các hoạt động đánh bắt cá ở những nơi có tranh chấp trên Biển Đông, nhưng Manila khẳng định sẽ chờ phán quyết của tòa án quốc tế về tuyên bố chủ quyền biển của Bắc Kinh.

    Philippines hiện đang chờ đợi phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan), có thể sẽ được đưa ra trong vài tuần tới, sau khi Philippines nộp đơn khiếu nại về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích ở Biển Đông. 

    Vụ khiếu nại của Philippines nêu ra một số vấn đề, kể cả hoạt động đánh bắt cá ở vùng mà nước này gọi là Biển Tây Philippines, trong đó có việc Trung Quốc đã không làm theo luật và không ngăn chặn các công dân và tàu của nước này khai thác hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

    Trung Quốc còn ngăn cản bất hợp pháp các ngư dân Philippines kiếm sống thông qua can thiệp vào hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi cạn có tranh chấp Scarborough, mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham.

    Trong động thái mới nhất, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng sự đối đầu giữa các ngư dân Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Đài Loan có thể tránh được thông qua "hiệp thương hữu nghị." 

    Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, ông Lục Khảng tuyên bố: "Hợp tác nghề cá là một phần quan trọng trong sự hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có các nước ven Biển Đông."

    Văn bản ghi lại nội dung cuộc họp báo đã được đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

    Ông Lục Khảng nói chính phủ Trung Quốc coi trọng việc quản lý nghề cá và chỉ đạo ngư dân Trung Quốc tiến hành hoạt động khai thác phù hợp với luật pháp và các quy định. 

    Tuy nhiên, kể từ năm 2012, Việt Nam và Philippines đã ghi nhận nhiều trường hợp gây hấn của các tàu Trung Quốc.


    Israel trình làng hệ thống phòng thủ chống UAV

    Công ty quốc phòng Rafael của Israel ngày 11/4 đã giới thiệu hệ thống mới có tên là "Drone Dome" (Vòm bay không người lái) được thiết kế để phát hiện và vô hiệu hóa các thiết bị bay không người lái của đối phương.

    thiet bi drone dome cua israel.

    Thiết bị Drone Dome của Israel.

    Hệ thống sử dụng một radar và các thiết bị cảm biến quang học điện tử để phát hiện và lần theo sự di chuyển của các thiết bị bay không người lái, sau đó gây nhiễu hệ thống điện tử của chúng để chấm dứt hành trình bay. 

    Công ty Rafael cho biết hệ thống này ngăn chặn sự xâm nhập của các thiết bị bay không người lái rất nhỏ và cực nhỏ "được những kẻ khủng bố sử dụng nhằm thực hiện các cuộc tấn công trên không, thu thập tin tức tình báo và các hoạt động đe dọa khác". Cũng theo công ty này, người sử dụng hệ thống "Drone Dome" có thể kích hoạt các hệ thống can thiệp định vị vệ tinh và phá sóng radio để ngăn thiết bị bay không người lái di chuyển


    Ông Volodymyr Groysman được đề cử làm thủ tướng Ukraine

    tong thong ukraine petro poroshenko (giua), thu tuong ukraine arseniy yatsenyuk (phai) va chu tich quoc hoi volodymyr groysman tai phien hop dau tien cua quoc hoi ngay 27/11/2014. (nguon: afp/ttxvn)

    Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (giữa), Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk (phải) và Chủ tịch Quốc hội Volodymyr Groysman tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội ngày 27/11/2014. (Nguồn: AFP/TTXVN)


    Theo Reuters, ngày 11/4, ông Volodymyr Groysman, người nhiều khả năng sẽ trở thành Thủ tướng Ukraine, tuyên bố các thành viên trong liên minh đang tập hợp một nội các gồm những người có tư tưởng cải cách nhằm loại bỏ tham nhũng. 

    Ông Groysman được đề cử vào vị trí người đứng đầu Chính phủ Ukraine sau khi Thủ tướng Arseny Yatseniuk ngày 10/4 thông báo quyết định từ chức.

    Việc đề cử ông Groysman làm Thủ tướng cùng một chính phủ đề xuất sẽ phải được Quốc hội thông qua với đa số phiếu. 

    Tuy nhiên, việc ông Groysman được bổ nhiệm làm Thủ tướng Ukraine sẽ gây thất vọng cho một số nhà cải cách vì họ cho rằng điều này sẽ củng cố quyền lực trong tay của Tổng thống Petro Poroshenko.

    Hai đảng lớn nhất là đảng Khối Poroshenko (BPP) của Tổng thống Petro Poroshenko và Đảng Mặt trận Nhân dân của ông Yatseniuk dự kiến sẽ thông báo một thỏa thuận liên minh mới trong vài ngày tới với một chính phủ được tái cơ cấu do ông Groysman đứng đầu. 

    Ông Groysman được coi là một đồng minh lâu năm của Tổng thống Poroshenko.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn