TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh trưa 03-05-2016

    Indonesia tổ chức đối thoại khu vực về an ninh hàng hải

    Ngày 5/5 tới, các bộ trưởng ngoại giao và chỉ huy quân đội của Indonesia, Malaysia và Philippines sẽ nhóm họp vào để thảo luận việc tăng cường an ninh hàng hải.

    Các bộ trưởng ngoại giao và chỉ huy quân đội của Indonesia, Malaysia và Philippines sẽ nhóm họp vào ngày 5/5 tại Indonesia để thảo luận việc tăng cường an ninh hàng hải trong bối cảnh nạn cướp biển đang gia tăng ở khu vực.
     
    indonesia danh chim tau ca hoat dong trai phep ngay 5/4. anh: afp/ttxvn

    Indonesia đánh chìm tàu cá hoạt động trái phép ngày 5/4. Ảnh: AFP/TTXVN

    Bên cạnh đó, Tổng thống Widodo cũng gửi lời cảm ơn tới Chính phủ Philippines và nhiều bên tại Indonesia vì sự hợp tác trong vụ giải thoát 10 con tin Indonesia bị nhóm khủng bố Abu Sayyaf bắt cóc hồi tháng 3 năm nay ở vùng biển Philippines. Ông cho biết, Chính phủ Indonesia vẫn đang tiếp tục nỗ lực giải cứu 4 con tin khác bị nhóm phiến quân trên bắt vài tuần sau đó.
     
    Kể từ khi lên cầm quyền năm 2014, Tổng thống Widodo đã đưa vấn đề an ninh hàng hải trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ. Indonesia cảnh báo các vụ cướp biển trên vùng biển giữa Indonesia và Philippines đang ngày một gia tăng và có thể leo thang lên mức độ như ở Somalia, đồng thời yêu cầu các tàu thuyền tránh những khu vực nguy hiểm này.
     
    Sau vụ 14 thủy thủ Indonesia bị bắt cóc ở vùng biển Philippines hồi tháng 3, giới chức Indonesia đã kêu gọi tăng cường an ninh nhằm chống lại mối đe dọa bị cướp biển bắt cóc, trong đó có đề xuất các tàu di chuyển từ Borneo, Indonesia đến Philippines cần được hộ tống bằng tàu có vũ trang.

    Triều Tiên có thể không mời Trung Quốc tham dự đại hội đảng

    Bình Nhưỡng dường như đã không gửi lời mời Bắc Kinh tham dự đại hội lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên.
    nha lanh dao trieu tien kim jong-un phat bieu tai mot phien hop cua dang lao dong. anh: reuters.

    Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại một phiên họp của Đảng Lao động. Ảnh: Reuters.

    Yonhap mới đây dẫn một nguồn tin ngoại giao giấu tên tại Bắc Kinh cho biết Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không cử phái đoàn tới tham dự đại hội lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên dự kiến diễn ra từ ngày 6/5. 

    Điều này là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đang có chiều hướng xấu đi do những vụ thử tên lửa của gần đây của Triều Tiên.

    "Cho đến thời điểm này, không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Triều Tiên đã gửi lời mời Trung Quốc tham dự đại hội Đảng Lao động của nước này sẽ diễn ra trong vài ngày tới", nguồn tin ngoại giao khẳng định.

    Tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã né tránh câu hỏi liệu Bắc Kinh có gửi đoàn đại biểu tham dự đại hội Đảng Lao động Triều Tiên hay không. Thay vào đó, bà tuyên bố đại hội đảng sắp tới là một sự kiện quan trọng đối với người dân Triều Tiên và Trung Quốc chúc đại hội diễn ra thành công.

    Năm 1980, Bắc Kinh đã cử một phó thủ tướng tham dự đại hội đảng toàn quốc lần thứ 6 của Đảng Lao động Triều Tiên.


    Đụng độ tiếp diễn tại Pháp

    Trong ngày Quốc tế Lao động, nhiều cuộc biểu tình đã diễn tại một loạt thành phố trên toàn nước Pháp cùng với đó là các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình quá khích và cảnh sát.

    Hưởng ứng lời kêu gọi của nhiều tổ chức công đoàn như Tổng Liên đoàn lao động Pháp (CGT), "Sức mạnh công nhân" (FO), hay các hiệp hội của học sinh, sinh viên như UNEF, UNL, FIDL, nhiều cuộc biểu tình đã diễn tại một loạt thành phố trên toàn nước Pháp cùng với đó là các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình quá khích và cảnh sát.

    nguoi dan phap tuan hanh trong ngay quoc te lao dong 1/5. anh: afp/ttxvn

    Người dân Pháp tuần hành trong ngày Quốc tế Lao động 1/5. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo số liệu của cảnh sát, các cuộc biểu tình tập hợp tổng cộng khoảng 84.000 người, diễn ra tại nhiều địa điểm như Paris, Rennes, Bordeaux, Lille và Lyon... nhằm yêu cầu Chính phủ Pháp rút lại dự luật lao động sửa đổi mang tên Bộ trưởng Lao động Myriam El Khomri. Người biểu tình cho rằng những quy định trong dự luật là "không thể đàm phán được", chỉ có lợi cho giới chủ và đẩy người lao động vào tình trạng bấp bênh. Bạo động bùng phát khi một số kẻ bịt mặt, đội mũ bảo hiểm xuất hiện, ném gạch đá và vật dụng về phía cảnh sát buộc cảnh sát phải đáp trả bằng lựu đạn hơi cay.  

    Theo cảnh sát trưởng Paris, 10 kẻ phá rối đã bị bắt giữ sau khi các cuộc biểu tình kết thúc.

    Kể từ khi Chính phủ Pháp công bố dự luật lao động sửa đổi hồi đầu tháng 3 vừa qua, hàng trăm cuộc biểu tình đã diễn ra ở thủ đô Paris và nhiều thành phố trên toàn nước Pháp. Các cuộc biểu tình thường xuyên biến thành các vụ bạo loạn khi một số đối tượng quá khích ném các vật dụng về phía cảnh sát, đập phá các cửa hiệu, siêu thị, thậm chí đốt cháy xe ô tô của cảnh sát. 

    Ngoài ra, từ đêm ngày 31/3 đến nay, quảng trường Cộng hòa tại thủ đô Paris đã trở thành tụ điểm của phong trào công dân "Nuit Debout" (Biểu tình đêm), tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân thuộc các đảng phái chính trị khác nhau nhằm chống lại dự luật lao động đồng thời đưa ra các yêu sách xã hội khác cho người dân. Cho đến nay, phong trào này đã lan ra hơn 50 thành phố trên toàn nước Pháp, gây sức ép lên chính quyền, lực lượng chức năng và làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân tại các thành phố này. Tuy nhiên, những người tổ chức không có ý định ngừng hoạt động này.

    Mặc dù chịu sức ép lớn, Chính phủ Pháp vẫn không từ bỏ việc sửa đổi Luật lao động. Phát biểu trên đài phát thanh Europe 1 ngày 1/5, Bộ trưởng Lao động Myriam El Khomri khẳng định dự luật lao động sửa đổi là một biện pháp tái cơ cấu nhằm cải thiện thị trường việc làm. Theo bà, không có chuyện chính phủ ưu ái doanh nghiệp và để doanh nghiệp dễ dàng sa thải người lao động; nội dung chủ đạo của dự luật là tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng người lao động và ký các hợp đồng dài hạn. 

    Do có sự khác biệt lớn trong cách hiểu về dự luật giữa chính phủ và các tổ chức công đoàn cùng người lao động, các tổ chức công đoàn đã lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình khổng lồ vào ngày 3/5 tới, ngày dự luật được thảo luận tại Quốc hội.


    Sau bin Laden, CIA nhắm tới tiêu diệt thủ lĩnh IS

    Giám đốc CIA John Brennan hôm qua khẳng định việc diệt trừ thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng sẽ mang đến những "tác động lớn lao".
    giam doc cia john brennan. anh: afp

    Giám đốc CIA John Brennan. Ảnh: AFP

    Theo ông Brennan, dù trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị tiêu diệt nhưng al-Qaeda vẫn là một mối đe dọa nguy hiểm. Mặt khác, đối với ông, Nhà nước Hồi giáo (IS) không chỉ là một tổ chức, chúng còn là một hiện tượng.

    "Chúng ta đã phá hủy một phần rất lớn của al-Qaeda nhưng chúng chưa bị xóa sổ hoàn toàn. Vậy nên, ta vẫn cần tập trung vào những gì chúng có thể làm", AFP dẫn lời giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nói trong một chương trình đối thoại trên truyền hình. "Giờ đây, với hiện tượng mới nổi là IS, chúng sẽ tiếp tục đặt ra thách thức cho ta trong nhiều năm nữa".

    Khi được hỏi liệu việc loại bỏ thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi có quan trọng bằng việc tiêu diệt trùm khủng bố bin Laden hay không, ông Brennan, vốn rất ít khi đề cập đến vấn đề này trong các cuộc phỏng vấn, lại trả lời khá thẳng thắn.

    "Hắn rất quan trọng và tôi chắc chắn chúng ta sẽ diệt trừ được ISIL. Chúng ta nhất định phải loại bỏ kẻ lãnh đạo trực tiếp ra lệnh cho tổ chức này thực hiện các cuộc tấn công khủng khiếp", Brennan nhấn mạnh, sử dụng cách viết tắt khác của IS. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng việc loại trừ Baghdadi sẽ tạo ra tác động lớn đối với IS.

    "Nhưng IS còn hơn cả một tổ chức, chúng là một hiện tượng. Ta không chỉ thấy chúng hiện diện ở Syria hay Iraq mà còn ở cả Libya, Nigeria cùng nhiều quốc gia khác. Vì thế, ta cần tập trung hết sức vào nhiệm vụ xóa bỏ tất cả các yếu tố" cấu thành nên IS, ông cho hay.

    Tài khoản Twitter của CIA hôm qua còn cập nhật liên tục các diễn biến của chiến dịch tối mật tiêu diệt bin Laden tại Pakistan ngày 2/5/2011 theo từng giờ.

    Động thái trên nhằm đánh dấu 5 năm diễn ra chiến dịch lịch sử có ý nghĩa then chốt trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama và nhắc nhở công chúng về vai trò của các cơ quan đầu não chính phủ. Tuy nhiên, ghi nhận ban đầu cho thấy các cập nhật của CIA gặp phải sự hoài nghi, tức giận và chế nhạo của dư luận. Họ mô tả đây là một hành động "lố bịch".


    Đài Loan lên kế hoạch đưa tên lửa ra đảo Ba Bình

    Đài Loan lên kế hoạch tăng cường quân sự cho đảo Ba Bình mà Đài Loan chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa, trong đó gồm việc triển khai tên lửa phòng không tầm ngắn.

    Tờ Taipei Times hôm 1-5 dẫn một nguồn tin cấp cao từ chính quyền Đài Loan cho hay nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu lên kế hoạch sẽ đưa thêm các binh sĩ đến đảo Ba Bình và có thể sẽ triển khai tên lửa phòng không tầm ngắn đến đảo này lần đầu tiên.

    Nếu được thực hiện, đây sẽ là lần đầu tiên tên lửa được điều đến hòn đảo mà Đài Bắc chiếm đóng phi pháp trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Nguồn tin giấu tên cho biết phó chỉ huy lực lượng quân sự trên đảo Ba Bình sẽ được thăng cấp từ trung tá lên đại tá sau khi lực lượng đồn trú được triển khai thêm trên đảo này, bao gồm “việc tăng hỏa lực thích hợp”.

    Tuy nhiên, nguồn tin từ chối cho biết liệu các binh sĩ được triển khai tới đảo Ba Bình sẽ bao gồm các quân nhân chuyên về hoạt động chống máy bay hay không.

    Khi được hỏi về các thông tin trên hôm 29-4, Lực lượng tuần duyên Đài Loan cũng đã xác nhận kế hoạch điều thêm quân, bao gồm các binh sĩ được huấn luyện về pháo binh. Cơ quan này cũng xác nhận việc thăng cấp cho phó chỉ huy lực lượng quân sự ở đảo Ba Bình.

    mot binh si dai loan canh mot may bay van tai quan su tren dao ba binh vao ngay 23-3-2016. anh: taipei times

    Một binh sĩ Đài Loan cạnh một máy bay vận tải quân sự trên đảo Ba Bình vào ngày 23-3-2016. Ảnh: TAIPEI TIMES

    Lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết kế hoạch triển khai thêm quân được thúc đẩy bởi tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của đảo Ba Bình do tình hình căng thẳng “nguy hiểm” ở vùng biển khu vực hiện nay.

    Một quan chức cấp cao có liên quan đến chính sách biển Đông của Đài Loan cho biết trong khi súng cối và súng phòng không chiếm đa số trong số các thiết bị quân sự ở đảo Ba Bình, Đài Loan vẫn còn thiếu tên lửa phòng không tầm ngắn để chống lại một cuộc tấn công trên không.

    Tuy nhiên, kế hoạch của ông Mã Anh Cửu đã vấp phải sự phản đối của một số thành viên thuộc Ủy ban Đối ngoại và quân sự của nghị viện Đài Loan. Các nghị sĩ chỉ trích ông Mã Anh Cửu đã đưa ra các quyết định “nhạy cảm” thay vì rời các quyết định cho lãnh đạo tân cử Thái Anh Văn thuộc đảng Dân tiến (DPP) sắp nhậm chức vào ngày 20-5 tới.

    Nghị sĩ La Trí Chính thuộc đảng Dân tiến cho biết vì ông Mã chỉ còn tại vị khoảng ba tuần nên mọi quyết đinh quân sự hay ngoại giao không mang tính cấp bách cần để lại cho chính quyền kế tiếp nhằm tránh hạn chế quyền ra quyết định của chính quyền mới.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn