TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh trưa 22-04-2016

    Ứng cử viên Tổng thống Philippines dọa cắt quan hệ ngoại giao với Mỹ và Úc

    Ứng cử viên cho cuộc bầu cử Tổng thống Philippines sắp tới, ông Rodrigo Duterte, ngày 20/4 cảnh báo ông sẵn sàng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ và Úc sau khi đại sứ hai nước này chỉ trích ông vì lời chế nhạo về một vụ hãm hiếp.

    ong rodrigo duterte. (anh: afp)

    Ông Rodrigo Duterte. (Ảnh: AFP)

    Phát biểu trước các phóng viên trong một chiến dịch vận động tranh cử, ông Rodrigo Duterte tuyên bố: "Nếu trở thành tổng thống Philippines, tôi sẽ tiếp tục giữ quan điểm cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ và Úc".

    Trước đó, trong một đoạn video được đăng tải lên mạng Internet, ông Duterte đã có những lời đùa cợt về vụ cưỡng hiếp và sát hại một nhà truyền giáo người Úc có tên Jacqueline Hamill vào năm 1989 tại thành phố Davao, nơi ông này đang làm thị trưởng.

    Ông Duterte đã nói rằng: "Tôi phát điên khi cô ấy bị cưỡng hiếp vì cô ấy quá đẹp. Tôi nghĩ đáng lẽ thị trưởng phải là người đầu tiên".

    Bình luận đùa cợt nêu trên của ứng viên Tổng thống Philippines đã tạo ra một làn sóng chỉ trích từ trong và ngoài nước. Sau đó, ông này đã có nhiều cách "bào chữa" cho lời đùa cợt của mình, trong khi nhóm hỗ trợ truyền thông cho ông Duterte đã đưa ra một thông báo có lời xin lỗi của ông. Tuy nhiên, trong một bài phát biểu vận động tranh cử mới đây, ông Duterte đã nhiều lần nhấn mạnh sẽ không xin lỗi.

    Trong khi đó, Đại sứ Úc tại Philippines, bà Amanda Gorely đã chỉ trích bình luận của ông Duterte. Qua mạng Twitter, Đại sứ Amanda Gorely viết: "Cưỡng hiếp hay mưu sát không phải là chuyện có thể đem ra đùa cợt hoặc coi thường. Không thể chấp nhận các hành vị bạo lực nhằm vào nữ giới".

    Quan điểm của Đại sứ Amanda Gorely cũng nhận được sự ủng hộ của Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Philip Goldberg. Trả lời phỏng vấn kênhCNN Philippines, Đại sứ Goldberg nói: "Những tuyên bố của bất cứ ai và ở bất cứ đầu nhằm hạ thấp phụ nữ hoặc coi thường những vấn đề nghiêm trọng như các vụ cưỡng hiếp hay sát hại là điều không thể tha thứ".

    Hiện Đại sứ quán Mỹ và Úc tại Philippines chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về lời đe dọa "cắt đứt quan hệ ngoại giao" của ông Duterte.


    Hàng nghìn lính Trung Quốc áp sát biên giới với Triều Tiên

    Trung Quốc ngày 20/4 đã triển khai hàng nghìn binh sĩ dọc khu vực biên giới với CHDCND Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng chuẩn bị tiến hành cái được gọi là vụ thử hạt nhân thứ 5 và căng thẳng đang leo thang trên Bán đảo Triều Tiên.

    tram kiem soat tai vung bien gioi o thi tran siniuju, dong bac chdcnd trieu tien, giap bien gioi trung quoc. anh: afp/ ttxvn.

    Trạm kiểm soát tại vùng biên giới ở thị trấn Siniuju, đông bắc CHDCND Triều Tiên, giáp biên giới Trung Quốc. Ảnh: AFP/ TTXVN.

    Theo thông báo của Trung tâm thông tin nhân quyền và dân chủ, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hong Kong, Bắc Kinh đã triển khai 2.000 binh sĩ dọc khu vực biên giới với Triều Tiên. 

    Theo thông báo, nhiều binh sĩ trong số này được giao nhiệm vụ đo lượng phóng xạ phát ra trong trường hợp Triều Tiên thực hiện kế hoạch thử hạt nhân như đã tuyên bố.

    Đây không phải là lần đầu Tiên Trung Quốc triển khai binh sĩ dọc biên giới với Triều Tiên. Sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch, Trung Quốc đã điều 3.000 quân tới các đồn biên phòng. 

    Tương tự, hồi cuối năm 2013, Trung Quốc đã triển khai binh sĩ sau vụ Bình Nhưỡng xử tử chú rể của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un là ông Jang Sung Taek.


    Đa số người Nga ủng hộ việc mai táng thi hài Lenin

    Đa số người Nga ủng hộ việc chôn cất thi hài Vladimir Lenin hiện đang quàn ở trong lăng mộ trên Quảng trường Đỏ, Trung tâm nghiên cứu công luận Nga công bố kết quả cuộc khảo sát mới đây, được Sputniknews dẫn lại.
    thi hai cua vladimir lenin hien dang quan o trong lang mo tren quang truong do. anh sputnik/evgeniy biyatov

    Thi hài của Vladimir Lenin hiện đang quàn ở trong lăng mộ trên Quảng trường Đỏ. Ảnh Sputnik/Evgeniy Biyatov

    "Đáp lại câu hỏi về việc làm gì với thi hài Lenin, 60% người Nga được hỏi đồng ý rằng nên mai táng, trong đó có 36% ủng hộ cải táng nhanh chóng tại nghĩa trang, và 24% đề xuất nên chờ cho đến khi thế hệ những người quý trọng Lenin qua đời, khi đó sẽ đưa ra quyết định về việc chôn cất. Việc bảo tồn "nguyên trạng" chỉ được 32% số người được hỏi ủng hộ", các nhà xã hội học cho biết.
     
    Ý kiến của người Nga hầu như không thay đổi trong mười năm qua. Sự quan tâm của các nhà xã hội học đối với câu hỏi này xuất phát từ kỷ niệm sinh nhật của Lenin vào ngày 22 tháng Tư tới.
     
    Các nhà xã hội chỉ ra rằng 2/3 người Nga (65%) thừa nhận rằng trong các hành động của mình xuất phát từ lợi ích của đa số nhân dân. Không đến 1/4 số người được hỏi (23%) có ý kiến ngược lại.

    Nhật Bản có thể tuột mất hợp đồng "khủng" đóng tàu ngầm cho Úc

    Ủy ban an ninh quốc gia thuộc nội các Úc được cho là đã loại hồ sơ đấu thầu của Nhật Bản đối với hợp đồng đóng tàu ngầm trị giá 38,8 tỷ USD của nước này, kênh truyền hình ABC hôm nay (21/4) đưa tin. Đây sẽ là hợp đồng mua sắm thiết bị quốc phòng lớn nhất của Úc từ trước tới nay nhằm xây dựng một hạm đội tàu ngầm mới.

    tau ngam lop soryu cua nhat ban (anh: naval-technology)

    Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản (Ảnh: Naval-Technology)

    Theo thông tin từ kênh truyền hình ABC hôm 20/4, “mặc dù vẫn chưa rõ rằng Ủy ban an ninh quốc gia đã đưa ra kết luận cuối cùng hay chưa, nhưng nhiều khả năng gói thầu của Nhật Bản cho dự án đóng mới 12 tàu ngầm thay thế toàn bộ tàu ngầm lớp Collins cũ của Hải quân Hoàng gia Úc sẽ bị loại”.

    Trong hồ sơ dự thầu, Nhật Bản đề xuất đóng tàu ngầm tấn công lén lớp Soryu chạy bằng điện diesel tải trọng 4.000 tấn, có khả năng tương tác chặt chẽ với hệ thống pin li-ion.

    Mặc dù vậy, Bộ Quốc phòng Úc tỏ ra quan ngại rằng bất kỳ hợp đồng nào ký với Nhật Bản cũng có thể bị hủy bỏ bởi sự quan liệu của Nhật.

    Nếu trước đây Mỹ âm thầm gây áp lực để Úc lựa chọn tàu ngầm Nhật Bản vì Washington không đồng ý đặt hệ thống vũ khí tối tân nhất của nước này lên tàu ngầm do châu Âu chế tạo, thì nay những áp lực này rõ ràng đã lắng xuống. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull rằng hợp đồng đóng mới tàu ngầm là do Úc toàn quyền quyết định, việc Úc chọn hợp tác với Pháp hay Đức cũng không ảnh hưởng đến quan hệ đồng minh Mỹ-Úc.

    Thông tin Nhật Bản bị loại gói thầu được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi hãng đóng tàu Mitsubishi Heavy Industries (MHI), 1 trong 2 hãng đóng tàu ngầm lớp Soryu tại Nhật Bản, thành lập một chi nhánh của hãng ở Sydney (Úc).

    Ngoài Nhật Bản, Đức và Pháp là 2 nước được Úc mời tham gia đấu thầu lần này. Hiện chưa rõ nước nào sẽ được chính phủ Úc lựa chọn để ký hợp đồng mua sắm thiết bị quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay của nước này.


    Brazil điều tra Tổng thống và Phó Tổng thống

    Thẩm phán Tòa án Bầu cử Brazil đã yêu cầu thu thập các báo cáo quyết toán trong chiến dịch bầu cử của Tổng thống Dilma Rousseff và Phó Tổng thống Michel Temer.

    tong thong brazil dilma rousseff. anh: thx/ttxvn

    Tổng thống Brazil Dilma Rousseff. Ảnh: THX/TTXVN

    Ngày 20/4, Thẩm phán Tòa án Bầu cử Brazil Thereza de Assis đã yêu cầu thu thập các báo cáo quyết toán trong chiến dịch bầu cử năm 2014 có liên quan tới Tổng thống Dilma Rousseff và Phó Tổng thống Michel Temer.

    Trước đó Tòa án Tối cao Liên bang Brazil đã cho phép cảnh sát thu thập thông tin liên quan tới những cáo buộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Petrobras đã sử dụng tiền tham ô để tài trợ cho chiến dịch quảng bá tranh cử Tổng thống và Phó Tổng thống của bà Rousseff và ông Temer.

    Thông tin này lại càng làm cho chính trường Brazil trở nên rối ren hơn trong trường hợp những nghi ngờ được khẳng định. Theo quy định trong Hiến pháp, nếu tới đây Thượng viện bỏ phiếu đồng ý phế truất bà Rousseff, ông Temer sẽ là người đầu tiên được bổ nhiệm làm Tổng thống lâm thời tới hết nhiệm kỳ vào ngày 31/12/2018. Trong trường hợp này, nhiều khả năng Brazil sẽ phải tiến hành tổng tuyển cử sớm.

    Cùng ngày, Tòa án Tối cao Liên bang cũng hoãn việc đưa ra quyết định cho phép bổ nhiệm cựu Tổng thống Lula da Silva làm Chánh Văn phòng Nội các. Trong khi đó, Bộ trưởng Khoáng sản và Năng lượng Eduardo Braga đã làm đơn xin từ chức. Cho tới thời điểm này, Chính phủ của Tổng thống Rousseff đã có 8 bộ trưởng từ nhiệm.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn