TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Đức – Đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu

    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Đức về Việt Nam 5 tháng đầu năm 2016 tăng nhẹ 1,44% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

    Nhóm mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Đức là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 357,16 triệu USD, chiếm 45,25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị  trường này; tiếp đến là các nhóm hàng dược phẩm 64,32 triệu USD, tăng 14,13%; sản phẩm hóa chất 43,12 triệu USD, tăng 10,16%; linh kiện, phụ tùng ô tô 32,99 triệu USD, tăng 22,67%; ô tô 28.1 triệu USD, tăng 46%; chất dẻo nguyên liệu 24,76 triệu USD, tăng 30,53%.

    Đáng chú ý là nhóm hàng nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu từ thị trường Đức tuy kim ngạch không cao, chỉ đạt 0,98 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì tăng rất mạnh tới  197%. Bên cạnh đó là nhóm phương tiện vận tải nhập khẩu từ Đức cũng tăng tới 176%, đạt 7,62 triệu USD. Tuy nhiên nhập khẩu sắt thép và dây điện cáp điện từ Đức lại sụt giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 43,75% và 48,18% về kim ngạch so với cùng kỳ.

    Nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Đức, vào cuối tháng 5/2016, Tham tán Công sứ Thương mại Việt Nam tại Đức và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt đã có buổi làm việc với Chủ tịch Hiệp hội ngành nghề sản xuất đồ chơi của Đức (DVSI) có trụ sở tại Nürnberg nhằm tìm hiểu, trao đổi về khả năng hợp tác đầu tư của DVSI tại Việt Nam.

    Chủ tịch Hiệp hội DVSI đã thông báo những dự định trong thời gian tới của hiệp hội cũng như nhiều doanh nghiệp thành viên. Ông cho biết nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ chơi đã lựa chọn Việt Nam như là một ưu tiên trong kế hoạch đầu tư, đồng thời bày tỏ quan tâm đến điều kiện, môi trường đầu tư, những quy định về an toàn sản xuất mặt hàng đồ chơi của Việt Nam. Ông cũng cho biết nửa cuối năm nay, Hiệp hội sẽ phối hợp tổ chức "Ngày Việt Nam" ở München (Mu-nich), Nürnberg (Nun-bớc) hoặc một thành phố khác để quảng bá về thị trường Việt Nam và dự định một đoàn doanh nghiệp của bang Bayern (Bay-ơn) cũng sẽ sang Việt Nam đầu năm tới để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

    Hiệp hội này tập hợp và đại diện quyền lợi cho 230 nhà sản xuất, lưu thông, phân phối đồ chơi trên toàn nước Đức. Năm 2015, DVSI đạt doanh thu 3 tỷ euro, với trên 11.000 lao động và chiếm 80% thị phần hàng đồ chơi ở Đức. Đặc điểm nổi bật của các thành viên DVSI đều là những doanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ có truyền thống lâu đời với số nhân công khoảng 100 người. Trong số những doanh nghiệp hội viên có nhiều nhãn hàng nổi tiếng trong nước và thế giới như Play Mobil, Ban Dai, Nici, Noch. Steiff...

    Quan điểm sản xuất ngành đồ chơi của Đức là hướng tới chất lượng và an toàn trong sử dụng, nhằm khuyến khích và tăng cường khả năng nhận thức về ngôn ngữ, văn hóa, công nghệ của người sử dụng, đặc biệt là trẻ em. Hiện tại 70% mặt hàng đồ chơi của DVSI được sản xuất theo tiêu chuẩn Đức tại Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu tại Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp cân nhắc chuyển nhà máy sản xuất sang những nước khác trong khu vực châu Á.

    Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu từ Đức 4 tháng đầu năm 2016

    ĐVT: USD

     

    Mặt hàng

     

    4T/2016

     

    4T/2015

    +/-(%) 4T/2016 so với cùng kỳ

    Tổng kim ngạch

    789.365.512

    778.167.452

    +1,44

    Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

    357.159.967

    383.591.371

    -6,89

    Dược phẩm

    64.318.089

    56.354.597

    +14,13

    Sản phẩm hóa chất

    43.124.267

    39.146.786

    +10,16

    Linh kiện, phụ tùng ô tô

    32.993.527

    26.895.535

    +22,67

    Ô tô nguyên chiếc các loại

    28.102.814

    19.254.871

    +45,95

    Chất dẻo nguyên liệu

    24.763.468

    18.971.810

    +30,53

    Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

    22.280.153

    30.589.128

    -27,16

    Sữa và sản phẩm sữa

    17.726.664

    16.598.200

    +6,80

    Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

    16.676.369

    14.642.055

    +13,89

    Gỗ và sản phẩm gỗ

    15.064.416

    11.096.699

    +35,76

    Sản phẩm từ sắt thép

    14.858.246

    18.100.371

    -17,91

    Hóa chất

    14.099.474

    16.021.277

    -12,00

    Vải các loại

    12.753.629

    14.016.646

    -9,01

    Sản phẩm từ chất dẻo

    12.053.779

    11.716.075

    +2,88

    Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

    9.679.205

    10.095.855

    -4,13

    Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

    7.618.396

    2.760.133

    +176,02

    Kim loại thường khác

    4.939.265

    6.911.173

    -28,53

    Sản phẩm từ cao su

    4.410.631

    3.635.225

    +21,33

    Nguyên phụ liệu dược phẩm

    3.371.955

    2.128.823

    +58,40

    Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

    3.240.921

    3.211.907

    +0,90

    Giấy các loại

    3.174.417

    2.048.623

    +54,95

    Sản phẩm từ kim loại thường khác

    3.016.801

    2.474.374

    +21,92

    Phân bón các loại

    2.838.935

    1.776.280

    +59,82

    Sắt thép các loại

    2.359.558

    4.194.577

    -43,75

    Dây điện và dây cáp điện

    2.230.758

    4.305.109

    -48,18

    Sản phẩm khác từ dầu mỏ

    1.754.707

    3.013.007

    -41,76

    Thức ăn gia súc và nguyên liệu

    1.705.033

    1.545.248

    +10,34

    Chế phẩm thực phẩm khác

    1.572.178

    1.096.348

    +43,40

    Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

    1.317.746

    1.292.810

    +1,93

    Cao su

    1.301.082

    1.708.962

    -23,87

    Sản phẩm từ giấy

    1.223.987

    915.885

    +33,64

    Quặng và khoáng sản khác

    1.006.914

    1.436.234

    -29,89

    Nguyên phụ liệu thuốc lá

    983.269

    331.146

    +196,9

     

     


    Theo Vinanet

    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn