TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Kim ngạch xuất khẩu sang UAE giảm nhẹ

     Kết thúc tháng 6/2016, Việt Nam đã thu về từ thị trường Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) 469,2 triệu USD, giảm 25,9% so với tháng 6/2015, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 6/2016, Việt Nam đã xuất khẩu sang UAE trên 2,8 tỷ USD, giảm 2,76% so với cùng kỳ năm 2015.

    Việt Nam xuất khẩu sang UAE các mặt hàng như điện thoại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử, giày dép, dệt may, thủy sản, hạt tiêu…. trong đó nổi bật là hàng điện thoại và linh kiện, chiếm 79,1% tổng kim ngạch, đạt 2,2 tỷ USD, tăng 0,71%. Đứng thứ hai là máy vi tính sản phẩm điện tử, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang UAE trong nửa đầu năm nay lại suy giảm khá mạnh, giảm 41,07%, tương ứng với 144,8 triệu USD, kế đến là hạt tiêu, với 8,2 nghìn tấn, trị giá 61,3 triệu USD, giảm 12,02% về lượng và giảm 25,11% về trị giá…

    Nhìn chung, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang UAE các mặt hàng đều với tốc độ suy giảm về kim ngạch, chiếm tới 60% và ngược lại số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 40%.

    Thống kê sơ bộ tình hình xuất khẩu sang UAE 6 tháng 2016

    Mặt hàng

    6T/2016

    So sánh cùng kỳ 2015 (%)

    Lượng (Tấn)

    Trị giá (USD)

    Lượng

    Trị giá

    Tổng cộng

     

    2.808.175.037

     

    -2,76

    điện thoại các loại và linh kiện

     

    2.222.852.588

     

    0,71

    máy vi tính sản phẩm điện tử

     

    144.850.640

     

    -41,07

    hạt tiêu

    8.282

    61.351.143

    -12,02

    -25,11

    giày dép các loại

     

    58749564

     

    5,98

    hàng dệt, may

     

    55.880.682

     

    -12,95

    máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

     

    39.962.878

     

    57,95

    Hàng thủy sản

     

    27775752

     

    -13,38

    đá quý, kim loại quý và sản phẩm

     

    25.423.702

     

    16,29

    túi xách, ví, vali, mũ, ô dù

     

    21.307.061

     

    -6,21

    Hạt điều

    1.964

    12.987.108

    -15,96

    -10,84

    sắt thép các loại

    14,186

    11.818.895

     

    -29,28

    Hàng rau quả

     

    10.651.728

     

    71,46

    gỗ và sản phẩm gỗ

     

    9.113.380

     

    -0,05

    gạo

    17.165

    8.958.481

    -8,49

    -16,61

    sản phẩm từ chất dẻo

     

    7271211

     

    -8,15

    bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

     

    7.207.722

     

    19,51

    phương tiện vận tải và phụ tùng

     

    5.864.984

     

    -43,77

    sản phẩm từ sắt thép

     

    2.017.701

     

    0,56

    giấy và các sản phẩm từ giấy

     

    1.384.920

     

    36,59

    Chè

    884

    1.383.046

    -31,37

    -28,04

    Đối với mặt hàng rau quả, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này với tốc độ tăng trưởng vượt bậc, tăng 71,46%, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 10,6 triệu USD. Tuy nhiên, dẫn nguồn thông tin từ Diễn đàn Doanh nghiệp, cảnh báo tình trạng gian lận thương mại khi xuất khẩu trái cây sang UAE.

    Thương vụ Việt Nam tại UAE vừa đưa ra một số cảnh báo về những hình thức lừa đảo, gian lận thương mại đến các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh mặt hàng trái cây xuất khẩu sang UAE.

    Thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại UAE đã nhận được rất nhiều các khiếu nại và đề nghị hỗ trợ từ các doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) sản phẩm trái cây của Việt Nam sang UAE đối với một số Công ty Nhập khẩu tại Dubai.

    Theo Thương vụ Việt Nam tại UAE, các hình thức lừa đảo, gian lận thương mại cụ thể theo từng bước như sau:

    Bước một, các đối tác thực hiện giao dịch với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và thuyết phục ký hợp đồng xuất khẩu trái cây như chanh, chuối,… với phương thức thanh toán là 50% trả tiền sau khi nhận bản scan chứng từ gửi hàng và 50% thanh toán sau khi nhận được hàng đúng chất lượng (thậm chí là sau khi nhận hàng 15 ngày), viện lý do đây là thông lệ kinh doanh của mặt hàng trái cây, rau quả tại Dubai (người bán cho người mua nợ tiền).

    Bước hai, sau khi nhận bản scan chứng từ, Công ty UAE gửi TT receipt cho DN Việt Nam để lấy chứng từ gốc, sau đó liên tục lấy lý do trục trặc ngân hàng để lấp liếm việc phát hành TT giả trì hoãn việc thanh toán (thậm chí là cả khoản 50% đầu tiên). Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị chậm trả lên đến 6 tháng – 1 năm, thậm chí sang tận nơi để đòi tiền nhưng cũng không giải quyết được do Doanh nghiệp UAE cố tình lẩn tránh hoặc dùng thủ đoạn câu giờ (hứa trả thành nhiều lần nhưng không trả hoặc lại phát hàng TT giả mạo).

    Bước ba, khi nhận hàng, Công ty UAE cũng dùng thủ thuật tráo hàng chất lượng kém, khiếu nại doanh nghiệp Việt Nam mà không có bất cứ giấy tờ giám định chất lượng hàng.

    Trước tình trạng trên, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại UAE thông báo đến tất cả các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh mặt hàng trái cây xuất khẩu sang Dubai nội dung trên và đề nghị các doanh nghiệp không giao dịch với 2 Công ty đều có chủ là người Pakistan bao gồm: 1/ Green Belt Group of Companies – PB NO:22487 Central Fruits Market Dubai,UAE. Tel+9714-3334315,3336044 Fax+97143336044; 2/ Floral Fruit L.L.C – PB NO: 294533, Central Fruits Market Dubai,UAE. Tel:+97143886990 Fax +9713886981 Mob +971529047944.

    Nguồn: VITIC/Vinanet

    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn